Bài thuyết trình Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 130: Văn bản "Mây và Sóng" - Nguyễn Thị Duyên
Sline 1: Giới thiệu sản phẩm dự thi
Tiêu đề: Tiết 130. Văn bản: Mây và Sóng
Có sử dụng 1 đoạn nhạc trong bài hát “Mẹ yêu”
Sline 2: Đặt vấn đề vào bài
GV: Xin chào các em , cô trò chúng ta sẽ bắt đầu bài học hôm nay bằng việc bằng việc chú ý lên bảng và quan sát tranh nhé.
Sline 3: Nghe nhạc, xem tranh.
Sline 4: Cảm nhận qua các bức tranh.
Em cảm nhận được điều gì qua các bức tranh?
GV: Các em ạ đó là tình yêu thương bao la của mẹ dành cho con. Trong mọi hoàn cảnh, mẹ luôn trở che, bao bọc cho con.
Nhà văn Y Phương nói:
“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi suốt cuộc đời long mẹ vẫn theo con”
Thật vậy, tình mẹ là thiêng liêng cao cả. Trách nhiệm của chúng ta là phải hiếu thảo với cha mẹ để xứng đáng với tình yêu bao la mà cha mẹ đã dành cho mình. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem em bé trong bài thơ Mây và Sóng đã thể hiện tình yêu thương của mình với mẹ như thế nào nhé.
Sline 5: Giới thiệu bài
Các em sẽ tìm hiểu tiết 130. Văn bản Mây và Sóng của tác giả Ta Go.
PHÒNG GD&ĐT CHI LĂNG TRƯỜNG THCS XÃ BẮC THỦY CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THUYẾT MINH SẢN PHẨM DỰ THI Cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4 Tiêu đề: Tiết 130. Văn bản: Mây và Sóng Giáo viên thực hiện: Nhóm GV 1. Nguyễn Thị Duyên 2. Nguyễn Thị Thu Giang 3. Nông Thị Mỹ Đơn vị: Trường THCS xã Bắc Thủy, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn. Email: thcsbacthuy@gmail.com Điện thoại di động: 0974568418 Sline 1: Giới thiệu sản phẩm dự thi Tiêu đề: Tiết 130. Văn bản: Mây và Sóng Có sử dụng 1 đoạn nhạc trong bài hát “Mẹ yêu” Sline 2: Đặt vấn đề vào bài GV: Xin chào các em , cô trò chúng ta sẽ bắt đầu bài học hôm nay bằng việc bằng việc chú ý lên bảng và quan sát tranh nhé. Sline 3: Nghe nhạc, xem tranh. Sline 4: Cảm nhận qua các bức tranh. Em cảm nhận được điều gì qua các bức tranh? GV: Các em ạ đó là tình yêu thương bao la của mẹ dành cho con. Trong mọi hoàn cảnh, mẹ luôn trở che, bao bọc cho con. Nhà văn Y Phương nói: “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ Đi suốt cuộc đời long mẹ vẫn theo con” Thật vậy, tình mẹ là thiêng liêng cao cả. Trách nhiệm của chúng ta là phải hiếu thảo với cha mẹ để xứng đáng với tình yêu bao la mà cha mẹ đã dành cho mình. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem em bé trong bài thơ Mây và Sóng đã thể hiện tình yêu thương của mình với mẹ như thế nào nhé. Sline 5: Giới thiệu bài Các em sẽ tìm hiểu tiết 130. Văn bản Mây và Sóng của tác giả Ta Go. Sline 6: Đọc, tìm hiểu chung I. Đọc, tìm hiểu chung GV: Các em sẽ đi vào mục thứ nhất: 1. Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. Gv: Các em hãy quan sát lên bảng cô giới thiệu với các em đây chính là chân dung của tác giả Ta- go. GV: Các em tiếp tục chú ý vào SGK phần chú thích và trả lời cho cô câu hỏi sau: Hãy nêu những nét cơ bản nhất về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Ta – Go? Các em lưu ý cho cô: Ta – go tên đầy đủ là Ra – bin đra – nát Ta – go, ông sinh năm 1861 và mất 1941. Ông là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ và ông là nhà văn đầu tiên của châu á nhận giải thưởng Nô – ben văn học 1913. GV mở rộng: Cô sẽ giúp các em them phần thong tin về tác giả: Ta – go là nhà thơ mất mát nhiều trong cuộc sống gia đình, trong vòng 6 năm ông mất đi những người thân yêu nhất đó là vợ, con trai, cha và anh của mình. Vì vậy tình cảm gia đình trở thành một đề tài quan trọng trong thơ ông. -> Các em có thể tìm hiểu them trên In – tơ – nét và các kênh thong tin đại chúng khác để biết rõ hơn nữa về tác giả. Chuyển ý: Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang phần tác phẩm: 2. Tác phẩm: Các em tiếp tục chú ý nội dung chú thích và phát hiện cho cô những nét tiêu biểu về tác phẩm? Về tác phẩm các em chú ý: Bài thơ Mây và Sóng được viết bằng tiếng Ben – gan, xuất bản lần đầu năm 1909. Sline 7,8: GV mở rộng: Cô bổ sung bài thơ vốn được tác giả viết bằng tiếng Ben – gan, in trong tập thơ Si su(tức là Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và đây trên bảng chính là bài thơ viết bằng tiếng Ben – gan (chiếu). Sau đó thì bài thơ được chính t/g dịch ra tiếng Anh và đây là bt đã được dịch ra tiếng Anh (chiếu). Sline 9: Giới thiệu thêm 1 số tập thơ của Ta go Ngoài ra cô giới thiệu thêm 1 số tập thơ của ông, các em chú ý lên bảng: Tập Đắm thuyền, tập Mảnh trăng non, tập Tặng vật và cuối cùng là tập thơ mang chính tên ông. Chuyển ý: Sau đây chúng ta sẽ vào phần đọc Sline 10: Phần đọc 2. Đọc: Sline 11, 12: GV đọc mẫu GV: Trước khi vào phần đọc cô sẽ hướng dẫn các em cách đọc: Các em đọc với giọng nhẹ nhàng, tha thiết, chú ý những lời đối thoại giữa em bé với những người ở trên Mây và trong Sóng. Cô sẽ đọc mẫu một lần và sau đó các em sẽ tự đọc. (GV đọc mẫu – trên bảng) Chuyển ý: Qua phần đọc các em thấy về hình thức bài thơ này có giống với những bài thơ các em đã được học không, chúng ta sẽ tìm hiểu về thể loại . Sline 13: Tìm hiểu về thể loại 3. Thể loại: ? Vậy theo các em bài thơ này được viết theo thể loại nào? GV: Các em ạ bài thơ này được viết theo thể thơ văn xuôi. GV: Vậy thế nào là thể thơ văn xuôi, các em nghe cô giới thiệu nhé: Thơ văn xuôi chính là thơ không vần hay nói cách khác nó là biến cách của thơ không vần. Mà thơ không vần trước hết nó là thơ thoát ra ngoài quy tắc của vần luật nhưng vẫn ràng buộc bởi nhịp điệu (tiết tấu) và âm thanh (trầm bổng) của thơ, mà ta vẫn thường gọi là nhạc điệu. Và thể thơ này bắt nguồn từ các nước phương tây. Chuyển ý: Sau đây chúng ta sẽ chuyển sang tìm hiểu phần bố cục của văn bản. 4. Bố cục: VB này có bố cục ntn? Hãy nêu nội dung chính của mỗi phần đó: Bố cục văn bản này các em có thể chia thành 2 phần: - Phần 1: Từ đầu cho đến “ Bầu trời xanh thẳm” => Cuộc trò chuyện của em bé với Mây và Mẹ - Phần 2: Tiếp cho đến hết: Cuộc trò chuyện của em bé với Sóng và Mẹ. ? Kết cấu của 2 đoạn này có điểm gì giống nhau? GV: Kết cấu 2 phần này có điểm giống nhau về trình tự tường thuật ở 2 phần: + Thuật lại lời rủ rê. + Thuật lại lời từ chối và lý do từ chối + Tả trò chơi do chính bé nghĩ ra. - Khác nhau: Ý và lời không hề trùng lặp. -> Đây chính là điểm sang tạo đã tạo nên thành công của bài thơ. Chuyển ý: Để hiểu rõ hơn về nội dung và nghệ thuật của bài thơ chúng ta đi vào phần Đọc – hiểu văn bản. Sline 14: Đọc – hiểu văn bản: II. Đọc – hiểu văn bản: GV: Với kết cấu giống nhau trên, chúng ta sẽ tìm hiểu theo kết cấu của bài thơ. GV: Chúng ta tìm hiểu mục 1 Lời mời gọi của những người trên Mây, Sóng. 1. Lời mời gọi của những người trên Mây, Sóng. GV: Các em chú ý vào bài thơ và cho biết : ? Những người trên Mây, trong Sóng đã nói gì với em bé? Các em thấy là những người trên