Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Ôn tập Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
II - Đề luyện tập:
Đề 1: Trong cuộc sống, ai cũng cần có một người bạn. Nhưng, thế nào là một tình bạn đẹp? Em hãy trả lời câu hỏi ấy bằng một đoạn văn nghị luận 200 chữ.
Đề 2: Viết bài văn nghị luận khoảng 200 chữ về giá trị của lời nói trong cuộc sống.
Đề 3: Trình bày suy nghĩ của em ( khoảng 2/ 3 trang giấy thi) về sức mạnh của niềm hy vọng trong cuộc sống.
Đề 4: Viết bài văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về lòng vị tha trong cuộc sống.
Đề 5: Hãy viết một bài văn (khoảng 2/ 3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn của giới trẻ hiện nay.
Đề 6: Viết bài văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về nghị lực, bản lĩnh trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.
Đề 7: Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc xác định giá trị bản thân trong cuộc sống.
Đề 8: Trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn khoảng 200 chữ về chủ đề: hạnh phúc gia đình.
Đề 9: Trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn khoảng 200 chữ về tinh thần lạc quan.
Đề 10: Trình bày ý kiến của em bằng một đoan jvawn khoảng 200 chữ về vấn đề:“Sự tự tin của con người trong cuộc sống”.
Đề 11: Viết bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói sau đây của nhà văn Nga Lep Tôn-xtôi:“Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”.
ÔN TẬP NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ1. Khái niệm :II. LÍ THUYẾTNghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người. 2. Đặc điểm:* Những vấn đề tư tưởng, đạo lí thường được thể hiện:- Qua những câu ca dao, tục ngữ, câu danh ngôn của các danh nhân. Ví dụ: Tục ngữ Nga có câu: đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học. Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu tục ngữ trên.- Qua những câu nói ngắn gọn, đậm chất triết lí. Ví dụ: khoan dung là đức tính đem lời về cho cả ta lẫn người khác. Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về câu nói trên.* Những vấn đề thường đưa vào đề thi:- Vấn đề nhận thức: lý tưởng, mục đích sống.- Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách, lòng nhân ái, vị tha, dũng cảm, chăm chỉ, thói ba hoa, ích kỷ - Vấn đề quan hệ gia đình: Tình mẫu tử, tình anh em - Vấn đề quan hệ xã hội: tình thầy trò, tình bạn a. Mở đoạn:3. Hướng dẫn cách làm:giới thiệu vấn đề nghị luận. ( Nếu vấn đề được đưa ra từ một tác phẩm văn học thì cần giới thiệu từ tác phẩm rồi khái quát vấn đề trong xã hội)b. Thân đoạn:Cần đảm bảo các nội dung sau: - Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng; giải thích khái niệm, trên cơ sở đó cắt nghĩa nội dung vấn đề.- Nêu những biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống.- Đánh giá vấn đề: đúng- sai, đóng góp- hạn chế của vấn đề)- Mở rộng vấn đề: Trình bày được vì sao phải thực hiện đạo lý đó.( Nếu thực hiện thì có lợi ích gì? Không thực hiện sẽ có hậu quả gì?)- Bài học nhận thức và hành động: Phải làm gì để thực hiện đạo lý đó (mọi người và bản thân em)c. Kết đoạn: khẳng định vấn đề.Đề 1: Trong cuộc sống, ai cũng cần có một người bạn. Nhưng, thế nào là một tình bạn đẹp? Em hãy trả lời câu hỏi ấy bằng một đoạn văn nghị luận 200 chữ.