Bài giảng môn Ngữ văn 9 - Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Bài giảng môn Ngữ văn 9 - Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Đoạn văn tham khảo:

(1) Bức tranh thiên nhiên mở đầu bằng không gian thoáng đãng, yên ả, thơ mộng. (2) Đó là không gian của một dòng sông xanh. (3) Dòng sông ấy gợi nhắc đến sông Hương thơ mộng của Xứ Huế và không gian của mùa xuân không ngừng được mở rộng với tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện. (4) Chiền chiện vốn là loài chim báo tin xuân, hình ảnh của nó xuất hiện trong khổ thơ khiến người đọc có cảm giác không gian như được trải đầy một sắc xuân. (5) Thanh Hải lựa chọn màu sắc trẻ trung, tươi tắn và căng tràn sức sống cho bức tranh mùa xuân của mình. (6) Đó là màu xanh của dòng sông hoà lẫn màu xanh của bầu trời. (7) Là một màu tím biếc đến nao lòng của xứ Huế. (8) Nhưng bức tranh này không chỉ có hình ảnh, màu sắc mà còn có cả âm thanh. (9) Chỉ có điều ở đây tiếng chim hót như trở nên cụ thể, hữu hình, thành hình khối long lanh náo nức để có thể đưa tay ra mà hứng, mà nâng niu. (10) Quả thật, Thanh Hải với lòng yêu thiên nhiên say đắm đã thể hiện mọi bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống. (CÂU CHỦ ĐỀ)

 

pptx 21 trang Thái Hoàn 03/07/2023 3030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn 9 - Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỦNG CỐ KIẾN THỨC VÀ GIẢI ĐỀ ĐỌC HIỂU – MÙA XUÂN NHO NHỎ 
KIẾN THỨC CẦN NHỚ 
1. Tác giả: 
Thanh Hải (1930 – 1980) tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế. 
- Tham gia hoạt động văn nghệ từ cuối năm kháng chiến chống Pháp. Là cây bút có công xây dựng nền văn học giải phóng miền Nam từ những ngày đầu. Thanh Hải từng là một người lính trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ với tư cách là một nhà văn. 
- Thơ TH chân chất và bình dị, đôn hậu và chân thành. 
- Các tác phẩm chính: Các tập thơ “những đồng chí trung kiên” (1962), Huế mùa xuân (hai tập 1970 và 1975), Dấu võng Trường Sơn (1977) 
2. Tác phẩm 
a. Bài thơ ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt: (tháng 11- 1980, chỉ ít ngày sau, nhà thơ qua đời. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta mới thống nhất lại đang phải đối mặt với nhiều khó khăn và thử thách gay gắt. 
b. Mạ ch cảm xúc: Bài thơ bắt đầu bằng những xúc cảm trực tiếp, hồn nhiên, trong trẻo trước vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên, đất trời. Từ đó, mở rộng ra thành hình ảnh mùa xuân của đất nước hôm nay và cả đất nước bốn ngàn năm. Từ đó mạch thơ chuyển sang biểu hiện suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ được góp “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Mạch thơ phát triển tự nhiên để rồi khép lại cũng tự nhiên, đằm thắm trong một điệu dân ca xứ Huế. 
DÀN BÀI 
A. Mở bài: 
- Giới thiệu đề tài mùa xuân trong thi ca => Dẫn vào bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải 
- Những xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. 
B. Thân bài 
1. Khái quát chung : - Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ 
- Mạch cảm xúc 
2. Phân tích 
2.1. Luận điểm 1: mùa xuân của thiên nhiên 
- Bức tranh mùa xuân tươi đẹp, trong sáng, gợi cảm, tràn đầy sức sống, tươi vui rộn rã 
- Cảm xúc : say sưa, ngây ngất của nhà thơ trước cảnh đất trời vào xuân 
2.2. Luận điểm 2: Mùa xuân của đất nước 
- Mùa xuân của con người đang lao động và chiến đấu 
- N gợi ca vẻ đẹp đất nước tráng lệ, trường tồn, thể hiện niềm tin sáng ngời của nhà thơ về đất nước. 
2.3. Luận điểm 3: Tâm niệm của nhà thơ . 
Điều tâm niệm của nhà thơ: là khát vọng được hoà nhập và cống hiến. 
Ước nguyện đó được đẩy lên cao thành một lẽ sống cao đẹp 
3. Đánh giá chung : - Nghệ thuật 
 - Nội dung 
C. Kết luận : 
- Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ. 
