Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Mùa xuân nho nhỏ" - Nguyễn Thị Tranh

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Mùa xuân nho nhỏ" - Nguyễn Thị Tranh

Kiến thức: Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời và mùa xuân của đất nước.

Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.

Thái độ: Có ý thức yêu mến và gắn bó, cống hiến cho đất nước.

 

pptx 38 trang Mai Thanh 1 23/10/2024 740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản "Mùa xuân nho nhỏ" - Nguyễn Thị Tranh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Kiến thức : Cảm nhận được những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời và mùa xuân của đất nước. 
Kỹ năng : Rèn luyện kỹ năng cảm thụ phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ. 
Thái độ : Có ý thức yêu mến và gắn bó, cống hiến cho đất nước. 
CẤU TRÚC BÀI HỌC 
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ HUẾ 
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 
1. Đọc văn bản 
Nghe đọc bài thơ: Tại đây 
. 
Mọc giữa dòng sông xanh 
Một bông hoa tím biếc 
Ơi con chim chiền chiện 
Hót chi mà vang trời 
Từng giọt long lanh rơi 
Tôi đưa tay tôi hứng. 
Mùa xuân người cầm súng 
Lộc giắt đầy trên lưng 
Mùa xuân người ra đồng 
Lộc trải dài nương mạ 
Tất cả như hối hả 
Tất cả như xôn xao 
Đất nước bốn ngàn năm 
Vất vả và gian lao 
Đất nước như vì sao 
Cứ đi lên phía trước. 
 Ta làm con chim hót 
 Ta làm một cành hoa 
 Ta nhập vào hoà ca 
 Một nốt trầm xao xuyến. 
 Một mùa xuân nho nhỏ 
 Lặng lẽ dâng cho đời 
 Dù là tuổi hai mươi 
 Dù là khi tóc bạc. 
 Mùa xuân – ta xin hát 
 Câu Nam ai, Nam bình 
 Nước non ngàn dặm mình 
 Nước non ngàn dặm tình 
 Nhịp phách tiền đất Huế. 
	 - Thanh Hải - 
MÙA XUÂN NHO NHỎ 
I. ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 
1. Đọc văn bản 
2. Chú thích 
 a.Tác giả: 
 - Nhà thơ Thanh Hải tên thật là Phạm Bá Ngoãn (1930 - 1980) 
 - Quê: Phong Điền, Thừa Thiên Huế 
 - Là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu. 
 - Phong cách thơ hồn hậu, tự nhiên, trong sáng, thiết tha, sâu lắng 
I- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 
1. Đọc văn ban 
2. Chú thích 
 a.Tác giả: 
Các tác phẩm chính 
1.Những đồng chí trung kiên (1962) 
2. Huế mùa xuân (1970 – 1975) 
3. Dấu võng Trường Sơn (1977) 
4. Thơ Thanh Hải (1982) 
5. Mưa xuân đất này (1982) 
I- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 
1. Đọc văn bản 
2. Chú thích 
 a.Tác giả: 
 b. Tác phẩm: 
Hoàn cảnh sáng tác: 
Tháng 11/1980, 
trước khi nhà thơ mất không lâu. 
I- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 
 1. Đọc văn bản 
 2. Chú thích 
 a.Tác giả: 
 b. Tác phẩm: 
 c. Giải nghĩa từ khó: 
Chim Chiền chiện 
Nam ai, Nam bình 
Phách tiền 
Lộc 
Bài tập tương tác 1 
Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác trong giai đoạn nào? 
Em đã trả lời đúng 
Rất tiếc - sai rồi 
Em đã làm đúng 
Đáp án của em là: 
Đáp án đúng là: 
Em chưa làm đúng 
Em phải trả lời câu hỏi này trước khi tiếp tục 
Chấp nhận 
Xóa 
A) 
1930 - 1945 
B) 
1945 - 1954 
C) 
1954 - 1975 
D) 
1975 - 2000 
Nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc cho bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đúng hay sai? 