Đề 2: Viết bài văn nghị luận khoảng 200 chữ về giá trị của lời nói trong cuộc sống.Đề 3: Trình bày suy nghĩ của em ( khoảng 2/ 3 trang giấy thi) về sức mạnh của niềm hy vọng trong cuộc sống.Đề 4: Viết bài văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về lòng vị tha trong cuộc sống.Đề 5: Hãy viết một bài văn (khoảng 2/ 3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn của giới trẻ hiện nay.Đề 6: Viết bài văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về nghị lực, bản lĩnh trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.Đề 7: Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc xác định giá trị bản thân trong cuộc sống.Đề 8: Trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn khoảng 200 chữ về chủ đề: hạnh phúc gia đình.Đề 9: Trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn khoảng 200 chữ về tinh thần lạc quan.Đề 10: Trình bày ý kiến của em bằng một đoan jvawn khoảng 200 chữ về vấn đề:“Sự tự tin của con người trong cuộc sống”.Đề 11: Viết bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói sau đây của nhà văn Nga Lep Tôn-xtôi:“Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”.II - Đề luyện tập:Hướng dẫn làm Đề 1: Trong cuộc sống, ai cũng cần có một người bạn. Nhưng, thế nào là một tình bạn đẹp? Em hãy trả lời câu hỏi ấy bằng một đoạn văn nghị luận 200 chữ.1. Mở đoạn:( Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề) Có câu: “ Cuộc đời mất đi tình bạn cũng giống như thế giới mất đi mặt trời”. Tình bạn là thứ tình cảm đẹp, có ý nghĩa rất lớn đối với cuộc đời mỗi con người.2. Thân đoạn:- Giair thích: Tình bạn là mối quan hệ tình cảm giữa những người cùng sở thích, cùng lý tưởng, cùng môi trường sống, học tập, làm việc.Biểu hiện:- Tình bạn đẹp là tình bạn luôn yêu thương, quan tâm, kề vai sát cánh bên nhau, kể cả lúc gặp khó khăn.- Luôn hiểu nhau, chia sẻ niềm vui nỗi buồn với nhau.- Chân thành, chung thủy, không bao giờ phản bội.- Không rủ rê, lôi kéo nhau vào những việc làm xấu.Đánh giá: vai trò:- Tình bạn chân thành sẽ tạo nên những người bạn chân thành, luôn sẵn sàng giúp đỡ, bên cạnh trong lúc gặp khó khăn, thử thách.- Một người bạn thực sự là người có thể sẻ chia, tâm sự những vui buồn.- Bạn là người sẽ góp ý khi ta mắc lỗi lầm để hoàn thiện và thay đổi bản thân.- Tình bạn thực sự sẽ vượt lên trên ranh giới về vật chất, giai cấp, tầng lớp. - Cuộc sống của chúng ta sẽ cô đơn, buồn chán khi không có bạn.Mở rộng: - Phê phán những người không biết quý trọng tình bạn, bỏ rơi bạn bè lúc khó khăn hoặc lợi dụng bạn bè để trục lợi cho bản thân.- Bài học nhận thức và hành động:.Làm thế nào để xây dựng tình bạn đẹp:- Luôn có tình cảm chân thành, thẳng thắn, không gian dối, không lợi dụng.- Tôn trọng bản thân và tôn trọng bạn, khích lệ động viên, thẳng thắn góp ý khi cần thiết.