Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)

4/ Chủ đề :

 Truyện ngợi ca những con người âm thầm, lặng lẽ, say mê lao động cống hiến xây dựng đất nước, đồng thời truyện gợi ra nhiều vấn đề về ý nghĩa và niềm vui lao động tự giác vì những mục đích chân chính đối với con người.

ppt 47 trang hapham91 3650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA BÀI CŨ Nhân vật ông Hai trong truyện gợi cho em suy nghĩ gì về người nông dân Việt Nam trong kháng chiến? Ông Hai là người gắn bó tha thiết với quê hương .Vì yêu quê hương nên ông yêu nước kính yêu Cụ Hồ,hăng hái tham gia kháng chiến.Ông Hai là hình ảnh đẹp của những người nông dân bình thường nhưng giàu lòng yêu nước ,một mẫu người đáng quí của dân tộc ta trong những năm kháng chiến chống Pháp.Lặng lẽ Sa Pa ( Nguyễn Thành Long )Sa Pa trên bản đồ miền Bắc (Theo Sách giáo khoa địa lý lớp 5)Một vài cảnh đẹp ở Sa PaNúi đồi Sa Pa trong sương sớmPhiên chợ vùng cao Sa PaTrên đường đi chợ phiênHoa xuân trên rừng núi Sa PaRuộng bậc thang ở Sa PaBản người Mơng ở Sa PaMột nét sinh hoạt của đồng bào người Mơng ở Sa PaI/ Tìm hiểu chung 1/ Tác giảEm hiểu gì về tác giả và những sáng tác của ông?1/Tác giả -Nguyễn Thành Long (1925-1991) quê ở Quảng Nam.-Nhà văn chuyên viết truyện ngắn và kí hướng vào cuộc sống đời thường.- Ôâng trưởng thành,viết văn từ kháng chiến chống Pháp.Hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?2/ Tác phẩm: Sáng tác 1970 là kết quả chuyến đi Lào Cai của tác giả.3/ Đọc –tóm tắt văn bản: Nhân vật chính là ai? Truyện được trần thuật theo điểm nhìn và ý nghĩ của nhân vật nào? Hãy nêu chủ đề của truyện?4/ Chủ đề : Truyện ngợi ca những con người âm thầm, lặng lẽ, say mê lao động cống hiến xây dựng đất nước, đồng thời truyện gợi ra nhiều vấn đề về ý nghĩa và niềm vui lao động tự giác vì những mục đích chân chính đối với con người.	II/ Phân tích1/ Tình huống truyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật:Em có nhận xét gì về tình huống truyện?(đơn giản hay phức tạp).Vai trò của tình huống này trong việc giới thiệu nhân vật chính?-Tình huống đơn giản cuộc gặp gỡ tình cờ ngắn ngủi của ơng họa sĩ, cơ kĩ sư với anh thanh niên trên đỉnh Yên SơnHãy kể tên các nhân vật phụ trong truyện? Nếu thiếu các nhân vật đó truyện có thể hiện được đầy đủ chủ đề không? Vì sao?-Nhân vật phụ: ông họa sĩ,cô gái,bác lái xe Tạo sự phong phú ,đầy đủ,rõ nét về nhân vật chính.-Ông kĩ sư,anh cán bộ nghiên cứu sét (vắng mặt)  bổ sung ý nghĩa tình tiết của truyện.2/ Nhân vật anh thanh niên:a/ Vị trí của nhân vật và cách miêu tả của tác giả:Hãy nêu vị trí của nhân vật anh thanh niên trong truyện? Nhận xét cách miêu tả của tác giả?-Anh thanh niên là nhân vật chính được xuất hiện trong cuộc gặp gỡ chốc lát nhưng đủ để các nhân vật khác kịp ghi nhận một ấn tượng về chân dung cảm nhận về con người và đất Sa Pa có những con người âm thầm làm việc và lo nghĩ vì đất nước .b/ Những nét đẹp của nhân vật:Qua câu chuyện giữa anh thanh niên với 3 người, em biết gì về nhân vật anh thanh niên?(hoàn cảnh sống và làm việc)-Hoàn cảnh sống và làm việc  + Một mình trên đỉnh núi cao 2600 m. + Công việc cần tỉ mỉ, chính xác  + Anh vẫn hoàn thành nhiệm vụ vì: . Anh say mê với nghề, anh hiểu được ý nghĩa công việc anh làm là góp phần vào công việc chung của đất nước. . Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc : “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?”+Cuộc sống của anh không buồn tẻ, cô đơn vì anh có niềm vui là đọc sách-người bạn để trò chuyện.+ Anh biết tổ chức, sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động: trồng hoa, nuôi gà, tự học, đọc sách  - Anh là người có những phẩm chất đáng mến: cởi mở, chân thành, ân cần, chu đáo, khiêm tốn, thành thực.Em hiểu gì về nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật ở câu chuyện này? Tình tiết diễn biến cuộc gặp gơ õngắn ngủi nhưng đủ nhân vật đã bộc bạch tự nhiên những nét đẹp về tính cách, tâm hồn, tình cảm của mình.3/ Các nhân vật phụ khác: a/ Nhân vật ông họa sĩ: Qua tiếp xúc với nhân vật anh thanh niên, ông họa sĩ cảm nhận được điều gì? - Ông cảm nhận được anh là đối tượng ông cần và là nguồn khơi gợi sáng tác. Đó là niềm say mê lao động và vẻ hồn nhiên của anh.Vì sao tác giả đưa nhân vật cô gái vào câu chuyện?(có phải vì muốn câu chuyện không khô khan?Còn lí do nào nữa?) Em hiểu gì về vai trò của các nhân vật phụ vắng mặt? b/ Các nhân vật phụ khác: - Nhân vật bác lái xe, cô gái: góp phần làm nổi bật nhân vật anh thanh niên thêm sinh động. - Các nhân vật vắng mặt (ông kĩ sư vườn rau, anh cán bộ nghiên cứu sét): thể hiện phẩm chất con người SaPa say mê lao động, thầm lặng cống hiến. Hãy khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của truyện? Vì sao các nhân vật không có tên (kể cả nhân vật chính). Em cảm nhận được gì về vai trò của lao động với cuộc sống? III/ Tổng kết:(Ghi nhớ:SGK) IV/ Luyện tập: Phát biểu cảm nghĩ sau khi học xong truyện “Lặng lẽ SaPa”? Qua câu chuyện, những con người rõ nét, xinh đẹp, say sưa lao động, nhiệt tình yêu cuộc sống vẫn đọng mãi trong ta. Những hình tượng thu hút trí tưởng tượng và tình cảm của ta, làm ta thiết tha yêu mến và đồng tình, mong muốn noi gương sống như những con người đó.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_van_ban_lang_le_sa_pa_nguyen_thanh_l.ppt