Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 30+31: Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 30+31: Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)

KIẾN THỨC CƠ BẢN

GIỚI THIỆU CHUNG

- VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH

- NỘI DUNG ĐOẠN TRÍCH

2. ĐỌC, HIỂU

- ĐỌC, TÓM TẮT NỘI DUNG, GIẢI NGHĨA TỪ KHÓ

- BỐ CUCJ ĐOẠN TRÍCH

- PHÂN TÍCH NỘI DUNG NGHRRJ THUẬT ĐOẠN TRÍCH

- TỔNG KẾT NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT

3. LUYỆN TẬP

Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, tủi nhục nàng định tự vẫn. Tú bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn

 

ppt 25 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 30+31: Văn bản: Kiều ở lầu Ngưng Bích (Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 30, 31 – Văn bản KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH 
(Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du) 
KIẾN THỨC CƠ BẢN 
GIỚI THIỆU CHUNG 
- VỊ TRÍ ĐOẠN TRÍCH 
- NỘI DUNG ĐOẠN TRÍCH 
2. ĐỌC, HIỂU 
- ĐỌC, TÓM TẮT NỘI DUNG, GIẢI NGHĨA TỪ KHÓ 
- BỐ CUCJ ĐOẠN TRÍCH 
- PHÂN TÍCH NỘI DUNG NGHRRJ THUẬT ĐOẠN TRÍCH 
- TỔNG KẾT NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT 
3. LUYỆN TẬP 
Biên soạn và thực hiện: Ninh Thị Loan – THCS Cẩm Phúc 
Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị Tú bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, tủi nhục nàng định tự vẫn. Tú bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn 
1.Vị trí: 
Nằm ở phần 2 -Gia biến và lưu lạc, gồm 22 câu (từ câu 1033-1054) 
1. Đọc và tìm hiểu chú thích 
I, Giới thiệu chung 
Xác định vị trí đoạn trích? Nội dung doạn trích 
Tiết 30, 31 – Văn bản KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH 
(Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du) 
2. Nội dung đoạn trích: C ảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo vị tha của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích 
II. Đọc, hiểu 
Hãy đọc các chú thích và nêu nghĩa của các điển tích, điển cố, thành ngữ,.. 
Giải thích một số từ ngữ sau: 
Khóa kín tuổi xuân, ý nói cấm cung; ở đây chỉ việc Kiều bị giam lỏng. 
1. Khóa xuân: 
2. Bẽ bàng: 
Xấu hổ, tủi thẹn 
3. Chén đồng: 
Chén rượu thề nguyền, cùng lòng, cùng dạ với nhau 
4. Tấm son: 
Tấm lòng son, chỉ tấm lòng chung thủy gắn bó 
5. Quạt nồng ấp lạnh: 
 Mùa hè, trời nóng nực thì quạt cho cha mẹ ngủ; mùa đông trời lạnh giá thì vào nằm trước để khi cha mẹ ngủ chỗ nằm đã ấm sẵn 
KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH 
 Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, 
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung. 
 Bốn bề bát ngát xa trông, 
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. 
 Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, 
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. 
 Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, 
Tin sương luống những rày trông mai chờ. 
 Bên trời góc bể bơ vơ, 
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. 
 Xót người tựa cửa hôm mai, 
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? 
 Sân Lai cách mấy nắng mưa, 
Có khi gốc tử đã vừa người ôm. 
 Buồn trông cửa bể chiều hôm, 
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? 
 Buồn trông ngọn nước mới sa, 
Hoa trôi man mác biết là về đâu ? 
 Buồn trông nội cỏ rầu rầu, 
Chân mây mạt đất một màu xanh xanh. 
 Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, 
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. 
1.Vị trí: 
Nằm ở phần 2 -Gia biến và lưu lạc, gồm 22 câu (từ câu 1033-1054) 
1. Đọc và tìm hiểu chú thích 
I, Giới thiệu chung 
Tiết 30, 31 – Văn bản KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH 
(Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du) 
2. Nội dung đoạn trích: C ảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo vị tha của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích 
II. Đọc, hiểu 
Hãy chia bố cục cho đoạn trích và nêu nội dung từng phần? 
2. Bố cục đoạn trích 
BỐ CỤC 3 PHẦN 
Đoạn 1 
(6 câu đầu) 
Khung cảnh lầu Ngưng Bích và tâm trạng của Kiều 
Đoạn 2 
(8 câu tiếp) 
 Nỗi nhớ người thân 
Đoạn 3 
(8 câu cuối) 
Tâm trạng buồn lo của Kiều 
1.Vị trí: 
Nằm ở phần 2 -Gia biến và lưu lạc, gồm 22 câu (từ câu 1033-1054) 
1. Đọc và tìm hiểu chú thích 
I, Giới thiệu chung 
Tiết 30, 31 – Văn bản KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH 
(Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du) 
2. Nội dung đoạn trích: C ảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo vị tha của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích 
II. Đọc, hiểu 
2. Bố cục đoạn trích 
3. Phân tích 
a. Khung cảnh lầu Ngưng Bích và tâm trạng của Kiều 
 Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân, 
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung 
Bốn bề bát ngát xa trông, 
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia. 
 Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, 
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng. 
1.Vị trí: 
Nằm ở phần 2 -Gia biến và lưu lạc, gồm 22 câu (từ câu 1033-1054) 
1. Đọc và tìm hiểu chú thích 
I, Giới thiệu chung 
Tiết 30, 31 – Văn bản KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH 
(Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du) 
2. Nội dung đoạn trích: C ảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo vị tha của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích 
II. Đọc, hiểu 
Em hãy tìm hiểu cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu: 
- Đặc điểm không gian trước lầu Ngưng Bích như thế nào? 
- Thời gian qua cảm nhận của Thúy Kiều ? 
- Qua khung cảnh thiên nhiên có thể thấy Thúy Kiều đang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào? Tác gải sử dụng nghệ thuật kể truyện như thế nào? 
2. Bố cục đoạn trích 
3. Phân tích 
a. Khung cảnh lầu Ngưng Bích và tâm trạng của Kiều 
1.Vị trí: 
1. Đọc và tìm hiểu chú thích 
I, Giới thiệu chung 
Tiết 30, 31 – Văn bản KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH 
(Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du) 
2. Nội dung đoạn trích 
II. Đọc, hiểu 
2. Bố cục đoạn trích 
3. Phân tích 
Khung cảnh lầu Ngưng Bích 
 và tâm trạng của Kiều 
 * Đặc điểm không gian lầu Ngưng Bích: 
+ Rộng lớn, mênh mông, bát ngát: “non xa”, “trăng gần” “bát ngát". Không gian mở ra chiều cao, chiều xa. Hình ảnh lầu Ngưng Bích chơi vơi, chênh vênh, đơn độc giữa không gian. 
+ Trống trải, hoang vắng, không có dấu hiệu của sự sống: “ cát vàng”, “bụi hồng”, “cồn nọ”, “dặm kia ” => Dùng liệt kê để phủ định sự sống và gợi sự ngổn ngang của cảnh vật. 
* Thời gian qua cảm nhận của Thúy Kiều: 