- Sẻ chia, động viên khi bạn gặp khó khăn,...3. Kết đoạn: ( Khẳng định vấn đề).Tình bạn luôn là thứ tình cảm đặc biệt cần thiết và quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đặc biệt các bạn học sinh, những người bạn là người đồng hành quan trọng không thể thiếu. Mỗi người hãy cố gắng xây dựng những tình bạn thật đẹp và tuyệt vời cho riêng mình bằng sự chân thành, bằng tấm lòng thật tốt. Hướng dẫn làm Đề 2: Viết bài văn nghị luận khoảng 200 chữ về giá trị của lời nói trong cuộc sống.1. Mở đoạn:( Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề) Giới thiệu vai trò của lời nói trong cuộc sống: Lời nói có vai trò vô cùng quan trọng: tạo lập cuộc giao tiếp, điều khiển, tạo nên sự thành công của cuộc giao tiếp, phản ánh trình độ, phẩm chất, văn hóa người nói.2. Thân đoạn:- Giải thích: Từ rất lâu trong lịch sử nhân loại, ngôn ngữ đã được hình thành qua quá trình lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên, xây dựng mối quan hệ cộng đồng. Con người dùng ngôn ngữ để bày tỏ tư tưởng tình cảm của bản thân với những người xung quanh. Từ đó, loài người hiểu và thêm yêu thương gắn bó với nhau.- Biểu hiện: Trong ca dao có nhiều câu đề cập đến vấn đề lời nói: Chim khôn kêu tiếng rảnh rang Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe Kim vàng ai nỡ uốn câu Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời.Đánh giá: vai trò: - Là phương tiện kết nối vô cùng quan trọng: chia sẻ thông tin, nâng đỡ tinh thần, an ủi khi buồn, chia sẻ khi vui. - Những sức mạnh tinh thần mà lời nói đem lại sẽ giúp con người chúng ta vượt qua nhiều thử thách, có thể học tập, lao động, sáng tạo tốt hơn, gặt hái nhiều thành tựu hơn. - Trong khoa học, lời nói giúp chuyển tải các quan điểm nghiên cứu để khoa học được tiếp thu, phát triển. - Trong công việc, lời nói là cách thức trao đổi làm việc nhóm, góp ý, động viên nhau; trong đời thường, lời nói là sự bày tỏ yêu thương, chia sẻ cùng nhau. Mở rộng: Những lời nói hay ý đẹp: khen ngợi, khuyến khích, động viên, chia sẻ có tác dụng tích cực trong việc mang lại điều tốt đẹp cho người nghe, giúp xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, xã hội văn minh.+ Những lời nói chê bai, dèm pha, nói xấu, nói móc,... sẽ mang lại những hậu quả tiêu cực cho người nghe, dẫn đến những hiểu nhầm, mâu thuẫn không đáng.+ Phân biệt lời nói tiêu cực từ bản chất và những lời nói thẳng thắn xuất phát từ sự chân thành người "khẩu xà tâm phật".- Bài học nhận thức và hành động:.Cần chú ý lời ăn tiếng nói bởi lời nói ra rất khó lấy lại, đừng để lời nói làm tổn thương người khác.3. Kết đoạn: ( Khẳng định vấn đề).Có lẽ bao giờ con người còn hiện diện trên mặt đất này thì cũng không thể thiếu được vai trò của lời nói, để gắn kết và yêu quý nhau hơn. Người Việt chúng ta yêu quý tiếng mẹ đẻ, quyết tâm gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Mà muốn gìn giữ sự trong sáng đó, trước tiên, chúng ta cần học cách sử dụng lời nói thật đúng đắn, thật hay. Hướng dẫn làm Đề 3: Trình bày suy nghĩ của em ( khoảng 2/ 3 trang giấy thi) về sức mạnh của niềm hy vọng trong cuộc sống.1. Mở đoạn:( Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề) Cuộc sống nhiều thử thách, nếu chỉ có bản lĩnh, lòng dũng cảm không thôi thì chưa đủ, bạn phải có sự lạc quan, niềm tin và nhất là hi vọng.2. Thân đoạn:- Giải thích: Hi vọng là niềm tin, mơ ước và những điều tốt đẹp xảy đến trong tương lai.- Biểu hiện: - Luôn lạc quan, yêu đời, không gục ngã trước bất kì khó khăn, thử thách nào.- Có ý chí, nghị lực để đối mặt và vượt qua những khó khăn.- Tỉnh táo để tìm những lời giải cho những bài toán mà cuộc sống đặt ra cho chúng ta. Không rối rắm, mất niềm tin.- Biết truyền niềm tin, niềm lạc quan cho người khác và cho cộng đồng..