Em đã trả lời đúng 
Rất tiếc - sai rồi 
Em đã làm đúng 
Đáp án của em là: 
Đáp án đúng là: 
Em chưa làm đúng 
Em phải trả lời câu hỏi này trước khi tiếp tục 
Chấp nhận 
Xóa 
A) 
Đúng 
B) 
Sai 
Củng cố 
Điểm em đạt được 
{score} 
Trên tổng số điểm 
{max-score} 
Số lần trả lời 
{total-attempts} 
Xem lại 
Tiếp tục 
I- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 
II- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN 
1. Thể thơ, mạch cảm xúc 
Thể thơ : 5 chữ, gắn với các điệu dân ca Trung bộ có âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết. 
Mạch cảm xúc: Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời => mùa xuân của đất nước => khát vọng dâng hiến. 
I- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 
II- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN 
1.Thể thơ, mạch cảm xúc 
2.Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. 
Kiểu văn bản: Biểu cảm 
Biểu cảm 
Miêu tả 
Phương thức biểu đạt 
I- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 
II- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN 
1.Thể thơ, mạch cảm xúc 
2.Kiểu văn bản và Phương thức biểu đạt. 
3.Bố cục 
Khổ thơ 1: Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên, đất trời 
Khổ thơ 2,3: Cảm xúc về mùa xuân của đất nước 
Khổ thơ 4,5: Suy nghĩ và ước nguyện của tác giả trước mùa xuân của đất nước. 
Khổ thơ cuối: lời ngợi ca quê hương đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế. 
I- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 
II- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN 
1.Thể thơ, mạch cảm xúc 
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. 
3. Bố cục 
4. Phân tích 
 a. Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời 
Mọc giữa dòng sông xanh 
Một bông hoa tím biếc 
Ơi con chim chiền chiện 
Hót chi mà vang trời 
Từng giọt long lanh rơi 
Tôi đưa tay tôi hứng. 
- Mọc: cây cối đâm chồi nảy lộc sức sống của mùa xuân 
- Không gian cao rộng, khoáng đạt 
- Màu sắc tươi thắm hài hoà, nổi bật là sắc tím, đặc trưng của xứ Huế 
- Âm thanh vang vọng, tươi vui => Bức tranh xuân giản dị, lung linh, đầy sức sống 
- Giọt long lanh: giọt sương, giọt mưa xuân giọt âm thanh => chuyển đổi cảm giác 
I- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 
II- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN 
1.Thể thơ, mạch cảm xúc 
2.Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. 
3.Bố cục 
4.Phân tích 
 a.Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời 
Bằng các chi tiết chọn lọc, tiêu biểu, từ ngữ mộc mạc, giản dị, phép đảo ngữ và nghệ thuật chuyển đổi cảm giác: bức tranh mùa xuân sinh động, náo nức, rộn ràng, căng tràn sức sống của thiên nhiên, đất trời. 
Từ ngữ biểu cảm: ơi, chi mà. Điệp từ “tôi” + động từ “hứng”-> tác giả đang say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời lúc vào xuân. 
Bài tập tương tác 2 
 Cho khổ thơ: Mọc giữa dòng sông xanh  Một bông hoa tím biếcƠi con chim Chiền chiện  Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng!Em hãy điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau: 
Tác giả đã dùng biện pháp tu từ 
 trong khổ thơ trên 
Em đã trả lời đúng 
Rất tiếc - sai rồi 
Em đã làm đúng 
Đáp án của em là: 
Đáp án đúng là: 
Em làm chưa đúng 
Em phải trả lời câu hỏi này trước khi tiếp tục 
Chấp nhận 
Xóa 
Điều gì không được nhắc tới trong 6 câu thơ đầu của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” 
Em đã trả lời đúng 
Rất tiếc - sai rồi 
Em đã làm đúng 
Đáp án của em là: 
Đáp án đúng là: 
Em làm chưa đúng 
Em phải trả lời câu hỏi này trước khi tiếp tục 
Chấp nhận 
Xóa 
A) 
Dòng sông xanh 
B) 
Bông hoa tím 
C) 
Gió xuân 
D) 
Chim Chiền chiện 
Củng cố 2 
Điểm em đạt được 
{score} 
Trên tổng số điểm 
{max-score} 
Số lần trả lời 
{total-attempts} 
Xem lại 
Tiếp tục 
I- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 
II- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN 
1.Thể thơ, mạch cảm xúc 
2.Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. 
