Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 40+41: Văn bản: Đồng chí (Chính Hữu) - Nguyễn Thị Trúc Phương

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 40+41: Văn bản: Đồng chí (Chính Hữu) - Nguyễn Thị Trúc Phương

Quê hương anh nước mặn, đồng chua(2)
Làng tôi nghèo, đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ(3)
Đồng chí !
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mắc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
Đêm nay rừng hoang sương muối(4)
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

ppt 25 trang Thái Hoàn 03/07/2023 1970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 40+41: Văn bản: Đồng chí (Chính Hữu) - Nguyễn Thị Trúc Phương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG CÁC EM 
ĐẾN VỚI LỚP HỌC TRỰC TUYẾN 
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 
Giáo viên: NGUYẾN THỊ TRÚC PHƯƠNG 
 Tiết 40,41: Văn bản ĐỒNG CHÍ 	 
 Chính Hữu (1926-2007) 
I/ Tìm hiểu chung: 
 1/ Tác giả: 
Qua việc đọc chú thích * SGK trang 129, em đã biết được gì về tác giả Chính Hữu? 
-Tên thật là Trần Đình Đắc. 
-Quê: Hà Tĩnh. 
-Năm 1946, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô và hoạt động trong quân đội suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. 
-Thơ ông vừa hàm súc, ngôn ngữ và hình ảnh chọn lọc. 
Em hãy kể tên các tác phẩm chính của tác giả? 
Chính Hữu có 3 tập thơ chính: 
+ Đầu súng trăng treo (1966)+ Thơ Chính Hữu (1977) 
+ Tuyển tập Chính Hữu (1988) 
Bài thơ “Đồng chí” ra đời trong hoàn cảnh nào? Được trích từ tập thơ nào của tác giả? 
2/ Tác phẩm 
 a. Hoàn cảnh sáng tác 
Bài thơ “ Đồng chí” được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947). 
 c.Thể thơ: 
b.Xuất xứ: 
 Bài thơ in trong tập thơ “Đầu súng trăng treo” (1966) 
Quê hương anh nước mặn, đồng chua (2) Làng tôi nghèo, đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,Súng bên súng, đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ (3) Đồng chí !Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mắc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.Đêm nay rừng hoang sương muối (4) Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo. 
ĐỒNG CHÍ (1) 
 c.Thể thơ: 
Tự do 
 d. Bố cục: 
 3 phần 
Em hãy xác định bố cục của bài thơ? 
- Phần I : 7 câu thơ đầu 
 Những cơ sở hình thành tình đồng chí. 
- Phần II : 10 câu thơ tiếp theo 
 Những biểu hiện của tình đồng chí . 
- Phần III : 3 câu thơ cuối 
 Bức tranh đẹp của tình đồng chí (Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí). 
II. Phân tích : 
 1/ Những cơ sở hình thành tình đồng chí: 
Quê hương anh nước mặn, đồng chua (2) Làng tôi nghèo, đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,Súng bên súng, đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ (3) Đồng chí ! 
- Họ đến từ những vùng quê khác nhau, có sự tương đồng trong cảnh ngộ: xuất thân nghèo khó “ nước mặn đồng chua ”, “ đất cày lên sỏi đá ”. 
 Ngoài việc cùng chung cảnh ngộ, những người lính còn có những điểm chung nào khác giúp họ trở thành đồng chí của nhau? 
 Súng bên súng, đầu sát bên đầu 
Cùng chiến đấu 
Cùng ý chí 
Cùng chung lý tưởng chiến đấu 
-“ Đêm rét chung chăn ” 
 gian khổ 
thiếu thốn 
Cùng chia sẻ gian khổ, thiếu thốn 
 Keo sơn, gắn bó trở thành đồng chí của nhau 
 “ đôi tri kỉ ” 
Hiểu bạn như hiểu mình 
Quê hương anh nước mặn, đồng chua (2) Làng tôi nghèo, đất cày lên sỏi đá. Anh với tôi đôi người xa lạ Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,Súng bên súng, đầu sát bên đầu,Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ (3) Đồng chí ! 
- Cùng chung lí tưởng chiến đấu, cùng ý chí. 
- Cùng chia sẻ gian khổ, thiếu thốn 
- “tri kỉ” Keo sơn, gắn bó 
- “Đồng chí!” sự kết tinh cao độ của tình bạn, tình người, tình đồng đội. 
2/ Những biểu hiện cao đẹp 
và sức mạnh của tình đồng chí 