- Liên hệ bản thân 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 1 
Trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, nhà thơ bắt đầu bằng câu: 
Mọc giữa dòng sông xanh 
Câu 1: Chép chính xác 5 câu để hoàn thiện đoạn thơ. 
Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, trong hoàn cảnh đó có ý nghĩa thế nào đối với việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ? 
Câu 3: Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ. 
Câu 4: Đoạn thơ vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Em hãy nêu tác dụng của biện pháp ấy. 
Câu 5: Viết đoạn văn quy nạp từ 10 -> 12 câu với chủ đề: Khổ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống. 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 1 
Mọc giữa dòng sông xanh 
Một bông hoa tím biếc 
Ơi con chim chiền chiện 
Hót chi mà vang trời 
Từng giọt long lanh rơi 
Tôi đưa tay tôi hứng. 
Câu 1: Chép chính xác 5 câu để hoàn thiện đoạn thơ. 
Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ, trong hoàn cảnh đó có ý nghĩa thế nào đối với việc bày tỏ cảm xúc của nhà thơ? 
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ viết vào tháng 11/1980, không bao lâu sau trước khi nhà thơ qua đời, thể hiện được niềm yêu mến cuộc sống, yêu nước thiết tha và ước nguyện của tác giả. 
- Ý nghĩa: Từ tình yêu cuộc sống, yêu cuộc đời, thiên nhiên được khơi nguồn, nảy nở từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mở rộng ra với mùa xuân đất nước, cách mạng. Cảm xúc lắng đọng dần vào suy tư và ước nguyện: nhà thơ muốn nhập vào bản hòa ca vĩ đại của cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình, góp vào mùa xuân chung lớn lao “mùa xuân nho nhỏ”. Bài thơ khép lại những cảm xúc thiết tha, tự hào về quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 1 
Câu 3: Nêu ý nghĩa nhan đề bài thơ. 
 - Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tác độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ. 
 - Hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” là biểu tượng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của sự sống và cuộc đời mỗi con người. 
 - Sự hòa quyện giữa cái chung và cái riêng, giữa mối quan hệ cá nhân và cộng đồng. 
 - Bài thơ thể hiện nguyện ước của nhà thơ, muốn làm một mùa xuân, nghĩa là sống đẹp sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình rất khiêm nhường. Mong ước nhỏ nhoi, giản dị được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước. Đó là chủ đề mà bài thơ mà nhà thơ muốn gửi gắm. 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 1 
Câu 4: Đoạn thơ vừa chép sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ? Em hãy nêu tác dụng của biện pháp ấy. 
* Biện pháp nghệ thuật: 
- Đảo trật tự cú pháp: đưa từ “ mọc” lên đầu câu-> nhấn mạnh sức sống của bông hoa 
- Biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: 
+ Giọt long lanh là những giọt mưa xuân, giọt mưa xuân, trong sáng, rơi xuống từng nhành cây, kẽ lá. 
+ Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận bằng thính giác) chuyển thành “từng giọt” (hình và khối, cảm nhận bằng thị giác), từng giọt long lanh ánh sáng và màu sắc có thể bằng xúc giác (tôi đưa tay tôi hứng). 
* Tác dụng: Câu thơ gợi ra niềm cảm xúc say mê, ngây ngất của tác của tác giả trước cảnh trời đất xứ Huế vào mùa xuân, thể hiện mong muốn hòa nhập thiên nhiên, đất trời trong tâm tưởng giữa mùa đông lạnh giá khiến ta vô cùng khâm phục. 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 1 
Câu 5: Viết đoạn văn quy nạp từ 10 -> 12 câu với chủ đề: Khổ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” đã vẽ nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và tràn đầy sức sống. 
* Đoạn văn tham khảo: 
(1) Bức tranh thiên nhiên mở đầu bằng không gian thoáng đãng, yên ả, thơ mộng. (2) Đó là không gian của một dòng sông xanh. (3) Dòng sông ấy gợi nhắc đến sông Hương thơ mộng của Xứ Huế và không gian của mùa xuân không ngừng được mở rộng với tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện. (4) Chiền chiện vốn là loài chim báo tin xuân, hình ảnh của nó xuất hiện trong khổ thơ khiến người đọc có cảm giác không gian như được trải đầy một sắc xuân. (5) Thanh Hải lựa chọn màu sắc trẻ trung, tươi tắn và căng tràn sức sống cho bức tranh mùa xuân của mình. (6) Đó là màu xanh của dòng sông hoà lẫn màu xanh của bầu trời. (7) Là một màu tím biếc đến nao lòng của xứ Huế. (8) Nhưng bức tranh này không chỉ có hình ảnh, màu sắc mà còn có cả âm thanh. (9) Chỉ có điều ở đây tiếng chim hót như trở nên cụ thể, hữu hình, thành hình khối long lanh náo nức để có thể đưa tay ra mà hứng, mà nâng niu. (10) Quả thật, Thanh Hải với lòng yêu thiên nhiên say đắm đã thể hiện mọi bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống. (CÂU CHỦ ĐỀ) 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 2 
Cho đoạn thơ: Mùa xuân người cầm súng 
Lộc giắt đầy trên lưng 
Mùa xuân người ra đồng 
Lộc trải dài nương mạ 
Tất cả như hối hả 
Tất cả như xôn xao... 