3.Bố cục 
4.Phân tích 
 a. Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. 
 b. Mùa xuân của đất nước. 
Mùa xuân người cầm súng 
Lộc giắt đầy trên lưng 
Mùa xuân người ra đồng 
Lộc trải dài nương mạ 
Tất cả như hối hả 
Tất cả như xôn xao 
Mùa xuân: người cầm súng, người ra đồng 
 biểu trưng cho hai nhiệm vụ chiến đấu và lao động xây dựng đất nước. 
Điệp từ “lộc”, phép đối: tác giả khẳng định theo bước chân của người chiến sĩ, người lao động, lộc mùa xuân sinh sôi, nảy nở và hạnh phúc, may mắn đến mọi nơi trên đất nước ta. 
I- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 
II- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN 
1.Thể thơ, mạch cảm xúc 
2.Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. 
3.Bố cục 
4.Phân tích 
 a. Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. 
 b. Mùa xuân của đất nước. 
 Tất cả như hối hả 
Tất cả như xôn xao 
Điệp ngữ “tất cả” , từ láy “hối hả, xôn xao”, nhịp thơ nhanh: khái quát về nhịp sống khẩn trương, sôi động, náo nức, rộn ràng của nhân dân ta trong cuộc sống mới. 
Cái tầm khái quát của hiện thực trên đã được tác giả viết rõ hơn qua nhịp điệu “tất cả/tất cả”. Dường như từ bầu trời, từ dòng sông, từ cánh đồng, từ ngọn cỏ, từ những khuôn mặt trẻ thơ, từ những vòng tay thân yêu đều hối hả đắm mình trong không khí mùa xuân .... 
(Nguyễn Quang Thiều-Văn lớp 9 không khó như bạn nghĩ). 
I- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 
II- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN 
1.Thể thơ, mạch cảm xúc 
2.Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. 
3.Bố cục 
4.Phân tích 
 a. Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. 
 b. Mùa xuân của đất nước. 
I- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 
II- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN 
1.Thể thơ, mạch cảm xúc 
2.Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. 
3.Bố cục 
4.Phân tích 
 a. Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. 
 b. Mùa xuân của đất nước. 
Đất nước bốn ngàn năm 
Vất vả và gian lao 
Đất nước như vì sao 
Cứ đi lên phía trước. 
Bốn ngàn năm: khái quát chiều dài lịch sử dân tộc. 
Hình ảnh so sánh: đất nước - vì sao -> so sánh đẹp, gợi cảm. 
Phụ từ “cứ” + điệp từ “đất nước”: khổ thơ khái quát cả quá khứ, hiện tại và tương lai của dân tộc. Từ đó, nhà thơ rút ra quy luật phát triển của đất nước: mãi mãi đi lên. 
Tác giả bộc lộ niềm tin tưởng, tự hào vào con người, đất nước. 
Đất nước bốn ngàn năm 
Vất vả và gian lao 
Đất nước như vì sao 
Cứ đi lên phía trước. 
I- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 
II- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN 
1.Thể thơ, mạch cảm xúc 
2.Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. 
3.Bố cục 
4.Phân tích 
 a. Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. 
 b. Mùa xuân của đất nước. 
 c. Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ. 
Ta làm con chim hót 
Ta làm một cành hoa 
Ta nhập vào hoà ca 
Một nốt trầm xao xuyến. 
Đổi đại từ nhân xưng: “tôi”-> “ta”, điệp ngữ “ta làm”-> nhịp thơ mạnh mẽ, dứt khoát thể hiện quyết tâm hoà nhập với cộng đồng. 
Hình ảnh: con chim hót, cành hoa => hình ảnh tự nhiên và giản dị, cách cấu tứ lặp lại tạo sự đối ứng chặt chẽ: bày tỏ ước mong được cống hiến cho đời như một lẽ tự nhiên. 
