Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Nghị luận trong văn bản tự sự

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Nghị luận trong văn bản tự sự

Đoạn 1: Đây là suy nghĩ nội tâm của ông giáo trong truyện Lão Hạc của Nam Cao

a.

- Nếu ta không cố tình hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện

- Vợ mình không ác nhưng thị khổ quá rồi.

- Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình.

- Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa.

- Mình biết vậy nên mình chỉ buồn nhưng không nỡ giận.

Nêu vấn đề: Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ.

 

pptx 24 trang Thái Hoàn 03/07/2023 1890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chủ đề: Nghị luận trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ :NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ-4 Tiết 
CÁC NỘI DUNG TRỌNG TÂM: 
-Nghị luận trong văn bản tự sự. 
-Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. 
-Luyện nói : Tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm. 
-Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 
A.NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ: 
I.TÌM HIỂU YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ: 
Đoạn 1: Đây là suy nghĩ nội tâm của ông giáo trong truyện Lão Hạc của Nam Cao 
a. 
- Nếu ta không cố tình hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện 
- Vợ mình không ác nhưng thị khổ quá rồi. 
- Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình. 
- Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ đến ai được nữa. 
- Mình biết vậy nên mình chỉ buồn nhưng không nỡ giận. 
Nêu vấn đề: Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn và độc ác với họ. 
b . 
Luận điểm: 
+ Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh mình thì ta chỉ thấy toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thương => Đây là luận điểm có tính chất đặt vấn đề. 
+ Vợ tôi không ác, nhưng vì thị khổ quá rồi nên sinh ra ích kỉ, tàn nhẫn với người khác . => Đây là luận điểm có tính chất phát triển lập luận, triển khai vấn đề nghị luận. Các luận chứng và lí lẽ được đưa ra: một người đau chân .; khi người ta khổ quá thì 
+ Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận . => Đây là luận điểm kết luận, kết thúc lập luận. 
Đoạn 2: 
a. Qua đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán, có thể thấy cuộc đôi thoại giữa Kiều và Hoạn Thư được diễn ra dưới hình thức nghị luận. Hình thức này rất phù hợp với một phiên tòa. Trước tòa án, quan trọng nhất là người ta phải trình bày lí lẽ, chứng lí, nhân chứng, vật chứng... sao cho có sức thuyết phục. Trong phiên tòa này, Kiều là luật sư buộc tội, còn Hoạn Thư là bị cáo. Mỗi bên đều có lập luận của mình. 
b . 
- Lập luận của Thúy Kiều: 
+ Xưa nay, đàn bà có mấy người ghê ghớm, cay nghiệt như mụ 
+ Càng cay nghiệt càng chuốc nhiều oan trái (Đây là kiểu câu khẳng định). 
- Lập luận của Hoạn Thư: 
+ Thứ nhất: mình là đàn bà, ghen tuông là chuyện bình thường. 
+ Thứ hai: mình đã đối xử rất tốt với cô khi cô chép kinh ở "Quan Âm Các". 
+ Thứ ba: mình và cô đều là cảnh chồng chung nên chẳng nhường cho nhau được... 
+ Thứ tư: dù sao mình đã gây ra nhiều đau khổ cho cô, giờ đây mình chỉ còn trông vào lòng khoan dung rộng lớn của cô. 
- Hình thức: Thúy Kiều sử dụng hình thức câu khẳng định, càng ... càng => Khẳng định tội ác của Hoạn Thư. 
Câu 1: 
Trong đoạn trích Lão Hạc nêu trên, đó là lời của ông giáo, ông giáo đối thoại với chính mình, thuyết phục chính mình, rằng vợ mình không ác để “chỉ buồn chứ không nỡ giận”. 
Câu 2: 
