Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 66+67: Văn bản: Làng (Kim Lân)
Tóm tắt phần bị lược bỏ: Ông Hai yêu làng, những ngày trước cách mạng tháng 8, tình yêu làng biểu hiện qua việc khoe làng của ông. Ông khoe làng ông có phòng thông tin sáng sủa, có đài phát thanh cao bằng ngọn tre, đường làng lát gạch, .Ông tự hào cả sinh phần của viên tổng đối với làng ông. Đến khi làng bị Pháp chiếm đóng, ông phải bỏ làng đi tản cư, ông Hai luôn nhớ về làng.
Tóm tắt đoạn trích: Ở nơi tản cư, ông Hai nhớ làng chợ Dầu, ra phòng thông tin nghe đọc báo để biết tin tức kháng chiến. Trên đường về, ông gặp người tản cư ở quê lên cho biết làng ông theo giặc. Ông xấu hổ, nhục nhã, cả đêm 2 vợ chồng không ngủ được. Định quay về làng nhưng nghĩ làng đã theo Tây thì phải thù, không thể về cái làng đó nữa. Bỗng có người ở làng đến cho biết làng không theo Tây. Đó chỉ là tin đồn, mặt ông vui vẻ rạng rỡ hẳn lên. Gọi con cháu đến chia quà, tất bật chạy báo cho mọi người biết nhà ông bị Tây đốt nhưng làng không phải Việt gian, cả làng vẫn hăng hái kháng chiến. Ông càng yêu quí tự hào về làng của mình.
Tiết 66+67 .Văn bản : LÀNG Kim Lân I.Tìm hiểu chung: 1.Tác giả: - Tên thật là Nguyễn Văn Tài ( 1920-2007), quê Bắc Ninh. - Ông là nhà văn có sở trường viết về truyện ngắn và có sáng tác từ trước CMT8-1945 -Là người am hiểu và gắn bó với nông thôn và người nông dân. ->Tạo nên thành công của tác giả trong truyện “Làng” và một số truyện ngắn khác. 2. Tác phẩm: Hoàn cảnh sáng tác: - Viết 1948, trong thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp. -> Đây là một tác phẩm xuất sắc. - Thể loại: Truyện ngắn - Ngôi kể: Thứ ba - PTBĐ: TS +MT+BC - Bố cục: 3 phần + Từ đầu cứ múa cả lên, vui quá : Nhân vật ông Hai trước khi nghe tin cả làng theo giặc. + Tiếp đôi phần : Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng theo giặc. + Còn lại: Tin đồn được cải chính. Ông vô cùng sung sướng, lại yêu, tự hào cái làng mình hơn xưa. - Tóm tắt đoạn trích: Tóm tắt phần bị lược bỏ : Ông Hai yêu làng, những ngày trước cách mạng tháng 8, tình yêu làng biểu hiện qua việc khoe làng của ông. Ông khoe làng ông có phòng thông tin sáng sủa, có đài phát thanh cao bằng ngọn tre, đường làng lát gạch, ...Ông tự hào cả sinh phần của viên tổng đối với làng ông. Đến khi làng bị Pháp chiếm đóng, ông phải bỏ làng đi tản cư, ông Hai luôn nhớ về làng. Tóm tắt đoạn trích: Ở nơi tản cư, ông Hai nhớ làng chợ Dầu, ra phòng thông tin nghe đọc báo để biết tin tức kháng chiến. Trên đường về, ông gặp người tản cư ở quê lên cho biết làng ông theo giặc. Ông xấu hổ, nhục nhã, cả đêm 2 vợ chồng không ngủ được. Định quay về làng nhưng nghĩ làng đã theo Tây thì phải thù, không thể về cái làng đó nữa. Bỗng có người ở làng đến cho biết làng không theo Tây. Đó chỉ là tin đồn, mặt ông vui vẻ rạng rỡ hẳn lên. Gọi con cháu đến chia quà, tất bật chạy báo cho mọi người biết nhà ông bị Tây đốt nhưng làng không phải Việt gian, cả làng vẫn hăng hái kháng chiến. Ông càng yêu quí tự hào về làng của mình. Đại ý: Truyện diễn tả chân thực, sinh động tình yêu Làng quê ở ông Hai - một người nông dân rời làng đi tản cư trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. * Tình huống truyện: Ông Hai tình cờ nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Tình huống đặc sắc.Tạo điều kiện để thể hiện tâm trạng phẩm chất nhân vật chân thực =>Tác giả đặt nhân vật ông Hai vào 1 tình huống gay cấn để làm bộc lộ sâu sắc tình yêu làng, yêu nước của ông. 1. 