Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 105+106+107: Văn bản Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 105+106+107: Văn bản Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

2. Tác phẩm: Viết năm 1980 trước khi ông qua đời 1 tháng.

- Bài thơ sáng tác vào tháng 11.1980.

+ Năm 1980, đó là thời kỳ đất nước ta vừa trải qua cuộc kháng chiến còn bộn bề khó khăn: chiến tranh biên giới, nền kinh tế chưa ra khỏi chính sách bao cấp song công cuộc kiến thiết vẫn rộn ràng khấp nơi.

+ Và lúc này nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Đây là sáng tác cuối cùng của Thanh Hải. Chỉ ít tuần sau, ông qua đời. Trong những giây phút cuối của cuộc đời, nhà thơ vẫn thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha. Chính hoàn cảnh ra đời ấy đã góp phần tăng thêm ý nghĩa của bài thơ.

+ Nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc cho bài thơ, và khúc ca xuân ấy lập tức được nhiều người yêu thích.

+ Mùa xuân nho nhỏ là một trong những bài thơ hay thể hiện cái nhìn tươi trẻ của nhà thơ trong giai đoạn xây dựng đất nước.

 

ppt 13 trang hapham91 3650
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 105+106+107: Văn bản Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
? Cảm nhận của em sau khi học xong văn bản Tiếng nói của văn nghệ của Nguyễn Đình Thi- VN nối sợi dây đồng cảm kỳ diệu giữa nghệ sĩ với bạn đọc thông qua những rung động mãnh liệt, sâu xa của trái tim.- VN giúp con người được sống phong phú hơn và tự hoàn thiện nhân cách mình ( THANH HẢI )Tiết 105,106,107 – văn bản: MÙA XUÂN NHO NHỎA. Giới thiệu chung1. Tác giả- Thanh Hải (1930-1980), tên thật là Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên- Huế.- Là nhà thơ cách mạng, có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam từ những ngày đầu.- Thơ ông trong sáng, giàu hình ảnh nhạc điệu, cảm xúc thiết tha, chân thành và lắng đọng.2. Tác phẩm: Viết năm 1980 trước khi ông qua đời 1 tháng.- Bài thơ sáng tác vào tháng 11.1980.+ Năm 1980, đó là thời kỳ đất nước ta vừa trải qua cuộc kháng chiến còn bộn bề khó khăn: chiến tranh biên giới, nền kinh tế chưa ra khỏi chính sách bao cấp song công cuộc kiến thiết vẫn rộn ràng khấp nơi. + Và lúc này nhà thơ đang nằm trên giường bệnh. Đây là sáng tác cuối cùng của Thanh Hải. Chỉ ít tuần sau, ông qua đời. Trong những giây phút cuối của cuộc đời, nhà thơ vẫn thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha. Chính hoàn cảnh ra đời ấy đã góp phần tăng thêm ý nghĩa của bài thơ.+ Nhạc sĩ Trần Hoàn đã phổ nhạc cho bài thơ, và khúc ca xuân ấy lập tức được nhiều người yêu thích.+ Mùa xuân nho nhỏ là một trong những bài thơ hay thể hiện cái nhìn tươi trẻ của nhà thơ trong giai đoạn xây dựng đất nước.B. Đọc- hiểu văn bản1. Đọc, tìm hiểu chú thích2. Bố cục- PTBĐ: Biểu cảm kết hợp với miêu tả và nghị luận.- Thể thơ: 5 chữ- Từ xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến Mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.