Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

I, Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm

Tác giả

Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện chợ

Mới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp,

ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam

Bộ. Từ sau năm 1954, tập kết ra Bắc, Nguyễn Quang

Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mỹ, ông trở

về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác

văn học. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiều

thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và

hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ

trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.

 

ppt 15 trang hapham91 14540
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chiếc lược ngàNguyễn Quang SángI, Tìm hiểu về tác giả, tác phẩmTác giảNguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện chợMới, tỉnh An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp,ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau năm 1954, tập kết ra Bắc, Nguyễn Quang Sáng bắt đầu viết văn. Những năm chống Mỹ, ông trởvề Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng có nhiềuthể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộtrong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.Nhà văn Nguyễn Quang SỏngTác phẩmTruyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 ( khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ) và được đưa vào tập truyệncùng tên. Văn bản trong SGK là đoạn trích phần giữa của truyện,phần đầu và phần cuối đã được lược bớt.Tóm Tắt cốt truyện của đoạn tríchÔng Sáu xa nhà đi kháng chiến. Mãi dến khi con gái lên 8 tuổi, ông mới có dịp về thăm nhà. Bé Thu không nhận ra cha vì sẹo trên mặt làm ba không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như với người xa lạ. Đến lúc Thu nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc ra đi ông còn kịp trao cây lược cho người bạn.II, Tìm hiểu văn bản đoạn tríchTruyện đã thể hiện tình cha con sâu sắc của hai cha con ông Sáutrong hai tình huống:+ Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng thật trớ trêulà bé Thu không nhận cha, đến lúc em nhận ra và bày tỏ tình cảmthắm thiết thì ông Sáu lại phải ra đi. Đây là tình huống cơ bản.+ ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu con để làm cây lượcngà tặng con nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấycho con gái. Nếu tình huống thứ nhất bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha thì tình huống thứ hai lại bộc lộ tình cảm sâu sắc củaNgười cha với con.1. Thái độ và hành động của bé Thua, Thái độ và hành động của Thu trước khi nhận ra ông Sáu là chaCâu hỏi 2: Thái độ của bé Thu là đúng hay sai? Có phù hợp với tâm lí và tính cách trẻ con hay không?Câu hỏi 1: Bé Thu đã kiên quyết không gọi ông Sáu là cha như thế nào?Đáp lại nỗi nhớ thương và niềm vui khôn xiết của ông Sáu trong lần gặp mặt đầu,bé Thu lại tỏ ra ngờ vực và lạnh nhạt, lảng tránh. Tâm lí và thái độ ấy của Thu đượcThể hiện qua hàng loạt các chi tiết mà người kể chuyện quan sát và thuật lại rất Sinh động: Hốt hoảng, mặt tái đi, vụt chạy và kêu thét lên khi mới gặp ông Sáu, chỉ gọi trống không với ông Sáu mà không chịu gọi là cha Nhất định không chịu nhờ ông giúp chắt nước nồi cơm to đang sôi, hất cái trứngcá mà ông gắp cho. Khi bị ông Sáu tức giận đánh cho một cái thì bỏ về nhà bà ngoại, khi xuống xuồngcòn cố ý khua dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to.Sự ương ngạnh của bé Thu hoàn toàn không đáng trách. Nhà văn rất hiểu tâm lí của trẻ em và diễn tả sinh động với tấm lòng yêu mến