+ Hình ảnh trăng , mây sớm đèn khuya biểu đạt sự quay vòng của thời gian. Cùng với những hình ảnh gợi tả không gian, sự tuần hoàn đều đặn của thời gian càng nhấn đậm thêm tình cảnh cô đơn, buồn bã của Kiều. 
+ "Khóa xuân ": giam hãm tuổi thanh xuân 
1. Đọc và tìm hiểu chú thích 
I, Giới thiệu chung 
Tiết 30, 31 – Văn bản KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH 
(Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du) 
2. Nội dung đoạn trích 
II. Đọc, hiểu 
2. Bố cục đoạn trích 
3. Phân tích 
a. Khung cảnh lầu Ngưng Bích 
 và tâm trạng của Kiều 
1. Vị trí 
* Hoàn cảnh và tâm trạng của Kiều: 
B ị giam hãm , tâm trạng cô đơn, buồn tủi, hổ thẹn 
=> Tả cảnh ngụ tình , đối lập cảnh mênh mông, bát ngát nhưng vắng vẻ, đồng điệu với tâm trạng buồn tủi cô đơn bẽ bàng của Kiều 
b. N ỗi nhớ thương của Kiều. 
- Cảnh: rộng lớn mênh mông 
 - Người: nhỏ bé, cô đơn. 
Mây 
sớm 
Đèn 
khuya 
Đèn 
khuya 
Mây 
sớm 
-Thời gian được gợi tả qua hình ảnh nào? 
Hình ảnh “mây sớm đèn khuya” gợi tính chất gì của thời gian? 
TRAO ĐỔI VỀ NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ CẢNH TRONG ĐOẠN TRÍCH 
THỜI GIAN LẶP ĐI LẶP LẠI ĐƠN ĐIÊU, BUỒN TẺ, KHÉP KÍN. GỢI TÂM TRẠNG BUỒN CHÁN, BẼ BÀNG 
NGHÊ THUẬT TẢ CẢNH NGỤ TÌNH 
-Miêu tả cảnh để bộc lộ tâm trạng con người. Đó là bút pháp ghệ thuật gì ? 
CẢNH NÀO CẢNH CHẲNG ĐEO SẦU/ NGƯỜI BUỒN CẢNH CÓ VUI ĐÂU BAO GIỜ 
1. Đọc và tìm hiểu chú thích 
I, Giới thiệu chung 
Tiết 30, 31 – Văn bản KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH 
(Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du) 
2. Nội dung đoạn trích 
II. Đọc, hiểu 
2. Bố cục đoạn trích 
3. Phân tích 
Khung cảnh lầu Ngưng Bích 
 và tâm trạng của Kiều 
1. Vị trí 
b. N ỗi nhớ thương của Kiều. 
. Trong cảnh ngộ của mình nàng đã nhớ đến ai? Nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lí không? Vì sao? 
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, 
Tin sương luống những rày trông mai chờ 
Bên trời góc bể bơ vơ, 
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. 
Xót người tựa cửa hôm mai, 
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? 
Sân Lai cách mấy nắng mưa, 
Có khi gốc tử đã vừa người ôm . 
- Kiều nhớ cha mẹ và Kim Trọng 
- Nhớ tới Kim Trọng trước, cha mẹ sau. 
- Trình tự hợp lí. Vì: Kiều nhớ tới Kim Trọng trước là hoàn toàn phù hợp với diễn biến tâm lí của nhân vật trong cảnh ngộ cụ thể, đảm bảo tính chân thực , PHÙ HỢP hiện trạng tâm lí Kiều là nỗi đau đớn về “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”, là nỗi buồn nhớ người yêu, nuối tiếc mối tình đầu đẹp đẽ. 
 Phần 2 -Gia biến và lưu lạc, gồm 22 câu (từ câu 1033-1054) 
1. Đọc và tìm hiểu chú thích 
I, Giới thiệu chung 
Tiết 30, 31 – Văn bản KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH 
(Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du) 
2. Nội dung đoạn trích 
II. Đọc, hiểu 
2. Bố cục đoạn trích 
3. Phân tích 
Khung cảnh lầu Ngưng Bích 
 và tâm trạng của Kiều 
1. Vị trí 
b. N ỗi nhớ thương của Kiều. 
Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khau nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Em hãy phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh để làm sáng tỏ điều đó. 
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng, 
Tin sương luống những rày trông mai chờ 
Bên trời góc bể bơ vơ, 
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. 
Xót người tựa cửa hôm mai, 
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? 