- Bố cục: 4 phầnMạch cảm xúcVẻ đẹp mùa xuân thiên nhiênMùa xuân đất nướcSuy ngẫm và ước nguyệnCâu hát ngợi ca quê hương, đất nướcKhổ 1Khổ 2,3Khổ 4,5Khổ 63. Phân tích3.1. Mùa xuân thiên nhiên, đất nước (khổ 1,2,3)a. Bức tranh thiên nhiên mùa xuân- Hình ảnh: dòng sông, bông hoa, chim chiền chiệnTươi đẹp, bình dị - Màu sắc: Xanh, tím biếc- Âm thanh: Tiếng chim chiền chiện hót vang trờiVang vọng, tươi vui, rộn rã- Không gian: dòng sông, bầu trờiCao rộng, khoáng đạtHài hòa, tươi tắn-> Bức tranh thiên nhiên mùa xuân: tươi sáng, nên thơ, căng tràn sức sống và mang đậm sắc màu xứ Huế.NT: + Đảo ngữ: mọc + Động từ: mọc, hótSức sống trỗi dậy của vạn vật1. Quả là 1 sự sáng tạo bất ngờ. Có nhiều cách hiểu khác nhau về giọt long lanh. Các em hãy thảo luận và đưa ra ý kiến của mình?2. Nếu hiểu đó là giọt âm thanh thì tác giả đã sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật nào?3. Cái hay trong cách diễn đạt đó là gì? Em hãy phân tích?1. Giọt long lanh, có thể là từng giọt mưa xuân trong ánh sáng trời xuân. Nhưng nếu gắn với 2 câu thơ trên lại có thể hiểu theo cách khác: Nhà thơ đưa tay hứng từng giọt âm thanh tiếng chim chiền chiện.2. NT ẩn dụ chuyển đổi cảm giác tinh tế, độc đáo.3. Tiếng chim chiền chiện từ chỗ đư­ợc cảm nhận bằng thính giác (nghe), chuyển sang cảm nhận bằng thị giác (nhìn). Âm thanh tiếng chim đư­ợc vật chất hóa thành giọt, thành hình khối, long lanh ánh sáng sắc màu và được cảm nhận cả bằng xúc giác (sờ thấy), có thể giơ tay hứng Phải là một người có tình yêu thiên nhiên tha thiết mới có thể hứng được giọt tiếng chim một cách kỳ diệu như vậy. Hình ảnh độc đáo “Giọt long lanh”  có thể hiểu là giọt sương, giọt mưa xuân...Nhưng đặt trong mối quan hệ với những câu trước ta có thể hiểu đây là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện  Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (Thính giác sang thị giác, xúc giác).Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếcƠi con chim chiền chiệnHót chi mà vang trờiTừng giọt long lanh rơiTôi đưa tay tôi hứng -> Niềm say sưa ngây ngất của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước lúc vào xuân.? Qua khổ thơ đầu em hãy nêu những cảm nhận tinh tế của tác giả về mùa xuân của thiên nhiên, đất trời- Bằng vài nét phác họa, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh xuân của đất trời rộng lớn với không gian ba chiều (bầu trời, mặt đất, dòng sông), màu sắc hài hòa, âm thanh náo nức, tất cả đều say đắm lòng người. Đó là vẻ đẹp và sức sống của đất trời vào xuân.- Khổ thơ kết hợp miêu tả (hình ảnh xuân) và biểu lộ niềm vui ngất ngây ơi, hót chi mà, tôi đưa tay tôi hứng diễn tả cảm xúc tha thiết, nồng nàn, ngây ngất giữa con người và tạo vật.HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI SAUI. Đọc soạn văn bản: Sang thu, Nói với con, Viếng lăng Bác, Những ngôi sao xa xôi.II. Viết thành bài văn hoàn chỉnh:1. Phân tích bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh.2. Phân tích 2 khổ thơ đầu bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.3. Phân tích 2 khổ thơ cuối bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.4. Phân tích khổ thơ đầu bài thơ Nói với con của Y Phương.5. Phân tích khổ thơ cuối bài thơ Nói với con của Y Phương.HƯỚNG DẪN HỌC SINH HỌC BÀI VÀ CHUẨN BỊ BÀI SAU6. Vẻ đẹp của 3 nữ thanh niên xung phong trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.7. Phân tích nhân vật Phương Định trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.III. Đề bài: Nêu suy nghĩ của em về hiện tượng vứt rác bừa bãi nơi công cộng.(Bài kiểm tra 15 phút, các em làm xong chụp ảnh gửi cho cô, giữ bài khi nào đi học nộp).IV. Tiếp tục đọc soạn văn bản: Mùa xuân nho nhỏ Học thuộc lòng các bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_9_tiet_105106107_van_ban_mua_xuan.ppt