Đánh giá: vai trò: Vai trò của hy vọng trong cuộc sống:+ Hi vọng giúp con người vượt qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.+ Hi vọng có vai trò quan trọng, giúp con người sống có mục tiêu, lạc quan, biết tin tưởng vào tương lai tốt đẹp.+ Hi vọng khiến cho con người sống tích cực, không rơi vào trạng thái chán nản, bế tắc, bi quan.+ Hi vọng nhưng cần gắn với thực tiễn chứ không phải là hi vọng viển vông. Mở rộng: - Phê phán người sống không có hi vọng, ước mơ.- Bài học nhận thức và hành động:.- Cần phải rèn luyện chính là không ngừng học hỏi, lắng nghe, hợp tác, tu dưỡng phẩm chất và trau dồi những năng lực của bản thân. - Khi gặp thử thách, khó khăn, ta cần phải luôn nêu cao bản lĩnh, không được đánh mất hi vọng.3. Kết đoạn: ( Khẳng định vấn đề).Niềm hi vọng thực sự là một món quà quý giá của con người và cũng chính niềm hi vọng sẽ giúp cho con người ta vượt lên trên tất cả để có được thành công. Bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu vấp ngã sẽ ở phía sau lưng bạn nếu như bạn có được niềm hi vọng và duy trì những khát vọng trong cuộc sống.Hướng dẫn làm Đề 4: Viết bài văn nghị luận khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về lòng vị tha trong cuộc sống.1. Mở đoạn:( Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề) Mọi người trong chúng ta khi sinh ra đều có giá trị bản thân. Thế mà rất nhiều người trong chúng ta không kiên định sống bởi các giá trị của mình. 2. Thân đoạn:- Giải thích: : Vị tha : Có tinh thần chăm lo một cách vô tư đến lợi ích của người khác, có thể vì người khác mà hi sinh lợi ích cá nhân của mình ("Từ điển Tiếng Việt" - Hoàng Phê chủ biên)- Biểu hiện: Lòng vị tha là sống vì người khác, yêu thương, sẻ chia, cảm thông với những nỗi đau, tình cảm của người khác và chính mình, biết tha thứ cho những lỗi lầm của người khácĐánh giá: vai trò: Là phẩm chất cao quý của con người:- Lòng vị tha giúp con người biết quan tâm, chia sẻ, sống vì người khác khiến mọi người trở nên gần gũi, gắn bó, đoàn kết hơn.Lòng vị tha khiến cho tâm hồn trở nên lạc quan, an nhiên, phong phú luôn hướng đến những điều tốt đẹp.- Lòng vị tha khiến con người không còn sống thờ ơ, vô cảm, ích kỷ,biết tha thứ cho những lỗi lầm của người khác và chính mình khiến tâm hồn trở nên thanh thản, bình yên.- Người giàu lòng vị tha sẽ nhận được sự chân trọng từ mọi người.Mở rộng: Tuy nhiên, vị tha không phải là dung túng cho cái ác, những điều vi phạm chuẩn mực đạo đức, pháp luật; không nên để kẻ xấu lợi dụng dẫn đến hậu quả đáng tiếc.- Bài học nhận thức và hành động:.- Cần hành động và cảm thông cho người khác - Chúng ta cần phải học hỏi và rèn luyện bản thân có những phẩm chất tốt đẹp.3. Kết đoạn: ( Khẳng định vấn đề).Lòng vị tha chính là chất xúc tác giúp bạn xóa bỏ cảm giác tiêu cực. Tha thứ đem đến cho chúng ta sự bình an và là nền tảng xây dựng nên mối quan hệ tốt đẹp. Tha thứ là cách giúp bạn chữa lành vết thương tâm hồn và làm cho bạn cảm thấy hạnh phúc hơn.Hướng dẫn làm Đề 5: Hãy viết một bài văn (khoảng 2/ 3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn của giới trẻ hiện nay.1. Mở đoạn:( Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề) Lòng biết ơn là một trong những đạo lý con người rất quý báu của nhân dân ta. Ông bà ta từ bao đời nay đã luôn cố gắng