Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)

Nêu những hiểu biết của em về tác giả và xuất xứ của văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”

- Nguyễn Đình Thi (1924- 2003) quê Hà Nội. Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Hoạt động văn nghệ của ông khá đa dạng như: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình văn học.

 

ppt 20 trang hapham91 6290
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Văn bản Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Nêu những nét chung về nội dung nghệ thuật và ý nghĩa văn bản “Bàn về đọc sách” của Chu Quang Tiềm.Về nội dung: Qua văn bản “Bàn về đọc sách” Chu Quang Tiềm đã trình bày tầm quan trọng của sách và ý nghĩa của việc đọc sách; đồng thời ông còn đưa ra phương pháp đọc sách đúng đắn nhâtVề nghệ thuật: - Lời bàn của tác giả thấu tình, đạt lí.- Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lí.- Lựa chọn ngôn ngữ giàu hình ảnh, có tính biểu cảm cao.Ý nghĩa: Văn bản giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và cách lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho có hiệu quả2TIẾNG NÓI CỦA VĂN NGHỆNguyễn Đình ThiVăn bản:Nêu những hiểu biết của em về tác giả và xuất xứ của văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”- Nguyễn Đình Thi (1924- 2003) quê Hà Nội. Ông giữ nhiều chức vụ quan trọng trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Hoạt động văn nghệ của ông khá đa dạng như: làm thơ, viết văn, sáng tác nhạc, soạn kịch, viết lí luận phê bình văn học.Nêu những hiểu biết của em về tác giả và xuất xứ của văn bản “Tiếng nói của văn nghệ”- Tiểu luận“Tiếng nói của văn nghệ” được in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học” của Nguyễn Đình ThiBố cục+ Phần 1: Từ đầu -> tâm hồn: Nội dung của văn nghệ. + Phần 2: Tiếp theo -> trang giấy: Sự cần thiết của văn nghệ đối với con người. + Phần 3: Còn lại: Khả năng kì diệu của văn nghệ * Các luận điểm đó được sắp xếp theo bố cục sau:- Phần 1: “Tác phẩm nghệ thuật một cách sống của tâm hồn”: Nội dung tiếng nói của văn nghệ. Phần 2 (còn lại): Sức mạnh lớn lao của văn nghệ trong đời sống con người=> Luận điểm 2 được chia thành 2 luận điểm phụ:+ “Chúng ta nhận rõ tiếng nói của tình cảm”: Sức mạnh của văn nghệ trong đời sống tâm hồn con người, trong cuộc sống hằng ngày.+ Phần còn lại: Khả năng cảm hóa và sức mạnh lôi cuốn của văn nghệ.A. Giới thiệu chung:B. Đọc – hiểu văn bản:1. Đọc, chú thích2. Kết cấu, bố cục3. Phân tích3.1. Nội dung tiếng nói của văn nghệLuận điểm Nội dung tiếng nói của văn nghệLuận cứ- Văn nghệ phản ánh thực tại “xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại”- Văn nghệ thể hiện tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ “gởi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ”-Văn nghệ tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm, nhận thức của người đọc “Mỗi tác phẩm như rọi vào bên trong chúng ta một thứ ánh sáng riêng làm thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”Luận chứng- “Nguyễn Du viết hai câu thơ làm chúng ta rung động ”- “Chúng ta đọc đến dòng cuối cùng rồi vừa nghe thấy lời gởi của Nguyễn Du hay Tôn-xtôi”- “Lời gởi của một Nguyễn Du, một Tôn-xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn”Nội dung phản ánh thể hiện của văn nghệ là gì?A. Giới thiệu chung:B. Đọc – hiểu văn bản:1. Đọc, chú thích2. Kết cấu, bố cục3. Phân tích3.1. Nội dung tiếng nói của văn nghệ- Hệ thống luận cứ, luận chứng cụ thể, xác thực-> Tác giả khẳng định nội dung của văn nghệ là phản ánh thực tại (mượn chất liệu từ thực tại), thể hiện tư tưởng của người nghệ sĩ và tác động đến tình cảm, nhận thức của người đọc (khiến bạn đọc phải rung cảm và suy nghĩ).A. Giới thiệu chung:B. Đọc – hiểu văn bản:1. Đọc, chú thích2. Kết cấu, bố cục3. Phân tích3.1. Nội dung tiếng nói của văn nghệ3.2. Sức mạnh lớn lao của văn nghệ trong đời sống con ngườiLuận điểm Sức mạnh của văn nghệ trong đời sống tâm hồn, trong cuộc sống hằng ngày của con người Luận cứ Văn nghệ đến với con người trong những trường hợp đặc biệt và gieo vào những cuộc đời cực nhọc ấy một thứ ánh sáng, lay động những tình cảm, ý nghĩ khác thường “làm cho tâm hồn họ thực sự được sống”.