Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 166+167+168: Ôn tập tập làm văn

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 166+167+168: Ôn tập tập làm văn

II. Ý nghĩa của từng loại văn bản trong Văn học

1. Văn bản tự sự

 Trình bày, tái hiện sự việc và miêu tả nhân vật liên quan với nhau thành một hệ thống có mối quan hệ qua lại hoặc quan hệ nhân quả. Văn bản tự sự gửi gắm những tư tưởng tình cảm, thái độ, sự suy nghĩ, đánh giá của mình về cuộc đời hay quy luật trong đời sống và bày tỏ thái độ của mình.

2. Văn bản miêu tả

 Tái hiện tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng nhằm giúp cho con người cảm nhận và hiểu được chúng.

3. Văn bản thuyết minh

 Trình bày những thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, lợi ích hoặc tác hại, Của sự vật, hiện tượng nhằm giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng với chúng.

4. Văn bản nghị luận

 Thể hiện suy nghĩ, tư tưởng, quan điểm của người viết trước một sự việc hiện tượng hay một ý kiến về một vấn đề tư tưởng đạo lý Bằng phương thức nêu luận điểm, vận dụng luận cứ và các phép lập luận.

5. Văn bản biểu cảm

 Biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Thường thì những văn bản biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm là chủ yếu.

6. Văn bản điều hành

 Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí như: Nêu các nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí; Trình bày các quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi công việc; Trình bày các thoả thuận về lợi ích và nghĩa vụ giữa công dân với nhau .

 