Hình ảnh “nốt trầm”: phép ẩn dụ, từ ngữ giàu sức biểu cảm-> tâm niệm bình dị, chân thành. 
=> mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh tuý nhất của mình, dù nhỏ bé. 
Bài tập tương tác 3 
Dòng nào sau đây nói đúng về hình ảnh “con chim hót, cành hoa, nốt trầm xao xuyến”? 
Em đã trả lời đúng 
Rất tiếc - sai rồi 
Em đa trả lời đúng 
Đáp án của em là: 
Đáp án đúng là: 
Rất tiếc, em trả lời chưa đúng 
Em phải trả lời câu hỏi này trước khi tiếp tục 
Chấp nhận 
Xóa 
A) 
Là những gì đẹp nhất của mùa xuân 
B) 
Là những gì nhỏ bé trong cuộc sống 
C) 
Là những gì đẹp nhất mà mỗi người muốn có 
D) 
Là mong muốn khiêm nhường và tha thiết của nhà thơ 
Củng cố 3 
Điểm em đạt được 
{score} 
Trên tổng số điểm 
{max-score} 
Số lần trả lời 
{total-attempts} 
Xem lại 
Tiếp tục 
I- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 
II- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN 
1.Thể thơ, mạch cảm xúc 
2.Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. 
3.Bố cục 
4.Phân tích 
 a. Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. 
 b. Mùa xuân của đất nước. 
 c. Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ. 
Một mùa xuân nho nhỏ 
Lặng lẽ dâng cho đời 
Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ + từ láy “nho nhỏ”-> những hình ảnh ẩn dụ giàu ý nghĩa biểu trưng nhấn mạnh về những cống hiến thầm lặng, chân thành, tha thiết mà rất khiêm nhường. 
Điệp ngữ “dù là” : khẳng định ước nguyện cống hiến suốt cuộc đời, bất chấp cả thời gian, tuổi tác. 
Đảo ngữ “Lặng lẽ dâng cho đời”, từ láy “lặng lẽ” 
=> Đó là dũng khí của một tâm hồn lạc quan, mạnh mẽ. 
Dù là tuổi hai mươi 
Dù là khi tóc bạc. 
Hình ảnh hoán dụ tuổi 20, khi tóc bạc. 
I- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 
II- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN 
1.Thể thơ, mạch cảm xúc 
2.Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. 
3.Bố cục 
4.Phân tích 
 a. Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. 
 b. Mùa xuân của đất nước. 
 c. Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ. 
 d. Lời ngợi ca quê hương đất nước. 
Mùa xuân – ta xin hát 
Câu Nam ai, Nam bình 
Nước non ngàn dặm mình 
Nước non ngàn dặm tình 
Nhịp phách tiền đất Huế. 
Khúc dân ca xứ Huế, điệp ngữ “nước non” kết hợp cùng những thanh bằng (bình, mình, tình) tạo nên âm hưởng nhẹ nhàng, đằm thắm, tha thiết. 
=> Tác giả khẳng định niềm tin yêu vào cuộc đời, vào đất nước với những giá trị truyền thống vững bền. 
I- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU CHÚ THÍCH 
II- ĐỌC VÀ TÌM HIỂU VĂN BẢN 
III- TỔNG KẾT 
 1. Nội dung 
 2. Nghệ thuật 
Nghe bài hát Mùa xuân nho nhỏ : Tại đây 
TƯ LIỆU THAM KHẢO 
Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 2 NXB GD Việt Nam 
Sách giáo viên Ngữ văn 9, tập 2 NXB GD Việt Nam 
Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ Văn THCS, NXB GD Việt Nam 
Nâng cao N g ữ Văn 9 THCS, NXB Hà Nội 
Các dạng bài tập làm văn và cảm thụ thơ văn 9, NXB GD Việt Nam 
Các phần mềm: Proshow Producer 7.0.3514; 
 camtasia-studio_8602054; 
 Aleo-Flash-Intro-Banner-Maker-4.0; 
 Adobe Presenter 11 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_van_ban_mua_xuan_nho_nho_nguyen_thi.pptx
  • docxBÀI THUYẾT MINH.docx