Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 165: Ôn tập Tiếng Việt - Võ Thị Lệ Hằng

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 165: Ôn tập Tiếng Việt - Võ Thị Lệ Hằng

I. Các phương châm hội thoại:

Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp.

Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.

Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn.

Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó.

 

ppt 46 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 165: Ôn tập Tiếng Việt - Võ Thị Lệ Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ SÔNG CẦU 
 TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ 
Giáo viên: VÕ THỊ LỆ HẰNG 
- §oµn kÕt - Ch¨m ngoan - Häc giái 
LỚP: 9 
Tiết 165: 
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP 
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG 
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI 
Tiếng Việt học kì I 
Nối các ý cho phù hợp với các phương châm hội thoại 
PHƯƠNG 
CHÂM 
HỘI 
THOẠI 
A. Nói ngắn gọn, rành mạch, 
tránh cách nói mơ hồ. 
B. Nội dung lời nói đúng yêu cầu 
giao tiếp, không thiếu không thừa 
C. Cần tế nhị và tôn trọng 
người đối thoại. 
D. Nói đúng vào đề tài giao tiếp, 
 tránh nói lạc đề. 
E. Không nói điều mình không tin là 
đúng hay không có bằng chứng 
xác thực. 
4. CÁCH 
THỨC 
5. LỊCH 
SỰ 
3. QUAN 
HỆ 
1. VỀ 
LƯỢNG 
2. VỀ 
CHẤT 
TIẾT 165 ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
I. CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI : 
A. HỌC KÌ I: 
Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp: Việc vận dụng các phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp. 
Việc không tuân thủ phương châm hội thoại có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: 
Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp. 
Người nói phải ưu tiên cho một phương châm hội thoại hoặc một yêu cầu khác quan trọng hơn. 
Người nói muốn gây một sự chú ý để người nghe hiểu câu nói theo một hàm ý nào đó. 
I. Các phương châm hội thoại: 
 TIẾT 165: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
I. Các phương châm hội thoại: 
II. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp 
Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép. 
VD1: Nam nói: “Ngày mai tôi đi Hà Nội” 
Lưu ý: Ngoài ra lời đối thoại của các nhân vật cũng được xem là lời dẫn trực tiếp 
Ví dụ: “Ông lão ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó khẽ hỏi: 
- Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai? 
- Là con thầy mấy lị con u 
Thế nhà ta ở đâu? 
- Nhà ta ở làng chợ Dầu” (Làng – Kim Lân) 
 TIẾT 165: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
I. Các phương châm hội thoại: 
II. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp 
Dẫn gián tiếp là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật có điều chỉnh cho phù hợp. Lời dẫn gián tiếp không được đặt trong dấu ngoặc kép. 
VD: Nam nói rằng ngày mai bạn ấy đi Hà Nội 
 TIẾT 165: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
Dẫn trực tiếp 
Dẫn gián tiếp 
Giống : Đều là dẫn lời nói hay ý nghĩ của một người, một nhân vật nào đó. 
- Nhắc lại nguyên văn lời nói hay ý nghĩ của nhân vật. 
- Đặt trong đấu ngoặc kép. 
- Thuật lại lời nói ý nghĩ của nhân vật có điều chỉnh cho thích hợp. 
- Không đặt trong dấu ngoặc kép. 
So sánh hai cách dẫn 
Phân biệt sự giống và khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dân gián tiếp? 
 TIẾT 165: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
I. Các phương châm hội thoại: 
II. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp 
Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn trực tiếp thành lời dẫn gián tiếp: 
Bỏ dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. 
Thay đổi đại từ xưng hô cho phù hợp. 
Lược bỏ các từ chỉ tình thái. 
Thêm từ rằng hoặc là trước lời dẫn. 
Không nhất thiết phải chính xác từng từ nhưng phải dẫn đúng về ý. 
Cần lưu ý khi chuyển lời dẫn gián tiếp thành lời dẫn trực tiếp: 
Khôi phục lại nguyên văn lời dẫn (thay đổi đại từ xưng hô, thêm bớt các từ ngữ cần thiết , ). 