ppt 16 trang Thái Hoàn 03/07/2023 1080
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 166+167+168: Ôn tập tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1 66,167,168: 
ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN 
KK tự học: Thư, điện 
Các kiểu bài tập làm văn thcs 
Kiến thức cơ bản 
TỰ SỰ 
MIÊU TẢ 
BIỂU CẢM 
THUYÊT MINH 
NGHỊ LUẬN 
I. Các kiểu văn bản đã học trong chương trình ngữ văn THCS 
+ VB tự sự 
+ VB miêu tả 
+ VB biểu cảm 
- Điểm khác nhau của các kiểu văn bản : 
 + Khác nhau về phương thức biểu đạt 
 + Khác nhau về hình thức thể hiện 
+ VB thuyết minh 
+ VB nghị luận 
+ VB điều hành (hành chính công vụ) 
 Các kiểu văn bản: 
Tự sự: Trình bày sự việc 
Miêu tả: Đối tượng là con người, vật, hiện tượng tái hiện đặc điểm của chúng. 
Thuyết minh: Trình bày những đối tượng được thuyết minh, cần làm rõ về bản chất bên trong và nhiều phương diện có tính khách quan. 
Nghị luận: Bày tỏ quan điểm, phản biện vấn đề 
Biểu cảm: Cảm xúc 
Điều hành: Hành chính 
- Tính độc lập của các kiểu văn bản 
 + Ph­ương thức biểu đạt khác nhau. 
 + Hình thức thể hiện khác nhau. 
 + Mục đích khác nhau. 
 + Các yếu tố cấu thành văn bản khác nhau 
- Khả năng kết hợp của các kiểu văn bản 
 Các phương thức biểu đạt trên có thể kết hợp với nhau trong một VB cụ thể. VD: VBNL+ các phương thức tự sự, thuyết minh làm luận cứ. 
II. Ý nghĩa của từng loại văn bản trong Văn học 
1. Văn bản tự sự 
	 Trình bày, tái hiện sự việc và miêu tả nhân vật liên quan với nhau thành một hệ thống có mối quan hệ qua lại hoặc quan hệ nhân quả. Văn bản tự sự gửi gắm những tư tưởng tình cảm, thái độ, sự suy nghĩ, đánh giá của mình về cuộc đời hay quy luật trong đời sống và bày tỏ thái độ của mình. 
2. Văn bản miêu tả 
	 Tái hiện tính chất, thuộc tính của sự vật, hiện tượng nhằm giúp cho con người cảm nhận và hiểu được chúng. 
3. Văn bản thuyết minh 
	 Trình bày những thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả, lợi ích hoặc tác hại, Của sự vật, hiện tượng nhằm giúp người đọc có tri thức khách quan và có thái độ đúng với chúng. 
4. Văn bản nghị luận 
	 Thể hiện suy nghĩ, tư tưởng, quan điểm của người viết trước một sự việc hiện tượng hay một ý kiến về một vấn đề tư tưởng đạo lý Bằng phương thức nêu luận điểm, vận dụng luận cứ và các phép lập luận. 
5. Văn bản biểu cảm 
	 Biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi lòng đồng cảm nơi người đọc. Thường thì những văn bản biểu cảm tập trung biểu đạt một tình cảm là chủ yếu. 
6. Văn bản điều hành 
	 Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lí như: Nêu các nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lí; Trình bày các quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi công việc; Trình bày các thoả thuận về lợi ích và nghĩa vụ giữa công dân với nhau . 
III. So sánh các kiểu văn bản 
1. Văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự 
Giống nhau: Kể sự việc. 
Khác nhau: 
Văn bản tự sự xét đến hình thức, phương thức 
Thể loại tự sự rất đa dạng, bao gồm: Truyện ngắn, Tiểu thuyết, Kịch 
Tính nghệ thuật trong văn bản tự sự: Cốt truyện – nhân vật – sự việc – kết cấu. 
2. Kiểu văn bản cảm và thể loại trữ tình 
Giống nhau: Chứa đựng cảm xúc trong đó tình cảm làm chủ đạo. 
Khác nhau: 
+ Văn bản biểu cảm: Bày tỏ cảm xúc về một đối tượng (văn xuôi). 
+ Tác phẩm trữ tình: Đời sống cảm xúc phong phú của chủ thể trước vấn đề đời sống → (thơ). 
3. Vài trò thuyết minh, miêu tả, tự sự trong văn bản nghị luận 
Thuyết minh: Giải thích cho 1 cơ sở nào đó của vấn đề bàn luận. 
Tự sự: Sự việc dẫn chứng cho vấn đề. 
Miêu tả: Miêu tả thêm sinh động các vấn đề đặt ra. 
 Đó là các loại văn bản trong Văn học mà chúng ta đã được biết và từng học qua. Tuy nhiên mỗi thể loại mang một màu sắc một đặc điểm khác nhau. Trong văn học rất đa dạng về hình thức, cách lập luận, trình bày Mỗi loại văn bản đều mang một màu sắc riêng, chúng có thể nằm lồng ghép vào nhau để xây dựng nên những tác phẩm đa sắc màu, tuy nhiên chúng không thể thay thế cho nhau. 
IV. Phần Tập làm văn trong chương trình ngữ văn THCS 
Ba phân môn: 
Văn bản 
Tiếng Việt 
Tập làm văn 
có quan hệ chặt chẽ, bổ trợ cho nhau. 
- Học Tiếng Việt, học cách dùng từ, viết câu, sử dụng từ ngữ tốt được chọn lọc -> phục vụ cái đích cuối cùng là tạo lập văn bản (Tập làm văn). 
- Học văn: Đọc – hiểu VB -> học có thêm tri thức về xã hội, về tp văn học: Chân, Thiện, Mỹ => Cũng là học tập cách viết và có vốn kiến thức để viết tốt. 
- Các phương thức biểu đạt giúp định hướng việc rèn luyện kỹ năng làm văn 
Kiểu văn bản 
Văn bản thuyết minh 
Văn bản tự sự 
Văn bản nghị luận 
Mục đích 
Đặc điểm cơ bản 
Cách làm 
Các tri thức về đối tượng thuyết minh 
Các phương pháp thuyết minh 
Giới thiệu, trình bày diễn biến sự việc theo trình tự nhất định 
Xây dựng hệ thống lập luận chặt chẽ, thuyết phục 
Các yếu tố kết hợp 
Kết hợp các phương thức biểu đạt 
Kết hợp các phương thức biểu đạt 
Kết hợp các phương thức biểu đạt (mức độ vừa phải) 
Ngôn ngữ 
Chính xác, cô đọng dễ hiểu 
Ngắn gọn, giản dị gần gũi với cuộc sống thường ngày 
Chuẩn xác, rõ ràng, gợi cảm 
Tri thức khách quan, thái độ đúng đắn 
Biểu hiện con người cuộc sống, bày tỏ thái độ, tình cảm 
Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, tốt, từ bỏ cái sai, xấu 
Sự việc, hiện tượng khách quan 
Sự việc, nhân vật, người kể chuyện 
Luận điểm, luận cứ, lập luận 
V. Các kiểu văn bản trọng tâm (học ở lớp 9) 
a. Mục đích biểu đạt: Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái sai, cái xấu. 
b. Các yếu tố tạo thành: Luận điểm, luận cứ, lập luận. 
c. Yêu cầu đối với luận điểm, luận cứ, lập luận: 
 - Luận điểm, luận cứ: Phải đúng đắn, chân thật 
 - Lập luận: Chặt chẽ, hợp lí. 
d. Dàn ý chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề tư tưởng, đạo lí. 
e. Dàn ý chung của bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) hoặc về một đoạn thơ, bài thơ. 
 *Văn bản nghị luận 
1. Dàn bài chung của bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: 
A . Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề . 
B. Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định . 
C. Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên. 
2. Dàn bài chung của bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí: 
A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư, tưởng đạo lí cần bàn luận. 
B. Thân bài: 
 Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí. 
 Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng đạo lí đó trong bối cảnh cuộc sống riêng, chung. 
C. Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động. 
1. Dàn bài chung của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: 
A. Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề. 
B. Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định. 
C. Kết bài : Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên. 
2. Dàn bài chung của kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
A. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ. 
B. Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực. 
C. Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích ) 
 Văn bản nghị luận 
Nghị luận 
xã hội 
Nghị luận 
văn học 
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống 
Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 
Nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ 
Đề bài 2: Vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. 
Lập dàn ý sơ lược cho đề bài trên: 
2. Dàn bài chung của kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
A. Mở bài: Giới thiệu tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ. 
B. Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực. 
C. Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) 
Đề bài 2: Vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn qua truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê. 
 Nêu ý kiến đánh giá chung nhất của mình về vẻ đẹp của các nữ thanh niên xung phong 
Thân bài: Phân tích bày tỏ quan điểm cá nhân về những nét đẹp của các nữ thanh niên xung phong 
- Luận điểm 2: Vẻ đẹp riêng của từng người: Phương Định, Thao, Nho 
- Luận điểm 3: Ấn tượng sâu sắc về ba cô gái 
Mở bài: - Giới thiệu tác giả, tác phẩm 
Kết bài: Khái quát những cảm nghĩ, đánh giá của cá nhân mình về các cô gái TNXP và ý nghĩa công việc của họ 
Nêu suy nghĩ về thế hệ trẻ VN, về cuộc sống và công việc, về sự hi sinh của họ 
- Luận điểm 1: Hoàn cảnh sống và công việc của 3 cô gái Vẻ đẹp chung của các nữ thanh niên xung phong 
DÀN Ý ĐỀ 2 
 HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ  - Học bài, hoàn thành bài tập - Ôn luyện các đề về các thể loại Tập làm văn 
- Chuẩn bị tiết bài Tổng kết Văn học 
KK tự học: Thư, điện 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_166167168_on_tap_tap_lam_van.ppt