lưu truyền và phát huy tinh thần “ uống nước nhớ nguồn” cho biết bao thế hệ con cháu.2. Thân đoạn:- Giải thích: : Lòng biết ơn là gì? Đó chính là tình cảm, sự chân thành được dành cho những người đã có công giúp đỡ, chăm sóc mình trong mọi hoàn cảnh, dù trong lúc vui vẻ hay hoạn nạn. - Biểu hiện:- Khi đất nước ta trải qua bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước, có biết bao nhiêu người dân, anh hùng đã hi sinh thân mình để đóng góp xây dựng đất nước. Chính vì lẽ đó, những thế hệ sau luôn được dạy dỗ cần tỏ lòng biết ơn đến những người mẹ việt nam anh hùng, đến những người lính cách mạng.- Lòng biết ơn còn được thể hiện trong cuộc sống đời thường. + Một lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ người khác. + Mang về những điểm mười, những lời khen để giành tặng cha mẹ là ta đã biết tỏ lòng biết ơn đến sự nuôi dưỡng giáo dục của cha mẹ thầy cô. + Khi lớn lên, trưởng thành, bổn phận của con cái là phải biết chăm sóc cha mẹ lúc về già, ốm đau bệnh tật. Hay việc có thể trở thành những con người thành công, có công ăn việc làm ổn định là ta cũng cần biết ơn đến công sức truyền dạy của thầy cô. Hiện nay có nhiều ngày lễ lớn thể hiện lòng biết ơn: Ngày 27/ 7, 20/10, 8/3,...Vai trò: - Xây dựng nếp ứng xử có văn hóa, lễ nghĩa, giúp gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh.- Giáo dục nhân cách con người, dạy con người biết tri ân, ghi nhớ, hướng con người đến những giá trị đạo đức tốt đẹp.Người có lòng biết ơn sẽ luôn thấy tâm hồn thanh thản, nhận được sự tôn trọng từ mọi người.- Mở rộng Phê phán những người không có lòng biết ơn :- Bài học nhận thức- Vâng lời, kính trọng, biết ơn ông bà, cha mẹ, những người giúp đỡ mình.- Thể hiện lòng biết ơn bằng việc cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức, nhân cách.3. Kết đoạn: ( Khẳng định vấn đề).Lòng biết ơn là một phẩm chất đạo đức đáng quý của con người. Biết sống sao cho trọn vẹn với những người có công giúp đỡ, nuôi nấng mình, chắc chắn bạn sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp hơn nữa trong cuộc sống.Hướng dẫn làm Đề 6: Viết bài văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của em về nghị lực, bản lĩnh trước những khó khăn, thử thách trong cuộc sống.1. Mở đoạn:( Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề) Nguyễn Bá Học đã có câu châm ngôn: "Đường đi khó không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Trong cuộc sống, nếu như chúng ta không có bản lĩnh, ý chí và nghị lực để vượt qua thì mãi mãi chúng ta sẽ không thoát khỏi cái hố sâu đó. Như vậy, bản lĩnh có vai trò quan trọng làm nên sự tồn tại của một con người.2. Thân đoạn:- Giải thích: Thế nào là nghị lực, bản lĩnh trong cuộc sống: lối sống, dũng cảm, dám đối mặt với khó khăn thử thách, sẵn sàng vượt qua.- Biểu hiện:- Người có nghị lực, bản lĩnh sống là người dù trong hoàn cảnh nào cũng bình tĩnh, kiên cường, nỗ lực hết sức mình để chèo lái con thuyền của đời mình đi đúng hướng.- Dám nghĩ, dám làm. - Khi chúng ta có ước mơ hoài bão, chúng ta có thể nỗ lực theo đuổi ước mơ của chính mình để hiện thực hóa ước mơ của mình đó cũng chính là bản lĩnh sống.Vai trò: - Nghị lực giúp con người trở nên cứng cỏi, không nhẫn nhục trước khó khăn, không hèn kém, tự ti.