(Thanh Hải - Mùa xuân nho nhỏ - Ngữ văn 9, tập hai) 
Câu 1: Từ “lộc” trong bài được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích tại sao tác giả lại miêu tả người lính là “lộc dắt đầy trên lưng”? 
Câu 2: Phân tích để làm rõ giá trị của các điệp ngữ trong đoạn thơ trên. 
Câu 3: Em hãy viết đoạn văn khoảng 8-10 câu theo phương thức diễn dịch để làm rõ vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy. Đoạn thơ có sử dụng phép thế và câu chứa thành phần phụ chú ngữ. 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 2 
- Từ “lộc” là sự sáng tạo độc đáo của tác giả được sử dụng với cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển: 
+ Nghĩa gốc: là những mầm non nhú lên ở cây khi mùa xuân đến. 
+ Nghĩa chuyển: sức sống, sức phát triển của đất nước, với nhiệm vụ bảo vệ đất nước trong những ngày đầu xuân. 
Câu 1: Từ “lộc” trong bài được sử dụng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích tại sao tác giả lại miêu tả người lính là “lộc giắt đầy trên lưng”? 
- Giải thích: Hình ảnh “Người cầm súng” được tác giả miêu tả “Lộc giắt đầy trên lưng” là vì: Trên đường hành quân, trên lưng người lính lúc nào cũng có những cành lá để nguỵ trang, trên đó có những lộc non mới nhú lên khi mùa xuân đến. Với nghĩa chuyển của từ “lộc”, ta cảm nhận anh bộ đội như mang trên mình mùa xuân của đất nước. Anh cầm súng để bảo vệ mùa xuân tươi đẹp đó. Cách diễn đạt sức sống của một đất nước vào mùa xuân với nhiệm vụ lớn lao: Bảo vệ đất nước thật cụ thể và sinh động. 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 2 
Câu 2: Phân tích để làm rõ giá trị của các điệp ngữ trong đoạn thơ 
Mùa xuân người cầm súng 
Lộc giắt đầy trên lưng 
Mùa xuân người ra đồng 
Lộc trải dài nương mạ 
Tất cả như hối hả 
Tất cả như xôn xao... 
- Các điệp ngữ trong đoạn: mùa xuân, lộc, tất cả . 
- Phân tích: 
+ Vị trí của điệp ngữ: đầu câu thơ. 
+ Cách điệp: nối liền (nối tiếp) và cách nhau (cách quãng) 
- Tác dụng: tạo nhịp điệu cho câu thơ. Các điệp ngữ tạo nên điểm nhấn cho câu thơ như nốt nhấn của bản nhạc, góp phần gợi không khí sôi nổi, khẩn trương, tấp nập của bức tranh đất nước vừa lao động, vừa chiến đấu. 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 2 
Câu 3: Em hãy viết đoạn văn khoảng 8-10 câu theo phương thức diễn dịch để làm rõ vẻ đẹp của mùa xuân đất nước và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy. Đoạn thơ có sử dụng phép thế và câu chứa thành phần phụ chú ngữ. 
Đoạn văn tham khảo: 
(1) Trước cảm hứng bất tận về mùa xuân tự nhiên đất trời, tác giả suy ngẫm về mùa xuân của đất nước, dân tộc: 
Mùa xuân người cầm súng 
... 