Lập luận của Kiều thể hiện ở mấy câu đầu. Sau câu chào mỉa mai là lời đay nghiến: xưa nay đàn bà có mấy người ghê gớm, cay nghiệt như mụ, và xưa nay càng cay nghiệt thì càng chuốc lấy oan trái. Hoạn Thư trong cơn “hồn lạc phách xiêu” ấy vẫn biện minh cho mình bằng một đoạn lập luận thật xuất sắc. Trong 8 dòng thơ, Hoạn Thư nêu lên 4 "luận điểm”: 
- 
Thứ nhất: Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình (nêu một lẽ thường). 
- Thứ hai: Ngoài ra tôi cũng đã đối xử rất tốt với cô khi ở gác viết kinh; khi cô trốn khỏi nhà, tôi cũng chẳng đuổi theo (kể công) 
- Thứ ba: Tôi với cô đều trong cảnh chồng chung, chắc gì ai nhường cho ai. 
- Thứ tư: Nhưng dù sao tôi cũng đã trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông chờ vào sự khoan dung rộng lớn của cô (nhận tội và đề cao, tâng bốc Kiều). 
B.LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN: 
I.THỰC HÀNH TÌM HIỂU YẾU TỐ NGHỊ LUẬN TRONG ĐOẠN VĂN TỰ SỰ: 
- Câu chuyện kể về hai người bạn cùng đi trên sa mạc. 
- Yếu tố nghị luận chủ yếu được thể hiện: 
+ "Những điều viết trên cát sẽ mau chóng xóa nhòa ..." 
+ Câu kết: "Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá". 
- Yếu tố nghị luận này làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao. Bài học rút ra từ câu chuyện này có thể nêu bằng nhiều cách khác nhau nhưng chủ yếu vẫn là bài học về bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình... 
II.THỰC HÀNH VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN: 
1.Bài làm mẫu: 
 Em vẫn nhớ như ngày hôm qua, về buổi sinh hoạt vào thứ 6 cách đây ba tuần trước. Không khí trong lớp hôm đấy thật nặng nề. Nguyên nhân là do hai bạn Nam và Vũ có xảy ra cãi vã vì hôm đó bạn Vũ có đem theo tiền đóng học để đợi cuối giờ nộp cho cô, Vũ đã nói việc này cho Nam biết. Sau giờ thể dục Vũ vào lớp phát hiện số tiền đã bị mất. Vũ đã đổ tội cho Nam. Nam thanh minh không được nên xảy ra cãi vã. Mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía Nam. Cô giáo hỏi cả hai bạn. Em đã đứng dậy nói với cô Nam là một người tốt. Nam thường xuyên tiết kiệm tiền để ủng hộ các gia đình khó khăn trong thôn. Không chỉ vậy Nam còn thường xuyên cho các em học sinh lớp dưới có hoàn cảnh thiếu thốn sách vở. Do vậy, em gợi ý cô giáo bảo bạn Vũ kiểm tra một lần nữa thật kĩ càng. Cuối cùng sau một hồi tìm lại kĩ càng trong cặp sách Vũ đã phát hiện ra tập tiền kẹp trong một cuốn sách. Vũ vội vàng xin lỗi Nam. Nam nhìn em với ánh mắt đầy sự biết ơn. 
2.Bài làm mẫu: 
Bà em năm nay đã già, mắt bà đã mờ và đôi chân yếu đi rất nhiều. Với em, bà là người thầy lớn, dạy em những điều hay lẽ phải trong cuộc đời. Mỗi lần trở về quê hương, em hạnh phúc khi nắm bàn tay hao gầy nhưng tràn đầy hơi ấm của bà, lắng nghe những câu chuyện bà kể. Từ thuở bé, em thích nhất khi được trở về khu vườn của bà nơi đầy ắp những trái cây ngon nhưng bà chẳng bao giờ bán mà thường để dành khi chín, chia cho những đứa trẻ quanh nhà. Em thắc mắc tại sao bà không bán lấy tiền, bà cười hiền hậu và nói: Những đứa trẻ đó nhà chúng nghèo lắm cháu ạ, nhà nghèo nên chúng chẳng được ăn những trái cây ngon bao giờ. Chia sẻ với người khác là nhân thêm niềm vui cho mình. Trong cuộc sống, ai cũng có những lúc khó khăn, hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau. Không những vậy, bà còn dạy chữ cho những đứa trẻ nghèo ven đê không được đến lớp. Ngôi nhà nhỏ của bà vì vậy lúc nào cũng rộn tiếng cười nói trẻ thơ. Em nghe theo lời bà dạy, đã xin những bộ sách cũ của những người bạn học từ thành phố về để chia cho những người bạn nơi làng quê. Các bạn rất quý em và thường rủ em đi chơi quanh làng sau những buổi chiều tan học.Vào những đêm trăng sáng, bà còn thường kể em nghe những câu chuyện cổ tích, về sự tham lam của người anh trong truyện Cây khế đã phải giá bằng tính mạng của mình, về lão phú ông trong truyện cổ tích Cây tre trăm đốt chỉ biết làm giàu cho mình từ sức lao động của anh Khoai nên cuối cùng mới bị anh Khoai trả đũa. Lòng nhân ái, biết sẻ chia của con người sẽ khiến cuộc sống bớt đi những khổ đau, khiến mọi người gần lại với nhau hơn và chan chứa tình người.Bài học từ thuở bé nhưng mãi là hành trang theo em bước vào đời, em luôn ghi nhớ lời dạy sâu sắc bà dạy để đối xử với mọi người quanh mình, để nhận lại được những nụ cười và hạnh phúc đầy ấm áp. Người với người sống để yêu nhau, bởi “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. 
C.LUYỆN NÓI TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM: 
Đề 1 : 
Mở bài: 
Chuyện xảy ra từ lâu nhưng mỗi lần nghĩ lại mình thấy rất xấu hổ. Muốn kể cho các bạn nghe để lòng nhẹ nhõm. 
Thân bài: 
 - Giờ kiểm tra 15 phút môn Lịch Sử mình không làm được bài, nhìn sang thấy Lan đang chăm chú làm bài liền hỏi bạn. Lan không trả lời. 
 - Mình loay hoay định giở vở xem thì cô giáo nhắc. 
 - Bài kiểm tra đó mình không làm được nên điểm rất thấp, còn Lan được 9 điểm. 
 - Mình lúc đó vô cùng ghét Lan và đi nói xấu về Lan rằng bạn mở vở chép bài. 
 - Tin đồn đó đến tai cô, cô phê bình Lan. 
 - Mãi về sau, Lan vẫn không biết vì sao lại xảy ra điều đó. Lan vẫn rất tốt, không hề nghi ngờ gì mình cả. 
 - Lan quyết định chuyển trường. Khi chia tay mình đã nói ra sự thật nhưng Lan chỉ mỉm cười nhẹ nhàng, không có biểu hiện gì là tức giận. Mình nghĩ nhiều về điều đó, xấu hổ, ân hận. 
Kết bài: 
Khi nghĩ lại chuyện ấy, mình luôn thấy xấu hổ và giận chính mình. 
Đề 2 : 
Mở bài: 
Buổi sinh hoạt định kỳ. Giới thiệu nội dung buổi sinh hoạt lớp với chủ đề: Tình bạn. 
Thân bài: 
 - Lớp trưởng nêu ý kiến trao đổi: Thế nào là người bạn tốt? Ai là người bạn tốt nhất? 
 - Nhiều ý kiến khác nhau tạo nên một cuộc tranh luận sôi nổi. 
 - Ý kiến của mình: Nam là người bạn tốt, Nam luôn gần gũi với mọi người; giúp nhiều bạn thoát khỏi trò chơi điện tử bằng cách tổ chức những “trò chơi tiếng Anh”; “ Đi tìm lời giải hay nhất cho bài toán khó”; Suýt “tặng” cho Hùng một quả đấm chỉ vì Hùng trêu chọc một em học sinh lớp dưới; Kiên quyết không cho Tuấn nhìn bài khi làm kiểm tra nhưng lại đến tận nhà Tuấn hướng dẫn Tuấn cách giải bài tập. 
Kết bài: 
Khẳng định lại Nam là người bạn tốt. 
Đề 3 : 
 - Tôi vốn là con nhà hào phú, đến tuổi trưởng thành, tôi xin mẹ mang trăm lạng vàng hỏi Vũ Nương về làm vợ. Nàng là con nhà nghèo khó nhưng xinh đẹp thùy mị nết na nhất vùng. 
 - Năm ấy có giặc Chiêm xâm lấn bờ cõi nên tôi bị xung vào đội quân của triều đình đi dẹp giặc trong khi vợ lại mang thai sắp đến kỳ sinh nở. 
 - Tôi đi khoảng mươi ngày thì Vũ Nương sinh con đặt tên là Đản. Mẹ tôi già yếu, lại vì lo lắng thương nhớ tôi, sinh ra ốm đau. Vũ Nương thay tôi chăm sóc chu đáo nhưng bà vẫn không qua khỏi. Nàng lo ma chay chu đáo. 
 - Năm sau giặc tan, trở về nhà không còn mẹ, lòng tôi đau xót vô cùng. Bế con ra thăm mộ mẹ thằng bé quấy khóc, tôi phải dỗ dành. Một tối, tôi nghe con nói có người đàn ông đêm nào cũng đến. 
 - Cơn ghen bừng bừng, tôi tức tối mắng chửi mặc cho Vũ Nương hết lời thanh minh. 
 - Vũ Nương gieo mình xuống bến Hoàng Giang tự tử. Dù giận nàng, tôi vẫn tìm cách cứu thây nàng nhưng tìm khắp nơi không thấy. 
 - Đên ấy, Đản chỉ vào cái bóng trên vách và bảo đó là bố nó. Tôi mới đau xót thấu hiểu nỗi oan của vợ, điều này làm tôi ân hận vô cùng. 
D.ĐỐI THOẠI,ĐỘC THOẠI,ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ: 
I . TÌM HIỂUĐỐI THOẠI,ĐỘC THOẠI,ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ: 