- Rèn luyện thói quen chủ động, sống có lập trường, năng lực lãnh đạo, đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.- Là nguồn sức mạnh giúp con người vượt qua những khó khăn, bế tắc, tự tin và sống lạc quan hơn.- Mở rộng - Bản lĩnh sống của chúng ta cần phải được phát huy đúng lúc. Trước cái xấu, phải biết cách từ chối.- Phê phán những người không có nghị lực, luôn chán nản và tự tin trong cuộc sống.- Phân biệt cách sống bản lĩnh với cách sống mạo hiểm, bất chấp gây hại cho bản thân và xã hội.- Bài học nhận thứcLà một học sinh bản lĩnh sống của chúng ta là việc nói không với gian lận, quay cóp trong thi cử dù thầy cô có người dễ người khó. Nhưng ngay cả khi có cơ hội gian lận chúng ta cũng không làm như vậy thì đó chính là bản lĩnh của một người học sinh.3. Kết đoạn: ( Khẳng định vấn đề).Khi chúng ta có bản lĩnh sống vững vàng chúng ta có thể làm chủ bản thân trước những khó khăn thử thách của cuộc sống, dám nghĩ dám làm biến ước mơ của mình thành hiện thực. Đấu tranh chống lại những cái xấu, cái ác, những thứ tiêu cực tồn tại trong xã hội. Những người sống bản lĩnh luôn được người khác tôn trọng, yêu quý và kính nể là tấm gương sáng để người khác trông vào noi theo.Hướng dẫn làm bài:Đề 7: Trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa của việc xác định giá trị bản thân trong cuộc sống.1. Mở đoạn:( Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề) Mọi người trong chúng ta khi sinh ra đều có giá trị bản thân. Thế mà rất nhiều người trong chúng ta không kiên định sống bởi các giá trị của mình. 2. Thân đoạn:- Giá trị bản thân: là những thế mạnh, khả năng, năng lực của bản thân mình trong công việc hoặc cuộc sống.- Biểu hiện: Xác định được giá trị bản thân: nhận thức, đánh giá và biết trân trọng những thế mạnh của mình. Đánh giá: vai trò: -+Tạo sự tự tin, chủ động trong cuộc sống, từ đó có thể đạt được sự thành công.+ Không rơi vào tâm trạng tự ti, chán nản, bế tắc, không định hướng được cuộc sống.+ Người có lập trường, không bị ảnh hưởng bởi người khác, nhận được sự tôn trọng từ mọi người.Mở rộng: - Phê phán những người không xác định được giá trị bản thân, không cố gắng để xây dựng giá trị bản thân dẫn đến những hậu quả không đáng có.- Xác định giá trị bản thân nhưng không được tự kiêu thái quá mà phải khiêm tốn.- Bài học nhận thức và hành động:.- Luôn tự tin, chủ động trong cuộc sống.- Trau dồi đạo đức và kiến thức.- Người có lập trường, không bị ảnh hưởng bởi người khác.3. Kết đoạn: ( Khẳng định vấn đề).Hiểu được giá trị bản thân là gì, bạn sẽ có cách khám phá và nuôi dưỡng chúng thành nét đặc trưng của mình.Hướng dẫn làm bài:Đề 8: Trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn khoảng 200 chữ về chủ đề: hạnh phúc gia đình.1. Mở đoạn:( Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề) Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình càng hạnh phúc, xã hội càng văn minh. Sở hữu một gia đình hạnh phúc là niềm khát khao mong mỏi của mỗi con người trong xã hội.2. Thân đoạn:- Giair thích: +Gia đình là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, nơi có những người thân ruột thịt.+ Hạnh phúc gia đình là niềm vui sướng mãn nguyện của con người trong cuộc sống gia đình, là động lực tinh thần to lớn cho mỗi thành viên trong gia đình, từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của xã hội.Biểu hiện:+Các thành viên trong gia đình luôn quan tâm, thương yêu, thông cảm, san sẻ với nhau.