Sử dụng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. 
 TIẾT 165: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
I. Các phương châm hội thoại: 
II. Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp 
III. Tổng kết từ vựng: Kiến thức về từ vựng đã học ở THCS 
- Từ đơn và từ phức 
 - Thành ngữ 
- Nghĩa của từ; từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; 
- Từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa 
- Trường từ vựng; 
- Khái niệm từ tượng hình, từ tượng thanh 
- Đặc điểm, tác dụng của các phép tu từ so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ 
 TIẾT 165: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
Các thành phần biệt lập 
Nghĩa tường minh và hàm ý 
Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
Khởi ngữ 
Tiếng Việt học kì II 
 TIẾT 165: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
Nêu đặc điểm, công dụng của khởi ngữ? Ví dụ? 
- Đặc điểm của khởi ngữ: 
 + Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. 
 + Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với. 
- Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu. 
- Ví dụ: - Tôi thì tôi xin chịu. 
 - Hăng hái học tập , đó là đức tính tốt của học sinh. 
1. Khởi ngữ: 
B. HỌC KÌ II: 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập 
Thế nào là thành phần biệt lập? Kể tên các thành phần biệt lập?Ví dụ? 
 2. Các thành phần biệt lập: 
- Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc trong câu. 
Thế nào là thành phần tình thái?Ví dụ? 
a . Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 
VD: - Có lẽ văn nghệ rất kị “tri thức hóa” nữa. ( Nguyễn Đình Thi) 
 TIẾT 165: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
 2. Các thành phần biệt lập: 
Thế nào là thành phần cảm thán?Ví dụ? 
a . Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 
VD: - Có lẽ văn nghệ rất kị “tri thức hóa” nữa. ( Nguyễn Đình Thi) 
b . Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận ); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a , ơi, trời ơi . Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt. 
VD: + Ôi ! h à ng tre xanh xanh Việt Nam 
 Bão táp mưa sa đứng thẳng (Viễn Phương) 
 TIẾT 165: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
 2. Các thành phần biệt lập: 
Thế nào là thành phần gọi-đáp?Ví dụ? 
a . Thành phần tình thái: 
b . Thành phần cảm thán: 
c . Thành phần gọi - đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp. 
VD: + Vâng , mời bác và cô lên chơi (Nguyễn Thành Long) 
 + Này , rồi cũng phải nuôi lấy con lợn mà ăn mừng đấy ! (Kim Lân) 
 TIẾT 165: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
 2. Các thành phần biệt lập: 
a . Thành phần tình thái: 
b . Thành phần cảm thán: 
c . Thành phần gọi - đáp 
Thế nào là thành phần phụ chú?Ví dụ? 
d . Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu ngoặc chấm. 
VD: + Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy , và tôi càng buồn lắm ( Nam Cao) 
 TIẾT 165: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
 “cái giống hoa nhợt nhạt”: 
 thành phần phụ chú 
Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. 
 Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa . 
 (Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê) 
 Chao ôi: thành phần cảm thán 
 T hành phần tình thái 
 T hành phần cảm thán 
 Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. 
(Kim Lân, Làng) 
 Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài. 
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) 
 T hành phần gọi-đáp 
 T hành phần khởi ngữ 
Con ơi tuy thô sơ da thịt. 
Lên đường. 
Không bao giờ nhỏ bé được. 
Nghe con. 
 Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như 
 có ai đang bóp nghẹt tim tôi. 
 (Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược ngà) 
 TIẾT 165: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
Bài tập 1 : Hãy tìm thành phần biệt lập trong các câu sau 
1 ) Có lẽ tôi bán c on chó đấy ông giáo ạ! 
2 ) A , mẹ mua dưa. Cả khoai sọ nữa. 
3 ) Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, tính đã thùy mị, nết na, lại còn thêm tư dung tốt đẹp. 