và trân trọng những tình cảm trẻ thơ.Trong hoàn cảnh chiến tranh, bé Thu còn quá nhỏ để có thể hiểuđược những tình thế khắc nghiệt, éo le của đời sống và người lớncũng chưa kịp chuẩn bị cho nó đón nhận những khả năng bất thường có thể xảy ra trong tâm trí một đứa trẻ nhạy cảm, bé Thuchỉ hành động theo những gì mà nó nhìn thấy. Phản ứng tâm lícủa em là hoàn toàn tự nhiên, nó còn chứng tỏ em có cá tính mạnhmẽ, tình cảm của em sâu sắc và chân thật, em chỉ yêu ba khi tin chắc đó đúng là ba. Trong cái “cứng đầu” của em có ẩn chứa cả sự kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha chụp hìnhcùng với mẹ.b, Thái độ và hành động của Thu khi nhận ra người chaTrong buổi sáng cuối cùng, trước giờ chia tay, tiếng gọi “ba” của Thu hoàn toàn bất ngờ đối với tất cả mọi người, nhất là đối với ông Sáu. Em hãy tả lại cảnh đó và nói lên cảm nhận của mình?Vì sao bé Thu lại thay đổi thái độ và gọi ông Sáu là “ba”?Trong cuộc sống, tình cảm gia đình luôn là thứ tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người, đặc biệt là tình phụ tử, mẫu tử. Những trang văn như vậy có sức truyền cảm thật lớn lao! Trong giờ phút chia tay, Thu hét lên tiếng gọi “ba” bị đè nén bấy lâu và chạy lại ôm chầm lấy cha, níu kéo người cha ở lại. Dường như biết bao sự ăn năn hối hận về những ngày qua, biết bao tình cảm dồn nén trong những năm tháng không được gặp cha, trong lúc này đã được bộc lộ mạnh mẽ nhất. Thu ôm chầm, ôm chặt lấy cha như thể sẽ không còn có cơ hội, không còn có thời gian được gần gũi bên cha.tất cả như nghẹn đi vì tình yêu cha của một đứa trẻ lại mãnh liệt đếnnhư vậy! 2.Tình cha con sâu nặng của ông SáuNhững chi tiết nào trong tác phẩm nói lên tình cảm của ông Sáu đối với con? Em có suy nghĩ gì về điều đó?Tình cảm của ông Sáu đối với con đã được thể hiện phần nào trong chuyến về thăm nhà, nhưngđược biểu hiện tập trung và sâu sắc ở phần saucủa truyện, khi ông Sáu ở trong rừng tại căn cứ.Nỗi day dứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày sau khi ông chia tay với gia đình là ông đã đánh con khi ông nóng giận. Rồi lời dặn của đứa con “Ba về! Bamua cho con một cây lược nghe ba!” đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược ngà dành cho con.Ông đã dành cả tâm trí và thời gian rỗi của mình để cưa từng chiếc răng lược.Nó tuy chưa chải được máitóc của con nhưng nó gỡ rối được phần nào tâm trạng của ông. Chiếc lược trở thành một vật quý giá, thiêng liêng của ông Sáu và thể hiện tình cảm của ông: “Yêunhớ tặng Thu con của ba”. Xót xa thay đã hi sinh khichưa kịp trao vào tay đứa con gái chiếc lược ngà.3. Nghệ thuật và ý nghiã của tác phẩmNghệ thuật Một trong những điểm tạo nên sức hấp dẫn của truyện Chiếc lược ngà cũng như khá nhiều truyện ngắn của Nguyễn QuangSáng là tác giả đã xây dựng được một cốt truyện khá chặt chẽ,có những yếu tố bất ngờ hợp lí. Lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp là người bạn củaông Sáu – không chỉ là người chứng kiến khách quan vàkể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với nhân vật. Ngòi bút miêu tả tính cách và tâm lí nhân vật, nhất lànhân vật trẻ em tài tình.ý nghĩaCâu chuyện về chiếc lược ngà không chỉ nói lên tình cha con thắmthiết, sâu nặng của cha con ông Sáu mà còn gợi cho người đọc nghĩđến và thấm thía những đau thương, mất mát, éo le mà chiến tranhgây ra cho bao con người, bao gia đình. Hình ảnh cô giao liên Thucuối tác phẩm như nói lên sự tiếp nối không ngừng nghỉ giữa cácthế hệ để cống hiến cho công cuộc đấu tranh của dân tộc. Thu đã đi theo cách mạng để xứng đáng với người cha yêu thương.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_chiec_luoc_nga_nguyen_quang_sang.ppt