Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 93: Tiếng Việt: Khởi ngữ - Trương Thị Mỹ Chánh

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 93: Tiếng Việt: Khởi ngữ - Trương Thị Mỹ Chánh

a/ Nghe gọi, con bé giật mình , tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.

 (Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược Ngà)

b/ Giàu, tôi cũng giàu rồi.

 (Nguyễn Công Hoan - Bước đường cùng)

c/ Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp[ ].

 (Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)

 

ppt 17 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2520
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 93: Tiếng Việt: Khởi ngữ - Trương Thị Mỹ Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ 
ĐẾN DỰ GIỜ LỚP 9A5 
Giáo viên: TRƯƠNG THỊ MỸ CHÁNH 
TIẾT 93 – TIẾNG VIỆT 
KHỞI NGỮ 
I/ ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG CỦA KHỞI NGỮ TRONG CÂU : 
a/ Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn . Nó ngơ ngác , lạ lùng . Còn anh , anh không ghìm nổi xúc động . 
	 ( Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược Ngà ) 
 Đọc các câu sau : 
b/ Giàu , tôi cũng giàu rồi . 
	 ( Nguyễn Công Hoan - Bước đường cùng ) 
c/ Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ , chúng ta có thể tin ở tiếng ta , không sợ nó thiếu giàu và đẹp [ ]. 
 ( Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ) 
Xác định chủ ngữ trong các câu có từ in đậm ? 
CN 
VN 
CN 
VN 
CN 
VN 
Tiết 93 - Tiếng Việt KHỞI NGỮ 
1/ Khái niệm : 
a/ Nghe gọi, con bé giật mình , tròn mắt nhìn . Nó ngơ ngác , lạ lùng . Còn anh , anh không ghìm nổi xúc động . 
	 ( Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược Ngà ) 
b/ Giàu , tôi cũng giàu rồi . 
	 ( Nguyễn Công Hoan - Bước đường cùng ) 
c/ Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ , chúng ta có thể tin ở tiếng ta , không sợ nó thiếu giàu và đẹp [ ]. 
 ( Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ) 
 ? Xác định vị trí của các từ ngữ in đậm ? 
 Vị trí đứng trước chủ ngữ. 
a/ Nghe gọi, con bé giật mình , tròn mắt nhìn . Nó ngơ ngác , lạ lùng . Còn anh , anh không ghìm nổi xúc động . 
	 ( Nguyễn Quang Sáng – Chiếc lược Ngà ) 
b/ Giàu , tôi cũng giàu rồi . 
	 ( Nguyễn Công Hoan - Bước đường cùng ) 
c/ Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ , chúng ta có thể tin ở tiếng ta , không sợ nó thiếu giàu và đẹp [ ]. 
 ( Phạm Văn Đồng - Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ) 
 ? C ác từ in đậm có quan hệ gì với nội dung của câu ? 
 Các từ in đậm nêu lên nội dung được nói đến trong câu. 
Các từ , cụm từ in đậm ở các câu trên ( anh, giàu, các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ ) được gọi là khởi ngữ . 
? Khởi ngữ là gì ? 
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. 
1/ Khái niệm : 
Tiết 93 - Tiếng Việt 
KHỞI NGỮ 
I/ ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG CỦA KHỞI NGỮ TRONG CÂU : 
Bảo vệ môi trường , đó là việc chúng ta phải làm . 
b ) 
? Xác định khởi ngữ trong hai câu sau: 
a) Tôi đọc quyển sách này rồi . 
b) Quyển sách này tôi đọc rồi. 
Câu a) Không có khởi ngữ . ( chỉ có bổ ngữ ) 
Câu b) Khởi ngữ là “ quyển sách này” 
 Câu hỏi thảo luận : 
Phân biệt khởi ngữ và bổ ngữ? 
 Cho ví dụ : 
Ông ấy, rượu không uống, thuốc không hút. 
 Lưu ý : Trong một số trường hợp khởi ngữ đứng sau chủ ngữ. 
Khởi ngữ là từ “ rượu” , “ thuốc”, khởi ngữ đứng sau chủ ngữ . 
? Xác định khởi ngữ trong câu trên? Nhận xét vị trí của khởi ngữ trong câu trên ? 
2/ Đặc điểm : 
Là thành phần phụ không nằm trong kết cấu chủ ngữ, vị ngữ. 
? Nhận xét chức năng ngữ pháp của khởi ngữ? 
? Trước khởi ngữ thường có những từ ngữ thuộc từ loại nào? Cho ví dụ? 
Trước khởi ngữ thường có quan hệ từ như: về, đối với, còn, 
? Khởi ngữ có những đặc điểm như thế nào? 
I/ ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG CỦA KHỞI NGỮ TRONG CÂU . 
Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. 
1/ Khái niệm : 
2/ Đặc điểm : 
- Không tham gia cấu trúc chủ ngữ, vị ngữ. 
- Trước khởi ngữ thường có thể thêm các quan hệ từ như: còn, về, đối với 
Tiết 93 - Tiếng Việt 
KHỞI NGỮ 
II/ BÀI TẬP : 
Bài tập 1 : Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau đây: 
a/ Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lõm. Điều này ông khổ tâm hết sức. 
 	 (Kim Lân, Làng ) 
b/ - Vâng ! Ông giáo dạy phải ! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng. 
 (Nam Cao, Lão Hạc ) 
c/ Một mình thì anh bạn trên đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu. 
 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa ) 
d/ Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. 
	 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa ) 
e/ Đối với cháu, thật là đột ngột. 
 	(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa ) 
Điều này 
chúng mình 
Một mình 
Làm khí tượng 
Đối với cháu 
Bài tập 2 : Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì ) 
a / Anh ấy làm bài cẩn thận lắm. 
b/ Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được. 
 Làm bài , anh ấy cẩn thận lắm. 
 Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được. 
Đọc các câu sau : 
a) Giàu , tôi cũng giàu rồi . 
b) Quyển sách này tôi đọc nó rồi . 
c) Kiện ở huyện , bất quá mình tốt lễ , quan trên mới xử cho được . 
H : Xác định các khởi ngữ trong các câu trên ? 
H : Nhận xét về quan hệ của các khởi ngữ với nội dung của câu ? 
Xin chân thành cám ơn 
quý thầy cô và các em 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_93_tieng_viet_khoi_ngu_truong_t.ppt