Tất cả như xôn xao 
(Thanh Hải - Mùa xuân nho nhỏ - Ngữ văn 9, tập hai) 
 (2) Tác giả dùng hai tính từ đặc tả đúng những khó khăn, gian khổ mà nhân dân ta đã vượt qua: 
Đất nước bốn nghìn năm 
Vất vả và gian lao 
(3) Sự “vất vả” và “gian lao” ở đây nhà thơ muốn nói tới chính là quá trình nước ta đi vượt qua khó khăn, thử thách để “cứ đi lên phía trước” . (4) Hình ảnh lộc tràn ngập khắp khổ thơ cũng chính là sáng tạo nghệ thuật của Thanh Hải khi nói về những lực lượng nòng cốt, chủ đạo giúp đất nước phát triển, vững bền. (5) Hình ảnh “lộc” của người cầm súng khiến ta liên tưởng tới cành lá ngụy trang cũng như tương lai, sức sống và khát vọng thanh bình về quốc gia độc lập. (6) Hình ảnh “lộc” của người ra đồng là hình ảnh những chồi non, mầm sống từ những cánh đồng quê hương. (7) Từ “lộc” mang sức sống, niềm hy vọng ngày mai ấm no hơn, hạnh phúc hơn. (8) Nhà thơ tin tưởng, tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước dù trước mắt còn nhiều gian nan, thử thách. 
- Phép thế: Tác giả - nhà thơ - Thanh Hải 
- Thành phần phụ chú: (Thanh Hải - Mùa xuân nho nhỏ - Ngữ văn 9, tập hai) 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 3 
Cho đoạn thơ: 
 Ta làm con chim hót 
Ta làm một cành hoa 
Ta nhập vào hòa ca 
Một nốt trầm xao xuyến. 
Một mùa xuân nho nhỏ 
Lặng lẽ dâng cho đời 
Dù là tuổi hai mươi 
Dù là khi tóc bạc. 
( Trích "Mùa xuân nho nhỏ" – Thanh Hải) 
Câu 1: Nhan đề "Mùa xuân nho nhỏ" được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp như vậy thể hiện nguyện vọng nào của tác giả? 
Câu 2: Nốt nhạc trong bài thơ thể hiện nét gì? Điều đó góp phần gì vào việc thể hiện nguyện ước của tác giả? 
Câu 3: Phát hiện và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong hai khổ thơ trên. 
Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa và nhận xét sự lặp lại, biến đổi của những chi tiết, hình ảnh, đại từ trong khổ thơ đầu và khổ thơ thứ tư. 
Câu 5: Hãy viết đoạn văn khoảng 8-10 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp làm rõ tâm niệm của nhà thơ. Đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú. 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 3 
- Nhan đề "Mùa xuân nho nhỏ" được cấu tạo bởi: + Danh từ (mùa xuân) 
+ Tính từ (nho nhỏ) 
- Giải thích: 
+ Mùa xuân: mang nghĩa thực, chỉ mùa khởi đầu của năm, đây là mùa của sự sinh sôi, phát triển. 
+ Mùa xuân còn mang ý nghĩa ẩn dụ khi chỉ những thứ đẹp, tinh túy nhất của sự sống và cuộc đời mỗi người, mùa xuân còn tượng trưng cho tuổi trẻ, trí tuệ và sức trẻ nhiệt huyết. 
+ Từ láy nho nhỏ thể hiện sự giản dị, khiêm nhường. 
Câu 1: Nhan đề "Mùa xuân nho nhỏ" được cấu tạo bởi những từ loại nào ? Việc kết hợp như vậy thể hiện nguyện vọng nào của tác giả ? 
- Việc kết hợp thể hiện nguyện vọng của tác giả: Tác giả đặt nhan đề tác phẩm là "Mùa xuân nho nhỏ", nhằm muốn thể hiện sự khiêm nhường, chân thành trong nguyện ước giản dị và tha thiết được cống hiến sức của mình vào những điều tốt đẹp của đất nước. Nhan đề cũng thể hiện sự hòa quyện cái chung và cái riêng, giữa cá nhân với cộng đồng. 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 3 
“Một nốt trầm” chính là sự khiêm nhường, lặng lẽ của tác giả giữa bản đàn muôn điệu của cuộc sống. Nốt trầm để nâng đỡ các nốt nhạc khác thăng hoa hơn, ở đây tác giả rất tinh tế khi kết hợp nốt trầm lắng với tính từ “xao xuyến” . Như vậy, chính nốt trầm tạo dấu ấn, gây được những xao động đẹp đẽ trong lòng người đọc. 
Câu 2: Nốt nhạc trong bài thơ thể hiện nét gì? Điều đó góp phần gì vào việc thể hiện nguyện ước của tác giả? 
Điều đó góp phần làm cho nguyện ước chân thành, nhỏ bé của nhà thơ được hóa thân thành những điều đẹp đẽ như nốt trầm xao xuyến kia, luôn có mặt, hiện hữu trong bản đàn muôn bậc của sự sống. 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 3 
- Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: điệp ngữ, đảo ngữ, ẩn dụ 
- Phân tích: 
 + Biện pháp điệp ngữ: “ta làm” diễn tả khát vọng muốn được làm những việc hữu ích dâng hiến cho cuộc đời. 