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mắc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. 
- Họ thấu hiểu, thông cảm sâu xa những tâm tư, nỗi lòng của nhau. 
-Hình ảnh “gian nhà không”: cái nghèo về vật chất cũng như sự thiếu vắng các anh. 
- “mặc kệ”: thái độ dứt khoát, quyết tâm, sẵng sang hi sinh vì nghĩa lớn. 
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính 
  Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ? Qua đó diễn tả được điều gì ở người lính? 
 quê hương 
 Hoán dụ 
 Tình yêu quê hương của người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp. 
- Hình ảnh “ Giếng nước gốc đa ” vừa được sử dụng như hình ảnh hoán dụ, vừa như một phép nhân hóa diễn tả nỗi nhớ hai chiều trong lòng người lính: người lính nhớ quê hương và ngược lại quê hương cũng đang nhớ người lính. 
 “ Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.” 
  Hai câu thơ đã diễn tả điều gì trong cuộc đời người lính? 
 C ùng chịu đựng gian khổ trong cuộc đời người lính. 
 Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi. 
 C ùng chịu đựng gian khổ 
 Cùng trải qua 
 thiếu thốn 
“Miệng cười buốt giá ” 
  Câu thơ trên đã diễn tả được điều gì ở người lính? 
 Thái độ lạc quan, xem thường gian lao, thử thách. 
“ Áo anh rách vai 
 Quần tôi có vài mảnh vá 
 Chân không giày” 
 -Thủ pháp liệt kê: “ áo rách vai ”, “ quần vài mảnh vá ”, : chi tiết rất thật, chắc lọc từ thực tế cuộc sống người lính. 
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không, mắc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. 
- “ miệng cười buốt giá ”: sự lạc quan, coi thường thử thách để vượt lên khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ. 
-Hình ảnh “ tay nắm lấy bàn tay ”: vừa gợi lên tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính vừa thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy. 
3/ Bức tranh đẹp về tình đồng chí 
 Hai câu thơ đã thể hiện hoàn cảnh và tinh thần chiến đấu của những người lính như thế nào? 
Đêm nay rừng hoang sương muối 
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
Đầu súng trăng treo. 
+ “Rừng hoang sương muối”: Bức tranh âm u, hoang vắng, lạnh lẽo. 
+ “Chờ giặc tới”: Tư thế, tinh thần chủ động đánh giặc của họ. 
 Họ đứng cạnh nhau, truyền cho nhau hơi ấm, tạo cho nhau sức mạnh. 
 Em hiểu câu thơ: “Đầu súng trăng treo” như thế nào? 
+ Câu thơ có 2 hình ảnh: “súng” và “trăng”. Hai hình ảnh này biểu tượng cho điều gì?+ Qua đó em có nhận xét gì về nhiệm vụ chiến đấu của những người lính? 
+ “Treo” Tạo nên mối quan hệ bất ngờ, sự liên tưởng độc đáo 
 Súng 
Gần, Thực, Chiến sĩ 
Chiến đấu, gian khổ, hi sinh 
 Trăng 
Xa, Mộng, Thi sĩ 
Hòa bình, lãng mạn 
 Tâm hồn thi sĩ của những người lính. 
 Người lính cầm súng chiến đấu là để bảo vệ hòa bình, vì chính nghĩa. 
Hình ảnh “Đầu súng trăng treo” rất giàu ý nghĩa: “Súng” là biểu tượng của cuộc chiến đấu, “trăng” biểu tượng cho nước non thanh bình; là hiện thực và mơ mộng; khắc nghiệt và lãng mạn; chiến sĩ- thi sĩ; 
 Hình ảnh đẹp nhất, cao quý nhất của tình đồng chí thiêng liêng sâu nặng. 
III/ Tổng kết: 
1/ Nghệ thuật: 
- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành. 
- Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng. 
2/ Nội dung 
 Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. 
 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Học thuộc lòng bài thơ, nắm được giá trị nội dung, nghệ thuật. 
 + Phân tích cơ sở hình thành nên tình đồng chí. 
 + Phân tích những biểu hiện của tình đồng chí. 
 + Hình ảnh đặc sắc ở cuối bài thơ. 
- Soạn: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật. 
 +Đọc văn bản và các chú thích SGK. 
 +Đọc và trả lời các câu hỏi đọc- hiểu văn bản. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_4041_van_ban_dong_chi_chinh_huu.ppt