Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 146+147+148: Ôn tập phần Tiếng Việt

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 146+147+148: Ôn tập phần Tiếng Việt

BÀI TẬP BỔ SUNG

1. Xác định khởi ngữ và các thành phần biệt lập trong đoạn văn sau ?

Về môi trường, có lẽ môi trường của chúng ta ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chính là rác thải - rác sinh hoạt và rác công nghiệp. Nguyên nhân là do ý thức của con người. Ôi, biết đến bao giờ Việt Nam mới là một đất nước “sạch” như nhiều quốc gia khác!

Khởi ngữ: Về môi trường

 

ppt 17 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2960
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 146+147+148: Ôn tập phần Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 
 Tiết 146,147,148: 
ÔN TẬP 
PHẦN TIẾNG VIỆT 
Nêu đề tài nói đến trong câu 
Ví dụ khác 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập 
Bài tập 1 : Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây là thành phần gì của câu. 
Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu cho nó. 
 ( Làng – Kim Lân ) 
b) Tim tôi đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. 
 ( Lê Minh Khuê - Những ngôi sao xa xôi) 
c) Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta , biết không bao giờ gặp lại ta nữa, hay nhìn ta như vậy . 
 ( Nguyễn Thàng Long - Lặng lẽ Sa Pa). 
d) – Thưa ông , chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá! 
 ( Kim Lân – Làng ) 
TP khởi ngữ 
TP tình thái 
TP phụ chú 
TP gọi - đáp 
TP cảm thán 
B¶ng 
Bảng tổng kết về khởi ngữ và các thành phần biệt lập 
KHỞI NGỮ 
THÀNH PHẦN BIỆT LẬP 
Tinh thái 
Cảm thán 
Gọi - đáp 
Phụ chú 
Xây cái lăng ấy 
Dường như 
Vất vả quá 
Thưa ông 
Những người con gái... nhìn ta như vậy 
 Về môi trường, có lẽ môi trường của chúng ta ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chính là rác thải - rác sinh hoạt và rác công nghiệp. Nguyên nhân là do ý thức của con người. Ôi, biết đến bao giờ Việt Nam mới là một đất nước “sạch” như nhiều quốc gia khác! 
Khởi ngữ: Về môi trường 
Tình thái: có lẽ 
Phụ chú: rác sinh hoạt và rác công nghiệp 
Cảm thán: Ôi 
BÀI TẬP BỔ SUNG 
1. Xác định khởi ngữ và các thành phần biệt lập trong đoạn văn sau ? 
2. Viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in nghiêng thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì): 
 a. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm 
 b. Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được 
Trả lời: 
Câu a. 
 Ví dụ: Làm bài , anh ấy cẩn thận lắm. 
 (có thể thêm các quan hệ từ về , hoặc đối với trước làm bài ) 
Câu b. 
 Ví dụ: Hiểu thì tôi hiểu rồi , nhưng giải thì tôi chưa giải được. 
3. Tìm thành phần phụ chú trong các đoạn trích sau: 
Chúng tôi, mọi người - kể cả anh, đều tưởng con bé đứng yên đó thôi (Nguyễn Quang Sáng) 
b) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. 
	 (Nam Cao, Lão Hạc ) 
c) Cô bé nhà bên (có ai ngờ) 
 Cũng vào du kích 
Dấu hiệu nhận biết thành phần phụ chú : 
Thường được đặt 
	- giữa hai dấu gạch ngang, 
	- giữa hai dấu phẩy, 
	- giữa hai dấu ngoặc đơn 
	- hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. 
	- nhiều khi còn được đặt sau dấu hai chấm. 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập 
2. Bài tập 2 : Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 đến 6 câu) giới thiệu truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu, trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái 
 Đoạn văn 
 (1) Bến quê , một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu. (2)Đọc kĩ truyện, chắc chắn trong mỗi chúng ta không ai không thấy một triết lí giản dị mà sâu sắc; những tổng kết đã được trải nghiệm trong cuộc đời một con người. (3)Truyện được xây dựng trên một tình huống nghịch lí và được thể hiện rất rõ qua nhân vật Nhĩ - một con người bôn ba khắp muôn nơi nhưng cuối đời lại cột chặt với giường bệnh. (4)Tuy vậy, qua cửa sổ ngôi nhà Nhĩ đã phát hiện ra những vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ của một vùng đất; và anh mới cảm nhận hết tình cảm thân thương của người vợ trong những ngày bệnh tật...(5)Tất cả được nhà văn thể hiện qua những lời văn tinh tế giàu hình ảnh và tràn đầy cảm xúc. (6) Đọc Bến quê ta không phải đọc qua một lần mà hiểu được; ta phải suy tư, nghiền ngẫm qua từng câu, từng chữ của nhà văn. 
Khởi ngữ: Bến quê , Đọc Bến quê 
Thành phần tình thái : Chắc chắn 