3 ) Trang ơi, minh không đến dự liên hoan được đâu, cả cắm trại nữa. Nhưng bạn đừng nói gì với lớp nhé. 
 Tp tình thái 
 Tp cảm thán 
 Tp phụ chú 
 Tp goi-đáp 
Câu 2 : Ý nào sau đây không đúng khi nói về thành phần gọi-đáp 
A. Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập 
B. Dùng để duy trì quan hệ giao tiếp 
C. Dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. 
D. Là thành phần biệt lập 
Đáp án C 
Đáp án D 
Câu 3 : Thành phần phụ chú là gì? 
 A. Được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. 
 B. Thành phần phụ được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang và một dấu phẩy. 
 C. Thành phần phụ chú được đặt sau dấu hai chấm 
 D. Tất cả đều đúng 
Đáp án A 
Câu 4 : Câu nào sau đây không có thành phần gọi - đáp? 
A. Ngày mai tôi phải đi xa rồi 
B. Ngủ ngoan a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi! 
C. Thưa cô, em xin phép ra ngoài ạ! 
D. Ngày mai anh phải đi rồi ư? 
Đáp án A 
Câu 5 : Trong câu “ Người đồng mình thương lắm con ơi” có sử dụng? 
A. Thành phần gọi - đáp 
B. Thành phần cảm thán 
C. Thành phần tình thái. 
D. Thành phần phụ chú. 
 BÀI TẬP 
 Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần biệt lập ( chỉ rõ) 
Truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê viết về ba cô gái thanh niên xung phong làm nhiệm vụ phá bom ở một cao điểm trong thời kì cuộc chiến tranh chống đế quốc Mĩ diễn ra ác liệt nhất. Ba nữ thanh niên xung phong – Phương Định, Nho và chị Thao - thuộc tổ trinh sát mặt đường tại một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn. Nhiệm vụ của họ là quan sát khi địch ném bom, đo khối lượng đất đá cần phải san lấp, đánh dấu vị trí các quả bom chưa nổ và phá bom . Đối với họ, công việc tuy vất vả và nguy hiểm nhưng cuộc sống của họ vẫn có những niềm vui hồn nhiên của tuổi trẻ, những giây phút thanh thản, mơ mộng và đặc biệt là gắn bó, yêu thương nhau như chị em ruột thịt. Dường như, cuộc sống và chiến đầu ở chiến trường chẳn làm họ lùi bước, ngược lại họ vẫn luôn lạc quan yêu đời, cuộc sống nội tâm phong phú và tâm hồn của họ rất đáng yêu. Và ba người họ là hình ảnh đẹp, tiêu biểu về thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc Mỹ. 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
Thế nào là liên kết? 
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
 Liên kết là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu và giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết. 
Thế nào là liên kết chủ đề? 
Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề). 
* Về nội dung: 
Thế nào là liên kết lô gic? 
Các đoạn văn, câu văn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết lô-gíc). 
* Về hình thức: 
Thế nào là liên kết về hình thức? 
Các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối. 
 TIẾT 165: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
* Về nội dung: 
* Về hình thức: 
1 . Phép lặp từ ngữ : là cách lặp lại ở câu đứng sau những từ đã có ở câu trước. 
VD : Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ. (Lỗ Tấn) 
 TIẾT 165: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
* Về nội dung: 
* Về hình thức: 
2 . Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng 
- Câu sau được liên kết với câu trước nhờ các từ đồng nghĩa. 
VD: Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh . Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. (Sơn Tinh, Thủy Tinh) 
- Câu sau liên kết với câu trước nhờ các từ trái nghĩa. 
 VD : Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt 
 Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng (Tú Xương) 
- Câu sau liên kết với câu trước nhờ những từ ngữ cùng trường liên tưởng. 
 VD : Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt . (Kim Lân) 
 TIẾT 165: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
* Về nội dung: 
* Về hình thức: 
3 . Phép thế : là cách sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. 
Các yếu tố thế: 
 - Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy , nó, hắn, họ, chúng nó thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước. 