+ Gia đình là điểm tựa, bến đỗ của mọi thnahf viên trong gia đình.Đánh giá: vai trò: Giá trị của hạnh phúc gia đình:+Người có hạnh phúc gia đình là người nhận được tình yêu thương, sự bao bọc, chở che của người thân.+ Là chỗ dựa vững chắc cho chúng ta, là động lực giúp ta vượt qua những khó khăn.+ Là nguồn sức mạnh giúp ta vực dậy sau thất bại, khiến cuộc sống trở nên bình yên.Mở rộng: + Luôn giữu gìn, trân trọng hạnh phúc gia đình+ Phê phán những người không biết trân trọng hạnh phúc gia đình. - Bài học nhận thức và hành động:.Trân trọng, yêu thương, luôn quan tâm, sẻ chia với những người thân yêu trong gia đình, biết ơn và phụng dưỡng ông bà, cha mẹ; hòa thuận với anh chị em.3. Kết đoạn: ( Khẳng định vấn đề).Xây dựng một gia đình hạnh phúc là vô cùng quan trọng, là trách nhiệm của mỗi chúng ta- dặc biệt là thế hệ bạn trẻ- nền tảng của gia đình, của xã hội tương lai.Hướng dẫn làm bài:Đề 9: Trình bày suy nghĩ của em bằng một bài văn khoảng 200 chữ về tinh thần lạc quan.1. Mở đoạn:( Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề) Lạc quan là một thái độ sống vô cùng quan trọng góp phần tạo nên một cuộc sống tốt đẹp đối với tất cả mọi người.2. Thân đoạn:- Giair thích: Lạc quan: lối sống yêu đời, luôn nhìn cuộc đời ở phương diện tích cực, luôn hướng đến lối sống lành mạnh, tương lai tốt đẹp.Biểu hiện:+- Không lo lắng thái quá, tinh thần luôn thoải mái dù khó khăn cận kề.+Khi thất bại, vẫn giữ tinh thần vui vẻ và có quyết tâm vượt qua nó.Đánh giá: vai trò:Giá trị của tinh thần lạc quan:- Lạc quan khiến con người trở nên khỏe khoắn, có niềm tin vào hiện tại và tương lai, có cơ hội tận hưởng những niềm vui, hạnh phúc trong cuộc sống.- Lạc quan giúp con người vượt lên những thất bại, khó khăn, đạt được những mục tiêu đã đề ra.- Người lạc quan luôn thấy tâm hồn thanh thản, nhận được sự yêu mến, trân trọng từ người khác.Mở rộng: Tuy nhiên, lạc quan không phải là sống ảo tưởng, mơ mộng hão huyền mà phải gắn với thực tế.- Bài học nhận thức và hành động:.- Làm việc gì, dù khó khăn tới đâu ta vẫn tin vào những điều tốt đẹp ở phía trước. - Khi gặp thất bại không bỏ cuộc, không chán nản.- Quan tâm giúp đỡ người khác.3. Kết đoạn: ( Khẳng định vấn đề).Sống lạc quan giúp cho con người ta thêm yêu đời, yêu cuộc sống, vượt qua mọi khó khăn của cuộc đời. Người sống lạc quan luôn nhìn cuộc đời bằng cặp mắt yêu thương, đó chính là lí do họ gắn bó với cuộc sống. sống lạc quan giúp ta luôn nhìn về tương lai, mong muốn một tương lai tốt đẹp.Hướng dẫn làm bài:Đề 10: Trình bày ý kiến của em bằng một đoan jvawn khoảng 200 chữ về vấn đề:“Sự tự tin của con người trong cuộc sống”.1. Mở đoạn:( Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề) Sự thành công của mỗi con người không chỉ có được bằng tài năng của mình mà còn bằng sự tự tin, bằng bản lĩnh. Mặc dù mỗi tự tin thôi thì chưa thể làm nên thành công nhưng nó sẽ là đòn mẩy mang “công danh” đến nhanh hơn cho bạn. Vậy tự tin là gì? Nó có vai trò quan trọng gì trong đời sống của mỗi người hiện nay?2. Thân đoạn:- Giair thích: Giải thích sơ lược khái niệm Sự tự tin: tin vào chính mình, vào năng lực của bản thân mình. Đây là thái độ sống