Bài tập 1, 2 : 
 Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây thể hiện phép liên kết nào? 
a) Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má. 
 (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) 
b) Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ ?” 
 (Nguyễn Minh Châu, Bến quê) 
c) Nhưng cái “com-pa” kia lấy làm bất bình lắm, tỏ vẻ khinh bỉ, cười kháy tôi như cười kháy một người Pháp không biết đến Nã Phá Luân, một người Mĩ không biết đến Hoa Thịnh Đốn vậy ! Rồi nói: 
	- Quên à ! Phải, bây giờ cao sang rồi thì để ý đến đâu bọn chúng tôi nữa! 
	Tôi hoảng hốt, đứng dậy nói: 
	- Đâu có phải thế ! Tôi 
 (Lỗ Tấn, Cố hương) 
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn. 
CÁC PHÉP LIÊN KẾT 
Phép lặp 
Đồng nghĩa, trái nghĩa 
Phép thế 
Phép nối 
Từ ngữ tương ứng 
a 
b 
c 
Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. tôi thấy đau, ướt ở má. 
b) Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?” 
c) Nhưng cái “com-pa” kia lấy làm bất bình lắm, tỏ vẻ khinh bỉ, cười kháy tôi như cười kháy một người Pháp không biết đến Nã Phá Luân, một người Mĩ không biết đến Hoa Thịnh Đốn vậy ! Rồi nói: 
	-Quên à ! Phải, bây giờ cao sang rồi thì để ý đến đâu bọn chúng tôi nữa! 
	Tôi hoảng hốt, đứng dậy nói: 
	-Đâu có phải ! Tôi... 
Nhưng 
Nhưng rồi 
 Và 
 Cô bé 
 Nó 
 thế 
 (1) Bến quê , một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu . (2)Đọc kĩ truyện, chắc chắn trong mỗi chúng ta không ai không thấy một triết lí giản dị mà sâu sắc; những tổng kết đã được trải nghiệm trong cuộc đời một con người. (3) Truyệ n được xây dựng trên một tình huống nghịch lí và được thể hiện rất rõ qua nhân vật Nhĩ - một con người bôn ba khắp muôn nơi nhưng cuối đời lại cột chặt với giường bệnh. (4)Tuy vậy, qua cửa sổ ngôi nhà Nhĩ đã phát hiện ra những vẻ đẹp bình dị mà quyến rũ của một vùng đất; và anh mới cảm nhận hết tình cảm thân thương của người vợ trong những ngày bệnh tật...(5) Tất cả được nhà văn thể hiện qua những lời văn tinh tế giàu hình ảnh và tràn đầy cảm xúc. (6) Đọc Bến quê ta không phải đọc qua một lần mà hiểu được; ta phải suy tư, nghiền ngẫm qua từng câu, từng chữ của nhà văn . 
+ Hai câu đầu: Giới thiệu truyện ngắn và ý nghĩa triết lí của truyện. 
+ Ba câu tiếp theo : Giới thiệu tình huống truyện cũng như ý nghĩa nội dung và nghệ thuật của truyện 
+ Câu cuối: Cách đọc để hiểu hết ý nghĩa của truyện 
+ Bến quê - truyện: đồng nghĩa 
+ Truyện, Nhĩ, nhà văn: lặp từ ngữ 
+ Tất cả, anh: thế 
+ Nhà văn - Bến quê: liên tưởng 
- Trình tự sắp xếp câu hợp lí ( logíc) 
- Liên kết hình thức: 
- Liên kết nội dung: 
2. Bài tập 3 : Nêu rõ sự liên kết về nội dung , hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu . 
III. Nghĩa tường minh và hàm ý 
 Bài tập này yêu cầu các em cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi! 
TL: Câu Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi có hàm ý: Các ông nhà giàu bị đày xuống địa ngục sau khi chết vì thói keo kiệt. 
Bài tập 1: Truyện cười: CHIẾM HẾT CHỖ 
	 Một người ăn mày hom hem, rác rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng: 
	- Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy! 	 
	 Người ăn mày nghe nói, vội trả lời: 
	- Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy! 
	 Người nhà giàu nói: 
	- Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt? 
	 Người ăn mày đáp: 
	 - Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi! 
 (Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam) 
Bài tập 2. Bài tập này nêu hai yêu cầu: 
- Xác định hàm ý của các câu in đậm dẫn ở SGK, trang 111. 
- Cho biết trong mỗi trường hợp, hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào. 
Trả lời: 
a. Câu Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp có hàm ý: Đội bóng huyện mình chơi không hay. 
	 Hàm ý trên được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại, đó là phương châm quan hệ. 
b. Câu Tớ báo cho Chi rồi có hàm ý: Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn. 
	 Hàm ý trên được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại, đó là phương châm về lượng. 
III. Nghĩa tường minh và hàm ý 
17 
 HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ 
Học, nắm được bài, hoàn thành bài tập. 
Tiếp tục ôn luyện các đơn vị kiến thức Tiếng Việt 
Chuẩn bị tiết tiếp theo: Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_146147148_on_tap_phan_tieng_vie.ppt