 - Dùng tổ hợp “danh từ + chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó, để thay thế cho yếu tố ở câu trước, đoạn trước. 
 Các yếu tố được thay thế có thể là từ, cụm từ, câu, đoạn. 
VD : Nghệ sĩ điện truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta . Ấy là điểm màu của nghệ thuật. (Nguyễn Đình Thi) ( Chỉ từ “ấy” thay thế cho câu “Nghệ sĩ chúng ta ) 
 TIẾT 165: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
* Về nội dung: 
* Về hình thức: 
4 . Phép nối : 
Các phương tiện nối: 
- Sử dụng quan hệ từ để nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để 
 VD : Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Nguyễn Đình Thi) 
- Sử dụng các từ chuyển tiếp: những quán ngữ như: một là, hai là, trước hết, cuối cùng, nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, ngược lại, vả lại 
 VD: Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt (Nam Cao) 
 TIẾT 165: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt 
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
* Về nội dung: 
* Về hình thức: 
- Sử dụng tổ hợp từ “quan hệ từ, đại từ, chỉ từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế, , thế thì, vậy nên 
VD: Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy , phải kéo quân ra đánh đuổi chúng (Ngô gia văn phái). 
 TIẾT 165: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
Bài tập : 
 Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây thể hiện phép liên kết nào? 
 a) Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh . Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vời vợi hai nghìn sáu trăm mét trên mặt biển, cuồn cuộn tuôn ra khi gặp người. Những điều suy nghĩ đúng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ khác trong óc người khác, có sẵn mà chưa rõ hay chưa được đúng. 
 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) 
b) Quan Nghè đi ủng đen, mang xiêm xanh, bận áo thụng lam và đội mũ cánh chuồn long lánh những bông hoa bạc. Sau khi vị tân khoa ấy đã bệ vệ bước chân lên võng và ngồi chống tay vào chiếc gối xếp đặt ở đầu võng, cố ông, cố bà lần lượt trèo vào võng mình. (Ngô Tất Tố) 
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn. 
c ) Khu vườn không rộng. Cái sân nhỏ bé. Mỗi cây có một đời sống riêng, một tiếng nói riêng. Những con chim sâu ríu rít. Cây lan, cây huệ nói chuyện bằng hương, bằng hoa. Hoa hồng đẹp và thơm. Cây mơ, cây cải hói chuyện bằng lá. Cây bầu, cây bí nói bằng quả. 
d) Bé thích làm kĩ sư giống bố và thích làm cô giáo như mẹ. Lại có lúc Bé thích làm bác sĩ để chữa bệnh cho ông ngoại, làm phóng viên cho báo Nhi đồng. Mặc dù thích làm đủ nghề như thế nhưng mà eo ơi, Bé rất lười học. Bé chỉ thích được như bố, mẹ mà khỏi phải học. 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
III. Nghĩa tường minh và hàm ý: 
+ Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. 
+ Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. 
Thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý? Cho ví dụ? 
VD: a , - Ba con, sao con không nhận ? 
 - Không phải. - Đang nằm mà nó cũng phải giãy lên. 
 - Sao con biết là không phải ?[...] 
 - Ba không giống cái hình ba chụp với má. (Nguyễn Quang Sáng) 
 b, An: - Chiều mai cậu đi đá bóng với tớ đi . 
Bình: - Chiều mai tớ đi học toán rồi. (Hàm ý: Tớ không đi đá bóng được) 
An: - Thế à, buồn nhỉ. 
 TIẾT 165: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
III. Nghĩa tường minh và hàm ý: 
+ Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. 
+ Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. 
Điều kiện để sử dụng nghĩa tường minh, hàm ý? Cho ví dụ? 
* Điều kiện sử dụng hàm ý: 
+ Người nói (người viết) có ý đưa hàm ý vào câu nói. 
+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. 
 TIẾT 165: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 
III. Nghĩa tường minh và hàm ý 
 Bài tập này yêu cầu các em cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi! 