tích cực của con người.Biểu hiện:Những người có sự tự tin thường có sự chủ động, bản lĩnh trước mọi tình huống trong cuộc sống, luôn có ý thức khẳng định mình trước mọi người, tin ở khả năng của mình Đánh giá: vai trò:+ Sự tự tin giúp con người dễ đi đến thành công hơn vì người tự tin thường có khả năng giao tiếp tốt, có những quyết định nhạy bén, sáng suốt, hay nắm bắt cơ hội cho mình + Thiếu tự tin là nguyên nhân của phần lớn thất bại. Mở rộng: Cần phân biệt sự tự tin với tự cao, tự đại. Để thành công, ngoài sự tự tin, cần có thái độ cầu tiến, không ngừng học hỏi. Trái ngược với sự tự tin là sự tự ti.- Bài học nhận thức và hành động:.Bài học nhận thức và hành động: để có được sự tự tin, cần trang bị đầy đủ kiến thức, tham gia các hoạt động giao tiếp3. Kết đoạn: ( Khẳng định vấn đề).Như vậy có thể thấy đức tính tự tin là một đức tính vô cùng cần thiết với con người. Chúng ta muốn hoàn thiện và phát triển, muốn đi tới thành công trong cuộc sống thì phải tự tin.Hướng dẫn làm bài:Đề 11: Viết bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày ý kiến của anh/chị về câu nói sau đây của nhà văn Nga Lep Tôn-xtôi:“Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống”.1. Mở đoạn:( Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề) Cuộc sống vốn vẫn luôn tràn ngập màu sắc và ẩn giấu nhiều điều bất ngờ, mà con người ta vẫn chưa thể nào khám phá hết được. Nhưng những điều bất ngờ ấy cần chúng ta tìm tòi, khám phá. Có một câu nói rất hay và ý nghĩ của nhà văn Nga Lép Tôn-xtôi rằng: "Bạn đừng nên chờ đợi những quà tặng bất ngờ của cuộc sống mà hãy tự mình làm nên cuộc sống". người hiện nay?2. Thân đoạn:- Giair thích: + Quà tặng bất ngờ: có thể hiểu theo nghĩa cụ thể - khái quát (vật chất và tinh thần, những cơ hội, may mắn bất ngờ )+ Nội dung ý nghĩa của câu nói: khuyên con người cần có thái độ sống chủ động, có ý chí và nghị lực vươn lên.Biểu hiện:- Món quà khiến ta hạnh phúc, vui vẻ:+ Món quà vật chất, tinh thần bất ngờ mà người thân, bạn bè thậm chí là một người lạ dành tặng cho bạn. + Chúng cũng có thể là những điều may mắn đến với bạn trong công việc, học tập hay còn có khi là những cơ hội bất ngờ đến với chúng ta. - Nhưng "quà tặng bất ngờ của cuộc sống" không phải lúc nào cũng đầy những điều tốt đẹp, may mắn mà đôi khi nó còn mang đến cho bạn những niềm đau.Vai trò: - Quà tặng bất ngờ mang lại niềm vui, sự hào hứng nhưng không phải lúc nào nó cũng có.- Vượt qua được những điều bất ngờ không may mắn sẽ giúp ta vững vàng hơn trong cuộc sống.- Mở rộng: Nhiều người khi nhận được quà tặng bất ngờ: có tâm lí chờ đợi, ỷ lại, thậm chí phung phí những quà tặng ấy.+ Phê phán một số người sống thụ động, thiếu ý chí vươn lên, chỉ chờ đợi quà tặng bất ngờ mà không tự mình làm nên cuộc sống.+ Không thể phủ nhận những giá trị, ý nghĩa của quà tặng bất ngờ mà cuộc sống mang lại cho con người, vấn đề là biết tận dụng, trân trọng quà tặng ấy như thế nào.3. Kết đoạn: ( Khẳng định vấn đề).Hãy để cuộc sống của mình luôn xuất hiện điều kỳ diệu nhờ sự cố gắng không ngừng nghỉ của bạn và thi thoảng thêm một vài món quà bất ngờ mà cuộc sống ban tặng, có thế cuộc đời mới thực sự có ý nghĩa và rực rỡ sắc màu.
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_9_on_tap_nghi_luan_ve_mot_tu_tuong_dao.ppt