Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan)

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật:

- Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ giúp câu văn sinh động, cụ thể, ý vị sâu sắc.

- Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, gần gũi với đời sống.

- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, có sức thuyết phục.

2. Ý nghĩa văn bản:

- Nêu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam; từ đó đưa ra lời khuyên thiết thực đối với thế hệ trẻ cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới.

 

pptx 11 trang Thái Hoàn 01/07/2023 3160
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới (Vũ Khoan)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨ 
Nội dung phản ánh của văn nghệ là gì?Theo em tại sao con người lại cần đến tiếng nói của văn nghệ? 
- Nội dung của văn nghệ là phản ánh hiện thực. Hiện thực ấy mang tính hình tượng cụ thể, sinh động, là đời sống, tư tưởng, tình cảm của con người thông qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ. 
- Văn nghệ giúp chúng ta sống đầy đủ hơn, phong phú hơn trên phương diện tinh thần. 
- Trong những trường hợp con người bị ngăn cách đối với đời sống, văn nghệ là sợi dây liên hệ giữa người đó với thế giới bên ngoài. 
- Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của chúng ta ngày càng đẹp đẽ hơn, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, biết rung cảm và biết ước mơ trước cái đẹp. 
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI 
VŨ KHOAN 
Fig. I 
 I. Đọc-Hiểu chú thích 1 .Đọc2. Chú thích 
Moon 
a. Tác giả: Vũ Khoan (sinh năm 1937). 
- Ông là nhà hoạt động chính trị, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Bộ Thương mại, Phó Thủ tướng Chính phủ. 
b) Tác phẩm: 
- Bài viết được đăng trên tạp chí “Tia sáng” năm 2001 và được in trong tập “Một góc nhìn của tri thức” của Nhà xuất bản trẻ năm 2002 
- Thể loại: 
Nghị luận xã hội 
Fig. VIII 
Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới 
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới thì quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người. 
Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước. 
Những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam cần nhận rõ khi bước vào nền kinh tế trong thế kỉ mới 
Nhiệm vụ của thế hệ trẻ: phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu. 
c. Bố cục 
Fig. VII 
- Phần 1: “Từ đầu . Vai trò của con người lại càng nổi trội” -> Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, quan trọng nhất đó là sự chuẩn bị của bản thân con người. 
- Phần 2: “Tiếp theo . Con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó” -> Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước. 
- Phần 3: “Cái mạnh của con người Việt Nam trong quá trình kinh doanh hội nhập” -> Những cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong thế kỉ mới. 
- Phần 4: Còn lại -> Kết luận: Những yêu cầu đối với thế hệ trẻ. 
II. Đọc hiểu văn bản 
Saturn 
Fig. VII 
Fig. VI 
- Con người là động lực phát triển của lịch sử. 
- Khi nền kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội. 
1. Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người 
Hình ảnh Việt Nam với biểu tượng hội nhập quốc tế 
Tuổi trẻ VN đang tiếp cận với công nghệ thông tin hiện đại 
Pluto 
Fig. I 
2. Điểm mạnh và điểm yếu của con người Việt Nam 
Điểm mạnh 
Điểm yếu 
Nguyên nhân, tác hại 
Thông minh, nhạy bén với cái mới. 
Thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành. 
Chạy theo môn học thời thượng: học chay, học vẹt. 
 Không thích ứng với nền kinh tế tri thức. 
Cần cù, sáng tạo. 
Thiếu đức tính tỉ mỉ. Không coi trọng nghiêm nghặt quy trình công nghệ. 
Ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất nhỏ và cuộc sống nơi thôn dã. 
 Là vật cản ghê gớm. 
Đùm bọc, đoàn kết trong chiến đấu. 
Đố kị trong làm ăn và trong cuộc sống hàng ngày. 
Ảnh hưởng nặng nề của của phương thức sản xuất nhỏ. 
 ảnh hưởng tới đạo đức 
Bản tính thích ứng nhanh. 
Kì thị trong kinh doanh. 
Ảnh hưởng của sự bao cấp. Nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại. 
 Cản trở sự kinh doanh và hội nhập của đất nước. 
Venus 
Fig. VII 
Fig. VI 
II. Đọc hiểu văn bản  3. Những yêu cầu đối với thế hệ trẻ 
- Lấp đầy điểm mạnh, vứt bỏ điểm yếu, lớp trẻ phải thực hiện tao thói quen tốt từ những việc nhỏ nhất. 
 Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những điểm yếu. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới – nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất. 
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật: 
- Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ giúp câu văn sinh động, cụ thể, ý vị sâu sắc. 
- Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, gần gũi với đời sống. 
- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng tiêu biểu, có sức thuyết phục. 
2. Ý nghĩa văn bản: 
- Nêu rõ những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam; từ đó đưa ra lời khuyên thiết thực đối với thế hệ trẻ cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những hạn chế để xây dựng đất nước trong thế kỉ mới. 
* Gợi ý trả lời: 
 Tuổi trẻ cần trang bị cho mình những tri thức khoa học công nghệ, phải nhận thức đúng về bản thân, xã hội, thời đại, cần trau dồi cho mình một tâm hồn trong sáng, lành mạnh, giàu tính nhân văn, có lí tưởng, có niềm tin. Cần phải tập trung ý chí, xác định thật đúng đắn mục đích học tập của mình như tổ chức UNESCO đề xướng: “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” . 
 * Sau khi học xong văn bản này, em nhận thấy bản thân em cần phải làm gì để trang bị cho mình hành trang bước vào thế kỉ mới? 
CHÚC CÁC EM HỌC BÀI THẬT TỐT 
Fig. I 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_van_ban_chuan_bi_hanh_trang_vao_the.pptx