TL: Câu Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi có hàm ý: Các ông nhà giàu bị đày xuống địa ngục sau khi chết vì thói keo kiệt. 
Bài tập 1: Truyện cười: CHIẾM HẾT CHỖ 
	 Một người ăn mày hom hem, rác rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng: 
	- Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy! 	 
	 Người ăn mày nghe nói, vội trả lời: 
	- Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy! 
	 Người nhà giàu nói: 
	- Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt? 
	 Người ăn mày đáp: 
	 - Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi! 
 (Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam) 
Bài tập 2. Bài tập này nêu hai yêu cầu: 
- Xác định hàm ý của các câu in đậm dẫn ở SGK, trang 111. 
- Cho biết trong mỗi trường hợp, hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào. 
Trả lời: 
a. Câu Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp có hàm ý: Đội bóng huyện mình chơi không hay. 
	 Hàm ý trên được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại, đó là phương châm quan hệ. 
b. Câu Tớ báo cho Chi rồi có hàm ý: Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn. 
	 Hàm ý trên được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại, đó là phương châm về lượng. 
 BÀI THƠ 
 VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
 -Phạm Tiến Duật- 
 Tiết 46 
Văn bản: 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích 
2. Nhan đề bài thơ 
3. Phân tích 
3.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính 
 Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. 
 IV. LUYỆN TẬP: 
Bài 1: Tìm các phép liên kết có trong các đoạn trích sau. 
a. Mỗi tháng, y vẫn cho nó dăm hào. Khi sai nó trả tiền giặt hay mua thức gì, còn năm ba xu, một vài hào, y thường cho nốt nó luôn. Nhưng cho rồi, y vẫn thường tiếc ngấm ngầm. Bởi vì những số tiền cho lặt vặt ấy, góp lại, trong một tháng, có thể thành đến hàng đồng. 
b. Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương , tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm... (Nguyễn Ðình Thi) 
 BÀI THƠ 
 VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
 -Phạm Tiến Duật- 
 Tiết 46 
Văn bản: 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích 
2. Nhan đề bài thơ 
3. Phân tích 
3.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính 
 Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. 
 IV. LUYỆN TẬP: 
Bài 1: Tìm các phép liên kết có trong các đoạn trích sau. 
a, Phép nối: từ “nhưng”, “bởi vì”; Phép lặp: từ “y” 
b, Phép thế: từ “Tráng sĩ”, “người trai làng Phù Đổng” thế cho cụm từ Phù Đổng Thiên Vương 
a. Mỗi tháng, y vẫn cho nó dăm hào. Khi sai nó trả tiền giặt hay mua thức gì, còn năm ba xu, một vài hào, y thường cho nốt nó luôn. Nhưng cho rồi, y vẫn thường tiếc ngấm ngầm. Bởi vì những số tiền cho lặt vặt ấy, góp lại, trong một tháng, có thể thành đến hàng đồng. 
b. Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương , tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm... (Nguyễn Ðình Thi) 
 BÀI THƠ 
 VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
 -Phạm Tiến Duật- 
 Tiết 46 
Văn bản: 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích 
2. Nhan đề bài thơ 
3. Phân tích 
3.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính 
 Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. 
 IV. LUYỆN TẬP: 
2. Tìm các thành phần khởi ngữ, thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú trong các trường hợp sau : 
a) Lan – lớp trưởng lớp 9a, học giỏi nhất lớp 
a) Thành phần phụ chú (lớp trưởng lớp 9a) 
b ) Còn tôi , thì tôi thích học môn Toán nhất 
b) khởi ngữ 
c) Hoa tulip (loài hoa xuất xứ Trung Đông) luôn được coi là biểu tượng của đất nước Hà Lan xinh đẹp 
c) Thành phần phụ chú (loài hoa xuất xứ Trung Đông) 
d) Dường như, cô ấy đã về nhà rồi. 
c) Thành phần tình thái (dường như) 
 BÀI THƠ 
 VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
 -Phạm Tiến Duật- 
 Tiết 46 
Văn bản: 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích 
2. Nhan đề bài thơ 
3. Phân tích 
3.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính 
 Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. 