1. Đọc đoạn trích 
2. Trả lời câu hỏi 
a. Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho thấy đó là cuộc trò chuyện trao đổi qua lại. 
b. Câu "- Hà, nắng gớm, về nào..." ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra câu đó. 
c. Những câu "Chúng nó... bằng ấy tuổi đầu" là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có dấu gạch đầu dòng như những câu ở điểm (a) và (b). 
d. Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai như thế nào? 
a . Trong ba câu mở đầu đoạn trích cho thấy có ít nhất là hai người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau. Dấu hiệu cho biết điều đó vì có hai lượt lời qua lại; nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện và hình thức thể hiện trong đoạn văn bằng hai gạch đầu dòng (hai lượt lời qua lại). 
b. 
- Đây cũng không phải là đối thoại. Nội dung ông nói không hướng tới một người tiếp chuyện cụ thể, không liên quan đến chủ đề mà hai người đàn bà tản cư đang trao đổi. Hơn nữa sau câu nói to của ông cũng không có ai đáp lại. Thực ra ông lão nói với chính mình một câu bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thoái lui. Đó chỉ là một lời độc thoại. 
- Trong đoạn trích này còn có những câu như thế, chẳng hạn: 
“Ông lão nắm tay lại mà rít lên: 
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!”. 
c . 
- Đây là những câu của ông Hai hỏi chính mình. 
- Những câu hỏi này ông phát ra thành tiếng mà chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông Hai. Chúng thể hiện tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông trong phút giây nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc, không thốt thành lời, chỉ nghĩ thầm nên không có dấu gạch đầu dòng, chúng là những câu độc thoại nội tâm. 
d. 
- Các hình thức đối thoại tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với người dân Chợ Dầu, tạo tình huống để đi sâu vào nội tâm nhân vật. 
- Những hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm sau đó đã giúp nhà văn khắc họa được sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn khi nghe tin làng chợ Dầu cái làng mà ông luôn luôn lấy làm tự hào và hãnh diện đã theo giặc, làm cho câu chuyện sinh động hơn. 
1. 
- Cuộc đốì thoại diễn ra không bình thường giữa vợ chồng ông Hai. 
- Có ba lượt lời (lời bà Hai), nhưng chỉ hai lời đáp. Lời thoại đầu của bà, ông Hai không đáp lại “nằm rũ ra trên giường không nói gì" câu hỏi thứ hai của bà Hai được ông "khẽ nhúc nhích” đáp bằng một câu hỏi lại bà với một từ “Gì?”. Lần thứ ba, ông cũng chỉ đáp lại lời bà bằng một câu cụt ngủn, giọng gắt lên: “Biết rồi!”. Tái hiện lại cuộc đối thoại này, tác giả đã làm nổi bật được tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc. 
Bài làm mẫu: 
Chiều hôm ấy đi học về, lòng tôi man mác buồn vì một người bạn mới chuyển đi. Về nhà tôi chẳng thiết ăn uống, cứ thế nằm vật ra giường. Mẹ gọi xuống ăn cơm, tôi cũng chỉ nói vọng xuống nhà: 
- Con hơn mệt nên không muốn ăn. Bố mẹ cứ ăn trước ạ. 
Tôi cứ thế vùi mình vào trong chăn và trách Hoa, sao lại đi mà chẳng báo trước. Cậu thật vô tâm, thật ích kỉ, giá nói trước với tớ, tớ đã không buồn đến mức này. Nghĩ đến đó tôi lại khóc nức nở, rồi ngủ thiếp đi lúc nào không hay. Sáng hôm sau, ngủ dậy tôi bỗng thấy một lá thư đặt ngay bên cạnh mình, tôi nhìn nét chữ và nhận ra ngay: 
- Trời ơi, là thư của Hoa! 
Từng dòng chữ Hoa viết khiến cho tôi hiểu hơn quyết định chuyển trường của bạn và cả lí do bạn không nói với tôi. Tôi không còn trách Hoa nữa. Bạn ấy mãi mãi là người mà tôi yêu quý. 
THANKS FOR LISTENING 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_chu_de_nghi_luan_trong_van_ban_tu_su.pptx