1 . Diễn biến tâm trạng của ông Hai a.Trước khi nghe tin xấu về Làng .- Nhớ làng da diết (nghĩ đến những ngày làm việc cùng anh em ... nhớ làng quá). - Ông nghe được nhiều tin hay-> những tin chiến thắng của quân ta. Ruột gan ông múa lên vui quá. -> Rất vui vẻ thoải mái, náo nức.=> Biểu hiện của tình yêu làng, yêu nước tha thiết mãnh liệt của ông Hai (niềm tự hào của nhân dân trước thành quả cách mạng của làng quê, luôn dõi theo cuộc kháng chiến của dân tộc). II. Đọc – hiểu văn bản 1. Nội dung: II. Đọc – hiểu văn bản 1. 1 . Diễn biến tâm trạng của ông Hai a.Trước khi nghe tin xấu về Làng . b. Khi nghe tin làng theo Tây - Tin đến với ông đột ngột, làm ông sững sờ, bàng hoàng: "Cổ nghẹn ắng, da mặt tê rân rân tưởng như đến không thở được"-> Niềm tự hào về làng sụp đổ, xấu hổ và day dứt LÚC ĐẦU: => Có lẽ nếu ông Hai không yêu làng ,tự hào về làng đến mức tôn thờ thì ông không đau đớn đến thế.Ông đau bởi vì tình yêu làng của ông quá lớn.Tin làng theo giặc khiến thần tượng trong ông sụp đổ .Tin ấy không chỉ chấn động thể xác mà còn xâm chiếm, ám ảnh day dứt cả tâm hồn ông. + Trả tiền nước, cười nhạt, nói to: « Hà nắng gớm, về nào »+ Vờ vờ đứng lảng ra chỗkhacs, rồi đi thẳng.=> Sợ hãi, lảng tránh - Ông cúi gằm mặt xuống mà đi.- Ông nằm vật ra giường: "Nước mắt lão cứ giàn ra. Chúng nó ... đấy ư?" -> Độc thoại nội tâm, câu cảm thán => Cảm xúc bị xúc phạm đau đớn, tê tái. SAU ĐÓ: - Ông kiểm điểm từng người ở làng: “Nhưng sao lại cơ sự này chưa ? ” -> Xung đột nội tâm, ngôn ngữ độc thoại => Nỗi băn khoăn -Nhà văn đã miêu tả rất cụ thể ,tinh tế ,sâu sắc những biến động dữ dội trong nội tâm nhân vật ( Những điều ấy không thể quan sát được ... -> chứng tỏ Kim Lân rất am hiểu thế giới nội tâm, đời sống tinh thần của người nông dân .) Không dám ra khỏi nhà, chỉ quanh quẩn ở góc nhà nghe ngóng Ông trằn trọc, không ngủ được, chột dạ, nơm nớp, trống ngực đập thình thịch -> Cuộc đấu tranh nội tâm ở ông Hai đã đưa ông đến một lựa chọn dứt khoát:+ Về làng hay ở lại ?+ Về làng hay bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ +"Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù". -> Nội tâm day dứt: Ngôn ngữ đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, các câu cảm thán, câu hỏi tu từ, =>Tình yêu nước rộng lớn hơn, bao trùm lên tình cảm làng quê. MẤY NGÀY SAU ĐÓ: - Tâm sự với con để giãi bày lòng mình: + Tình yêu sâu nặng với làng Chợ Dầu+ Muốn đứa con ghi nhớ: Nhà ta ở làng chợ Dầu. + Tấm lòng thuỷ chung với kháng chiến, với cách mạng -> Ngôn ngữ độc thoại => Tình yêu sâu nặng, bền vững và thiêng liêng đối với làng và Tổ quốc. TÂM SỰ VỚI CON: 1.2 . Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính - Thái độ: Vui vẻ, hồ hởi - Nét mặt: vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. - Hành động: Chia quà cho các con. Đi khoe nhà ông bị giặc đốt cháy. -> Miêu tả tâm lí nhân vật qua lời nói, cử chỉ, lời văn mộc mạc => Tình yêu làng quê gắn bó, thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến 2 . Nghệ thuật - Tạo tình huống truyện gây cấn: tin thất thiệt được chính những người đang đi tản cư từ phía làng chợ Dầu lên nói ra. - Miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói (đối thoại và độc thoại). 3 . Ý nghĩa Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_6667_van_ban_lang_kim_lan.ppt