 IV. LUYỆN TẬP: 
3. Viết một văn bản ngắn (khoảng 7 câu, trong đó có sử dụng 1 hay 2 phép liên kết về hình thức. 
	 Biết ơn là một phẩm chất mà con người cần có. Bởi vì ngay từ khi còn rất nhỏ, ta được cha mẹ, ông bà nuối nấng chăm sóc, khi đi học lại được thầy cô dạy dỗ kiên thức khoa học và cách làm người. B ên cạnh đó bạn bè cho ta sự giúp đỡ chân tình. Để đáp lại tất cả những điều đó, mỗi chúng ta luôn ghi nhớ và phải sống chân tình như mọi người đã đối với ta. Đó chính là lòng biết ơn sâu nặng và cách trả ơn tốt nhất của ta cho mọi người, cho cuộc đời này. 
ph é p lặp: biết ơn 
phép nối: bởi vì, đó 
 BÀI THƠ 
 VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
 -Phạm Tiến Duật- 
 Tiết 46 
Văn bản: 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích 
2. Nhan đề bài thơ 
3. Phân tích 
3.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính 
 Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. 
 IV. LUYỆN TẬP: 
Câu 4. Viết một văn bản ngắn (khoảng 7 câu) trong đó có sử dụng khởi ngữ. 
Trong bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; mỗi mùa đều có vẻ đẹp riêng khiến cho lòng người có những cảm giác khó quên. Đối với tôi thì mùa Xuân là mùa đẹp nhất bởi vì khí trời mùa xuân ấm áp, mát mẻ. Khắp mọi nơi trăm hoa đua nở, tỏa ngát hương thơm. Trên trời cao, chim hót véo von, ong bướm chao lượn bên những cánh hoa tươi thắm. Mùa Xuân, ngày Tết là dịp để mọi người đoàn tụ bên gia đình sau một năm dài lao động vất vả. 
 BÀI THƠ 
 VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
 -Phạm Tiến Duật- 
 Tiết 46 
Văn bản: 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích 
2. Nhan đề bài thơ 
3. Phân tích 
3.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính 
 Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. 
 IV. LUYỆN TẬP: 
Bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối trong xã hội. Đó chính là tình trạng bắt nạt, uy hiếp bằng lời nói hay hành động của các học sinh với nhau. Những biểu hiện của bạo lực học đường rất dễ nhận biết như: chia bè chia phái, nói xấu, cô lập những bạn mình không thích; trêu chọc, bắt nạt thậm chí là sử dụng vũ lực với người yếu hơn mình; ẩu đả, đánh nhau. Thậm chí, có những học sinh cá biệt chửi bới, xúc phạm giáo viên. Để tình trạng này được giải quyết, các phụ huynh cần quan tâm hơn đến con em mình. Về phía nhà trường , nên có những buổi sinh hoạt, tọa đàm về vấn nạn này để các em học sinh có nhận thức, hành vi đúng đắn, chuẩn mực. Hãy cùng chung tay ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường xảy ra. 
Câu 4. Viết một văn bản ngắn (khoảng 7 câu) trong đó có sử dụng khởi ngữ. 
 BÀI THƠ 
 VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
 -Phạm Tiến Duật- 
 Tiết 46 
Văn bản: 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích 
2. Nhan đề bài thơ 
3. Phân tích 
3.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính 
 Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
1- Bài vừa học : 
Nắm được nét cơ bản về tác giả và tác phẩm của tất cả các văn bản đã ôn. 
 Học thuộc lòng các bài thơ. 
 Nắm được nội dung, nghệ thuật của các bài thơ. 
2- Bài sắp học : ÔN TẬP HỌC KÌ II 
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC 
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ GIÁO 
VÀ CÁC EM HỌC SINH 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_165_on_tap_tieng_viet_vo_thi_le.ppt