- Văn nghệ đến với con người trong cuộc sống thường ngày, trong lao động, sản xuất. Văn nghệ đem lại cho con người đời sống cảm xúc “tình yêu ghét, ý đẹp xấu , niềm vui buồn”Luận chứng“Một người đàn bà nhà quê lam lũ , vậy mà biến đổi khác hẳn, khi họ ru con hay hát ghẹo nhau bằng một câu ca dao, khi họ chen nhau say mê xem mọt buổi chèo”“ những con người ấy được cười hả dạ hay rỏ giấu một giọt nước mắtSức mạnh của văn nghệ trong đời sống tâm hồn, trong cuộc sống hằng này của con người được thể hiện như thế nào?A. Giới thiệu chung:B. Đọc – hiểu văn bản:1. Đọc, chú thích2. Kết cấu, bố cục3. Phân tích3.1. Nội dung tiếng nói của văn nghệ3.2. Sức mạnh lớn lao của văn nghệ trong đời sống con người- Bằng giọng văn chân thành, đầy cảm hứng, tác giả cho thấy văn nghệ có sức mạnh lớn lao trong đời sống tâm hồn và trong cuộc sống hằng ngày của con người.Luận điểm Khả năng cảm hóa và sức mạnh lôi cuốn của văn nghệ. Luận cứ Văn nghệ tác động đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người “làm cho chúng ta rung động trong cảm xúc” “tất cả tâm hòn chúng ta đọc, không chỉ có trí thức” Văn nghệ tác động đến hành động của con người “ nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy”Luận chứng “Một câu thơ, một trang truyện, một vở kịch cho đến một bức tranh, một bản đàn có bao giờ để trí óc ta nằm yên một chỗ”; - “Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc một lần mà bỏ xuống đượcSức mạnh của văn nghệ trong đời sống tâm hồn, trong cuộc sống hằng này của con người được thể hiện như thế nào?A. Giới thiệu chung:B. Đọc – hiểu văn bản:3. Phân tích3.1. Nội dung tiếng nói của văn nghệ3.2. Sức mạnh lớn lao của văn nghệ trong đời sống con người- Bằng giọng văn chân thành, đầy cảm hứng, tác giả cho thấy văn nghệ có sức mạnh lớn lao trong đời sống tâm hồn và trong cuộc sống hằng ngày của con người.- Bằng những lí lẽ đầy sức thuyết phục, tác giả khẳng định văn nghệ có khả năng cảm hóa, tác động mạnh mẽ đến tình cảm, nhận thức và hành động của con ngườiA. Giới thiệu chung:B. Đọc – hiểu văn bản:3. Phân tích4. Tổng kết4.1. Nội dung4.2. Nghệ thuật4.3. Ghi nhớ: Sgk- Nội dung: Văn bản khẳng định văn nghệ nối sợi dây đồng cảm kì diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa xủa trái tim. Văn nghệ giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình.- Nghệ thuật: + Bố cục bài viết chặt chẽ, hợp lí. + Cách viết giàu hình ảnh, có nhiều dẫn chứng về thơ, văn, về đời sống thực tế. + Giọng văn chân thành, đầy cảm hứng - Ý nghĩa: Văn bản giúp chúng ta thấy vai trò của văn nghệ đối với đời sống con người. Thử hình dung trong một ngày không còn tồn tại văn nghệ, các nghệ sĩ không còn sáng tác và biểu diễn, các thư viện biến mất, sách báo không còn, các phương tiên truyền thông không còn. Thế giới và đời sống con người sẽ ra sao? - Thế giới tăm tối, đời sống con người sẽ khô khan, vô vị Những tác phẩm nghệ thuật có giá trị bao giờ cũng có những khả năng kỳ diệu đối với cuộc sống con người. Thông qua những vấn đề của thực tại được phản ánh, các tác phẩm đó tác động mạnh mẽ đến tâm tự tình cảm của con người, giúp con người nhận thức đúng về thế giới khách quan và nhận thức đúng về bản thân mình, từ nhận thức đúng sẽ dẫn đến hành động đúng của con người, đối với em, “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long là một tác phẩm như vậy. Qua tác phẩm, nhà văn đã giới thiệu với bạn đọc những bức chân dung tuyệt đẹp về con người lao động mới. Trong đó nhân vật anh thanh niên là một hình tượng nổi bật nhất. Vẻ đẹp của anh toát ra từ cách sống, cách nghĩ và từ những việc anh làm. Anh sống một mình ở đỉnh cao Yên Sơn “quanh năm chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo”. Thế nhưng anh đã vượt qua tất cả để làm tốt công việc của mình. Sống một mình nhưng anh không cảm thấy cô độc, vì anh quan niệm rằng “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được”. Anh yêu công việc, công việc là niềm vui sống của anh. Anh tâm sự “Công việc của cháu gian khổ thế đấy. Nếu cất nó đi cháu buồn chết mất”. Vẻ đẹp của anh còn thể hiện ở cách sống chan hòa, cở mở của anh đối với mọi người. Anh quan tâm đến một cách chân thành đến người khác, từ bác lái xe đến vợ bác ấy, từ những đống nghiệp của anh đến hai người khách mới quen là ông họa sĩ và cô kỹ sư nông nghiệp. Chính vì thế mà bác lái xe đã bảo anh là “thèm người lắm”. Đọc truyện, em thấy thật sự cảm mến và khâm phục anh thanh niên. Những suy nghĩ của anh đã trở thành những điều em suy nghĩ “Mình sinh ra là vì ai? Mình lớn lên từ đâu? Mình vì ai mà làm việc? Chính những điều trăn trở này sẽ giúp em cố gắng hơn trong học tập và trong mọi hoạt động để hoàn thiện bản thân. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI- Ôn lại nội dung văn bản: nắm được các luận điểm chính, luận cứ và cách lập luận của tác giả.- Học thuộc ghi nhớ Sgk, hoàn thiện bài tập và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.- Chuẩn bị bài: Các thành phần biệt lập+ Đọc ngữ liệu, trả lời các câu hỏi của từng đơn vị kiến thức+ Xem trước phần luyện tập

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_van_ban_tieng_noi_cua_van_nghe_nguye.ppt