 + Điệp từ “ta” như một lời khẳng định, đó không chỉ là ước nguyện của nhà thơ mà còn là ước nguyện chung của rất nhiều người. 
 + Biện pháp đảo ngữ trong câu thơ “lặng lẽ dâng cho đời” : nhấn mạnh vào trạng thái thầm lặng khi cống hiến, khát vọng được hóa thân một cách lặng lẽ, khiêm nhường. 
 + Điệp ngữ “dù là” nhấn mạnh vào sự tha thiết cũng như sức cống hiến không ngừng nghỉ cho cuộc đời dù là khi trẻ hay già. 
 + Mùa xuân nho nhỏ: biện pháp ẩn dụ đầy sáng tạo thể hiện thiết tha và cảm động ước mong được cống hiến, sống đẹp và có ích với cuộc đời chung. 
Câu 3: Phát hiện và phân tích giá trị của các biện pháp tu từ trong hai khổ thơ trên. 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 3 
Câu 4: Hãy nêu ý nghĩa và nhận xét sự lặp lại, biến đổi của những chi tiết, hình ảnh, đại từ trong khổ thơ đầu và khổ thơ thứ tư. 
- Hình ảnh con chim và hình ảnh bông hoa được lặp lại trong hai khổ thơ: khổ đầu và khổ thơ thứ tư. 
 + Ở khổ thơ đầu, hình ảnh được miêu tả cụ thể gợi cảm mang ý nghĩa diễn tả sự tươi đẹp của cuộc sống. 
 + Sự lặp lại chi tiết bông hoa và con chim hót làm cho hai chi tiết này trở thành biểu tượng của mùa xuân và từ đó xuất hiện hình ảnh “mùa xuân nho nhỏ” ở khổ thơ thứ năm rất tự nhiên. 
- Ở đầu đoạn thơ xưng hô đại từ “tôi” nhưng đến khổ thứ tư chuyển thành đại từ “Ta” diễn tả điều tâm niệm của tác giả là khát vọng chung của nhiều người, nhiều lứa tuổi. 
 + Tiếng lòng của nhà thơ gặp và giao hòa với tiếng lòng của nhiều người vì vậy tác giả sử dụng tiếng nói chung “ta”. 
ĐỀ ĐỌC- HIỂU SỐ 3 
Câu 5: Hãy viết đoạn văn khoảng 8-10 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp làm rõ tâm niệm của nhà thơ. Đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú. 
* Đoạn văn tham khảo: 
(1) "Mùa xuân nho nhỏ" là bài ca đẹp đẽ và sâu lắng về ước nguyện cống hiến chân thành của nhà thơ muốn được sống đẹp, sống có ích với cuộc đời chung. (TÔNG) 
(2) Khao khát đó cháy bỏng, tự nhiên và thuần phác khi nhà thơ lựa chọn những hình ảnh của tự nhiên giản dị để diễn tả: 
Ta làm con chim hót 
Ta làm một nhành hoa 
Ta nhập vào hòa ca 
Một nốt trầm xao xuyến 
(3) Tác giả nguyện làm con chim, làm một cành hoa dâng hương thơm, tiếng hót làm đẹp cho đời. 
(4) Đặc biệt ước nguyện muốn hóa thành thành “một nốt trầm” hòa nhịp, nâng đỡ bản đàn muôn điệu của cuộc đời. (5) Nếu như phần mở đầu, tác giả phác họa hình ảnh mùa xuân của tự nhiên bằng hình ảnh bông hoa và tiếng hót thì tới đoạn thơ này, hình ảnh đó được lặp lại như một sự đối ứng chặt chẽ, sự thống nhất trong tâm tưởng. (6) Điệp từ “ta” một lần nữa khẳng định và nói thay ước nguyện mong muốn được cống hiến của rất nhiều người trong thời kì đất nước bước vào đổi mới. (7) Nhưng trên hết, ước nguyện muốn được hóa thân của tác giả cháy bỏng và thật đẹp khi tác giả sử dụng từ “lặng lẽ” đây là cách nói khiêm tốn, chân thành mà giản dị lối sống cao đẹp. (8) Khổ thơ cho thấy khát vọng được cống hiến âm thầm, lặng lẽ của tác giả - người từng trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, đã cống hiến và sống có ích cho tới cuối đời - Thanh Hải! (TỔNG) 
- Thành phần phụ chú : - người từng trải qua hai cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, đã cống hiến và sống có ích cho tới cuối đời 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_9_van_ban_mua_xuan_nho_nho_thanh_hai.pptx