Sân Lai cách mấy nắng mưa, 
Có khi gốc tử đã vừa người ôm . 
* Kiều nhớ tới Kim Trọng : 
- Tưởng người dưới nguyệt chén đồng – Tin sương luống những rày trông mai chờ ); -> NỗI nhớ trong tâm tưởng, tưởng tượng ra cảnh chàng Kim cũng đang nhớ về mình, mong ngóng mà vẫn bặt tin 
- Bên trời góc bể bơ vơ – Tấm son gột rửa bao giờ cho phai. => tâm trạng Kiều đau đớn, xót xa, tủi phận: 
 * Kiều nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ 
- Xót người tựa cửa hôm mai - Thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tin con 
- Sân Lai cách mấy nắng mưa – Có khi gốc tử đã vừa người ôm -> n gậm ngùi vì tuổi già trước sự khắc nghiệt của thời gian 
- Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ -> day dứt vì mình không được ở bên để báo đáp công ơn sinh thành ( 
Kiều đã hi sinh thân mình vì đạo hiếu, khi lâm vào tình cảnh đáng thương, nàng lại một lòng nhớ đến Kim Trọng, nhớ thương cha mẹ, quên cả cảnh ngộ của mình. Trong đoạn trích này, ĐỨC TÍNH VỊ THA CAO ĐẸP CỦA KIỀU ĐƯỢC BỘC LỘ RÕ 
Em có nhận xét gì về tấm lòng Kiều qua nỗi nhớ thương của KiềU dành cho Kim Trọng và cha mẹ ? 
PHÂN TÍCH LÀM RÕ NHỮNG NỖI NHỚ CỦA THUÝ KIỂU 
 Buồn trông cửa bể chiều hôm, 
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa 
 Buồn trông ngọn nước mới sa, 
 Hoa trôi man mác biết là về đâu ? 
 Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, 
 Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. 
 Buồn trông nội cỏ rầu rầu, 
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. 
8 DÒNG CUỐI 
 Phần 2 -Gia biến và lưu lạc, gồm 22 câu (từ câu 1033-1054) 
1. Đọc và tìm hiểu chú thích 
I, Giới thiệu chung 
Tiết 30, 31 – Văn bản KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH 
(Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du) 
2. Nội dung đoạn trích 
II. Đọc, hiểu 
2. Bố cục đoạn trích 
3. Phân tích 
a.Khung cảnh lầu Ngưng Bích 
 và tâm trạng của Kiều 
1. Vị trí 
b. N ỗi nhớ thương của Kiều. 
Tám dòng cuối tác giả miêu tả tâm trạng của Kiều. Đó là những tâm trạng nào? Cách miêu tả của tác giả? 
c..Tâm trạng của Thuý Kiều 
+ Buồn trông: lặp 4 lần 
- Cánh buồm ẩn hiện → hành trình lưu lạc không biết bến bờ. 
- Cánh hoa trôi → thân phận nhỏ bé, yếu đuối, lênh đênh trôi dạt. 
- Ngọn cỏ rầu rầu → cuộc sống héo hon, bi thảm, vô vọng kéo dài. 
- Hình ảnh “gió cuốn”, âm thanh của sóng → thiên nhiên như lo sợ báo trước, số phận Thúy Kiều sẽ gặp giông bão xô đẩy, vùi dập. 
=> Điệp ngữ t ạo âm hưởng trầm buồn cho đoạn thơ, miêu tả nỗi buồn đang dâng lên như từng lớp sóng trong lòng Thúy Kiều. 
- Cảnh vật thiên nhiên qua con mắt của Kiều gợi nỗi buồn da diết: 
Nghệ thuật miêu tả trong 8 câu cuối 
+ Tả cảnh ngụ tình: lấy cảnh bên ngoài lầu Ngưng Bích để bộc lộ tâm trạng Thúy Kiều. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần ; màu sắc từ nhạt đến đậm; âm thanh từ tĩnh đến động, thể hiện nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ của Kiều. 
+ Hệ thống câu hỏi tu từ → cảm xúc bế tắc, hoang mang, sợ hãi của Kiều, lo sợ cho tương lai không biết đi về đâu. 
+ Từ láy: “thấp thoáng”, “xa xa”, “man mác”, “rầu rầu”, “xanh xanh”, “ầm ầm” → cảm giác cảnh vật u ám, trầm buồn. 
→ Tâm trạng cô đơn, thân phận vô định, nỗi buồn tha hương, nỗi nhớ người yêu và cha mẹ cùng sự bàng hoàng lo sợ, hãi hùng, bế tắc, tuyệt vọng, báo trước số phận bị xô đẩy, vùi dập. 
 Buồn trông cửa bể chiều hôm, 
 Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ? 
 Buồn trông ngọn nước mới sa, 
 Hoa trôi man mác biết là về đâu ? 
 Buồn trông nội cỏ rầu rầu, 
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. 
 Điệp ngữ, từ láy. Độc thoại nội tâm, tả cảnh ngụ tình 
 Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, 
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. 
Buồn trông 
thấp thoáng 
xa xa 
man mác 
Buồn trông 
Buồn trông 
Buồn trông 
rầu rầu 
xanh xanh 
Ầm ầm 
Nỗi buồn chất chứa, tầng tầng lớp lớp đang dâng ngập lòng Kiều 
Phân tích nghệ thuật dung từ miêu tả của Nguyễn Du 
 Phần 2 -Gia biến và lưu lạc, gồm 22 câu (từ câu 1033-1054) 
1. Đọc và tìm hiểu chú thích 
I, Giới thiệu chung 
Tiết 30, 31 – Văn bản KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH 
(Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du) 
2. Nội dung đoạn trích 
II. Đọc, hiểu 
2. Bố cục đoạn trích 
3. Phân tích 
a.Khung cảnh lầu Ngưng Bích 
 và tâm trạng của Kiều 
1. Vị trí 
b. N ỗi nhớ thương của Kiều. 
Nêu khái quát về nội dung và nghệ thuật đoạn trích? 
c..Tâm trạng của Thuý Kiều 
4. Tổng kết 
a. Giá trị nội dung 
Đoạn trích đã miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đáng thương; nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo, vị tha của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. 
b . Giá trị nghệ thuật 
- Tả cảnh theo lối chấm phá gợi tả, tả cảnh ngụ tình. 
- Nghệ thuật miêu tả nội tâm chân thực, tinh tế. 
Cô đơn buồn tủi 
Diễn biến tâm trạng của Kiều 
Nhớ Kim Trọng 
 Xót thương cho cha mẹ 
Buồn lo cho thân phận và số kiếp 
CỦNG CỐ KIẾN THỨC 
 Nhận định nào nói đúng nhất nội dung đoạn trích ? 
Nói lên nỗi nhớ người yêu và cha mẹ của Kiều 
D 
Nói lên tâm trạng buồn bã, lo âu của Kiều 
B 
C 
A 
Thể hiện tâm trạng cô đơn, tội nghiệp của Kiều 
Cả 3 đáp án trên 
 Nhận định nào nói đầy đủ nhất những thủ pháp nghệ thuật trong tám câu thơ cuối 
Lặp cấu trúc. 
D 
Sử dụng ngôn ngữ độc thoại . 
B 
C 
A 
Tả cảnh ngụ tình. 
Cả 3 đáp án trên đều đúng. 
 Câu 1. Thế nào là nghệ thuật tả cảnh ngụ tình? 
Câu 2. Thế nào là độc thoại nội tâm 
Tiết 30, 31 – Văn bản KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH 
(Trích “Truyện Kiều”- Nguyễn Du) 
III. Luyện Tập 
- Tả cảnh ngụ tình: là mượn cảnh vật để (ngụ)gửi gắm tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là tâm trạng của con người. Cảnh là phương tiện để miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả. 
- Độc thoại nội tâm: Là lời nói thầm bên trong, nhân vật tự nói với chính mình. 
- Tả cảnh ngụ tình: là mượn cảnh vật để (ngụ)gửi gắm tâm trạng. Cảnh không đơn thuần là bức tranh thiên nhiên mà còn là tâm trạng của con người. Cảnh là phương tiện để miêu tả còn tâm trạng là mục đích miêu tả. 
- Độc thoại nội tâm: Là lời nói thầm bên trong, nhân vật tự nói với chính mình. 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
 HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ : 
 Học thuộc lòng đoạn trích. 
 Hoàn thành bài tập luyện tập vào vở. 
Phân tích diễn biến nội tâm của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích. 
-Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về bút pháp 
“tả cảnh ngụ tình” của tác giả qua 8 câu cuối của đoạn trích. 
 BÀI MỚI : Chuẩn bị bài Miêu tả trong văn tự sự 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_3031_van_ban_kieu_o_lau_ngung_b.ppt