Mây họ đã nói: + Bon tớ chơi từ khi thức dậy tới lúc chiều tà. + Bọn tớ chơi với bình minh vàng vầng trăng bạc Còn trong Sóng thì sao? + Bọn tớ ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn + Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ ? Vậy từ những chi tiết này em có nhận xét gì về thế giới mà họ vẽ ra? Các em thấy được: thế giới mà họ vẽ ra đó là một thế giới rộng lớn, kì diệu, vui tươi và hấp dẫn trẻ thơ. Bình giảng: Mây và Sóng – hai hình ảnh tượng trưng cho thiên nhiên vừa gợi sự bao la bất diệt, vừa thể hiện sự gần gũi, đẹp đẽ. Thế giới với vô vàn trò chơi, tràn ngập tiếng hát luôn là sự hấp dẫn đối với mọi người, nhất là trẻ thơ. ? Nếu đứng trước lời mời như vậy em sẽ làm gì? Cô nghĩ rằng có bạn cũng sẽ bị quyến rũ bởi lời mời gọi của Mây và Sóng nhưng cũng có bạn sẽ từ chối vì không muốn xa gia đình. Sline 15: Lời đáp của em bé. Chuyển ý: Vậy em bé có bị quyến rũ vì lời mời gọi hấp dẫn đó không chúng ta cùng tìm hiểu mục 2. Lời đáp của em bé. 2. Lời đáp của em bé. GV: Các em chú ý văn bản và hãy cho cô biết: ?Lúc đầu khi mới nghe lời mời gọi của Mây và Sóng, em bé đã làm gì? GV: Các em thấy rằng lúc đầu khi mới nghe lời mời gọi của Mây và Sóng em bé đã hỏi: + Làm thế nào mà lên đó được + Làm thế nào ra ngoài đó được ? Vậy những câu hỏi trên của em bé nói lên điều gì nào các em? GV: Đó là những câu hỏi đường của em bé, chứng tỏ điều gì? Chứng tỏ em bé cũng rất thích đi chơi, vì sao nào? Vì em cũng vẫn là một đứa trẻ Vậy nhưng sau đó em bé đã đáp lại những người trên Mây và trong Sóng ntn? - Với người trên Mây: “ Mẹ mình đang đợi ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đến được”. - Với người trong Sóng: “ Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được” ? Qua lời đáp này em biết câu trả lời của em bé là gì? GV: Chúng ta hiểu được là em bé đã từ chối không di. ? Vậy em có nhận xét gì về lời từ chối của em bé? Các em thấy được là đó là một lời từ chối rất dễ thương, khéo léo và tế nhị của em bé. Sline 16: Bài tập trắc nghiệm nhiều lựa chọn Vì sao em bé lại từ chối lời mời gọi hấp dẫn của Mây và Sóng? A. Em không thích trò chơi của Mây và Sóng. B. Vì đường xa và khó khăn. C. Em sợ phải đi một mình. D. Em rất yêu mẹ và luôn muốn được ở bên mẹ. Sline 17: Bình giảng: Đáp án là D. Vì em rất yêu mẹ và luôn muốn được ở bên mẹ. Trước một thế giới kì diệu như vậy mà một em bé đã từ chối vì sợ mẹ buồn. Tác giả muốn nói với người đọc điều gì? Sức mạnh của tình mẫu tử đã giúp con người vượt lên những ham muốn tầm thường. Bình giảng: Các em thấy đó tình mẹ thật thiêng liêng. Hạnh phúc biết bao khi chúng ta có mẹ. Hãy yêu quý trân trọng mẹ đừng để mẹ phải buồn phiền, đau lòng vì chúng ta. Sline 18: Trò chơi của bé: Chuyển ý: Để từ chối những lời mời gọi hấp dẫn của Mây và Sóng em bé đã sang tạo ra một trò chơi, đó là trò chơi gì cô và các em sẽ đi tìm hiểu. 3. Trò chơi của bé: GV: Các em chú ý vào văn bản và hãy cho biết: ? Em bé đã sang tạo ra trò chơi gì? Trò chơi của bé là: - Con là mây – Mẹ là trăng Hai bàn tay con ôm lấy mẹ - Con là sóng – Mẹ là bến bờ kì lạ Con sẽ lăn và cười tan vào lòng mẹ ? Em có nhận xét gì về cách sử dụng hình ảnh qua trò chơi này? Đó chính là nghệ thuật lien tưởng, tượng trưng. ? Em thấy trò chơi của bé có gì đặc biệt nhỉ? Đó là trò chơi vô cùng kì thú, hấp dẫn vì em đã được hòa mình vào thế giới tự nhiên trong cuộc vui chơi ấm áp tình mẫu tử. Sline 19: Bình giảng Qua bài thơ ta thấy được hạnh phúc không phải điều xa xôi, bí ẩn do ai ban cho mà nó luôn ở xung quanh ta và do chính ta khơi nguồn, sang tạo. Các em ạcoo tin rằng khi các em biết yêu thươngcha mẹ, biết trân trọng gia đình mìnhthif chúng ta sẽ luôn biết tạo ra được niềm vui cho cha mẹ và cũng chính là cho bản thân các em. Đừng để mất mẹ rồi thì dù có nuối tiếc cũng không thể lấy lại được, sẽ chỉ còn lại những mất mát, tổn thương. Và khi ấy hạnh phúc, sự ấm áp của tình mẫu tử chỉ còn là những giấc mơ. Các em sẽ cảm nhận được điều ấy qua một bài hát rất quen thuộc “Gặp mẹ trong mơ”, mời các em lắng nghe nhé/ Sline 20: - HS nghe bài hát. - HS nghe bài hát “Gặp mẹ trong mơ” Sline 21: GV mở rộng: Chúng ta vừa được hòa mình trong thế giới tình mẫu tử đầy xúc động của một em bé Ấn Độ. Vậy còn ở VN chúng ta thì sao, tình mẫu tử được thể hiện ntn qua các trang văn, thơ, ca dao, tục ngữ. - GV: Các em được bắt gặp những câu ca dao lắng đọng, sâu sắc: + Chiều chiều ra đứng ngõ sau, ngó về quê mẹ ruột đau chin chiều + Công cha như núi Thái Sơn ..Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Chúng ta thấy được những tình cảm nhẹ nhàng nhưng tha thiết qua các vần thơ của Đõ Trung Quân qua bài “Mẹ”, “Con Cò ” của Chế Lan Viên hay “Lời ru của mẹ” của nhà thơ Xuân Quỳnh vv Và các em cũng cảm nhận được tình mẫu tử mãnh liệt vượt qua được những khó khăn thử thách, những âm mưu đen tối, hiểm độc trong cuộc sống qua “Trong lòng mẹ trích Những ngày thơ ấu” của Nguyên Hồng, hay trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố. Chuyển ý: Với Ta – go nhờ đâu mà tác giả lại viết được một bài thơ hay, thành công như vậy chúng ta sẽ đi tìm hiểu mục III. Tổng kết. III. Tổng kết GV: Các em sẽ hệ thống lại phần nghệ thuật giúp cô bằng 1 bài tập nhé. Sline 22: Bài tập trắc nghiệm Sline 23: 1. Nghệ thuật: Đây chính là nghệ thuật của bài thơ Mây và Sóng GV: Chúng ta đã tìm hiểu xong nghệ thuật của bài thơ, vậy qua bài thơ này các em cần ghi nhớ nội dung trọng tâm nào, các em cũng sẽ hoàn thành bằng một bài tập sau: Sline 24: Bài tập trắc nghiệm Sline 25: Kết quả bài tập Sline 26: Kết luận GV: Để ghi nhớ được kiến thức cơ bản của văn bản vừa tìm hiểu các em nắm chắc cho cô nội dung ghi nhớ SGK Ngữ văn lớp 9 tập 2 trang 89. Sline 27: Hướng dẫn các em học ở nhà Để khắc sâu hơn nội dung các em vừa học cô sẽ hướng dẫn các em học ở nhà. *Về nhà: + Học thuộc bài thơ và nắm được nội dung nghệ thuật của bài . + Sưu tầm những bài thơ nói về tình mẫu tử. Bài tập: 1. Nêu cảm nhận về 2 câu thơ sau: “Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.” (Mây và sóng - Ta-go) Bài tập 2. Vẽ tranh minh họa cho bài thơ. -Chuẩn bị bài: “Ôn tập về thơ” : + Kẻ và làm mẫu thống kê. + Soạn bài theo câu hỏi của sgk. Sline 28: Vi deo GV: Các em thân mến cô và các em đã vừa tìm hiểu xong văn bản Mây và Sóng của tác giả Ta – go, qua bài học này cô mong muốn các em sẽ biết yêu quý, biết ơn mẹ và trân trọng gia đình mình hơn nhé. Chúc các em mạnh khỏe luôn là con ngoan, trò giỏi. Sline 29: Tài liệu tham khảo Trên đây là phần thuyết minh sản phẩm dự thi cuộc thi quốc gia Thiết kế bài giảng e-Learning lần thứ 4 của nhóm giáo viên trường THCS xã Bắc Thủy. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. Bắc Thủy, ngày 12 tháng 8 năm 2016 Người viết Nguyễn Thị Duyên
Tài liệu đính kèm:
- bai_thuyet_trinh_ngu_van_lop_9_tiet_130_van_ban_may_va_song.doc