Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ. Nghĩa của từ ngữ

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ. Nghĩa của từ ngữ

HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG

HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

I. LÝ THUYẾT

1. Ôn tập về biện pháp tu từ

a. Nhân hóa

- Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi . vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.

- Ví dụ: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

(Tây Tiến – Quang Dũng)

b. Hoán dụ

- Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

-Ví dụ:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

c. Hoán dụ

- Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

-Ví dụ:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

2. Nghĩa của từ

 

pptx 31 trang Thu Nhiên 18/01/2025 440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ. Nghĩa của từ ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT 
BIỆN PHÁP TU TỪ - NGHĨA CỦA TỪ NGỮ 
HOẠT ĐỘNG 1 
KHỞI ĐỘNG 
L ắng nghe bài hát “Niềm vui của em” ( nhạc sĩ: Nguyễn Huy Hùng) 
? Có những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong lời bài hát trên? 
Tác dụng của các biện pháp tu từ đó? 
Nhân hóa 
+ “Khi ông mặt trời thức dậy...” 
+ Cùng đàn chim hòa vang tiếng hát 
+ Nụ hoa xinh tươi luôn hé môi cười 
+ “Khi ông mặt trời đi ngủ ...” 
Phép điệp 
“ Đưa em vào đời đẹp những ước mơ/ Đưa em vào đời đẹp những ước mơ ” 
Từ láy 
long lanh, đong đầy. 
HOẠT ĐỘNG 2 
 HÌNH THÀNH 
 KIẾN THỨC 
I. LÝ THUYẾT 
1. Ôn tập về biện pháp tu từ 
H oàn thành Phiếu học tập số 01 : Nối tên biện pháp tu từ (cột A) với khái niệm và tác dụng tương ứng ở cột B, C. 
- Lấy ví dụ với từng biện pháp tu từ. . 
Phiếu học tập 01: Ôn tập biện pháp tu từ 
Biện pháp từ từ 
(Cột A) 
Khái niệm 
(Cột B) 
Tác dụng 
(Cột C) 
1. Nhân hóa 
a. Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một cụm từ. 
a’. nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
2. Hoán dụ 
b. là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối 
b’. làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản. 
3. Điệp ngữ 
c. là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó. 
c’. khiến cho các đồ vật, sự vật, con vật, cây cối trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn. 
1-b-c’ 
2-c-á 
3-b-b’ 
Biện pháp tu từ 
Khái niệm, tác dụng, ví dụ 
1. Nhân hóa 
- Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn. 
- Ví dụ: “ Heo hút cồn mây súng ngửi trời” 
( Tây Tiến – Quang Dũng) 
2. Hoán dụ 
- Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
Ví dụ: 
“ Một cây làm chẳng nên non 
Ba câ y chụm lại nên hòn núi cao ” 
3 . Hoán dụ 
- Là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. 
Ví dụ: 
“ Một cây làm chẳng nên non 
Ba câ y chụm lại nên hòn núi cao ” 
2. Nghĩa của từ 
*Khái niệm: 
Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, hoạt động, tính chất, quan hệ, ) mà từ biểu thị. 
+ Trình bày khái niệm mà từ biểu thị 
Các cách giải nghĩa của từ 
+ Ngoài ra, có thể giải nghĩa từng thành tố đối với các từ Hán Việt: ta giải nghĩa bằng cách chiết tự nghĩa là phân tích từ thành các thành tố (tiếng) rồi giải nghĩa từng thành tố. 
Ví dụ: Ấm áp: Cảm giác dễ chịu, không lạnh lẽo. 
+ Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. 
Ví dụ: Siêng năng : đồng nghĩa với chăm chỉ, cần cù. 
Ví dụ: K hán giả: (khán: xem, giả: người) người xem 
II.LUYỆN TẬP 
1. Bài tập 1 
- Biện pháp tu từ điệp ngữ đã tạo nên hình ảnh sóng đôi súng bên súng đầu sát bên đầu. 
- Phép hoán dụ : dùng vật dụng (súng), bộ phận cơ thể (đầu) để chỉ sự gắn kết giữa hai người lính. 
=>Tác dụng của các biện pháp tu từ: 
 + Nhấn mạnh hình ảnh những người lính kể vai sát cánh bên nhau cùng thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, là một biểu tượng của tình đồng chí giữa những người lính trong thời kì kháng chiến giành độc lập dân tộc. 
 + Làm cho câu thơ tăng sức gợi hình, gợi cảm. 
Phần a 
- Biện pháp tu từ nhân hoá : “Giếng nước gốc đa” nhớ mong, nhớ thương người lính khi anh đi chiến đấu xa nhà. 
- Tác dụng tu từ : 
 + Diễn tả tình thương nỗi nhớ của quê hương, gia đình dành cho người đi xa. 
 + Làm cho cách diễn đạt giàu sức gợi hình, gợi cảm. 
Phần b 
2. Bài tập 2 
- Từ đồng nghĩa với từ đôi trong dòng thơ “ Anh với tôi đôi người xa lạ” là từ hai . 
- Tuy nhiên, trong ngữ cảnh cụ thể này, từ ha i không thể thay cho từ đôi. Vì ngoài nghĩa chỉ số lượng giống từ hai , từ đôi còn có nghĩa chỉ hai cá thể tương ứng với nhau và làm thành một đơn vị thống nhất về vai trò, chức năng, không thể tách rời. Trong ngữ cảnh câu thơ, từ đôi được dùng để chỉ hai người có sự tương đồng (tương đồng về hoàn cảnh; chung chí hướng, lí tưởng), có chung một nhiệm vụ (chiến đấu giành độc lập cho đất nước). 
3. Bài tập 3 
a. Các cụm từ in đậm: “ nước mặn đồng chua”; “đất cày lên sỏi đá” 
=> Cùng chỉ những miền quê nghèo, thiên nhiên khắc nghiệt, cuộc sống con người vất vả, khó khăn. 
b. Sự tương đồng về hoàn cảnh xuất thân giữa những người lính. Đó là một yếu tố giúp những người xa lạ gắn bó thành bạn tâm giao tri kỉ bởi sự tương đồng về hoàn cảnh giúp họ thấu hiểu, cảm thông cho nhau. 
=> Niềm xúc động sâu xa của nhà thơ trước hoàn cảnh sống lam lũ, cực nhọc của những người lính vốn là nông dân chân lấm tay bùn. 
c. Cụm từ đất cày lên sỏi đá gợi liên tưởng đến thành ngữ chó ăn đá, gà ăn sỏi: chỉ nơi đất đai cằn cỗi, hoang vu . 
4. Bài tập 4 
- Trong các từ xa lạ, tri kỉ, lung lay, chỉ có từ lung lay là từ láy. Hai từ xa lạ, tri kỉ có hiện tượng lặp vần nhưng không phải là từ láy vì cả hai tiếng tạo thành từ đều có nghĩa. 
- Lung lay có nghĩa là lỏng lẻo, rung lắc, nghiêng bên này bên kia, không giữ nguyên thế đứng thẳng. Trong bài thơ “ Đồng chí ” , từ lung lay được dùng để miêu tả tình trạng đã cũ, không vững chãi, rung lắc mỗi khi có gió thổi mạnh của gian nhà trống trải, lâu ngày không được tu sửa nơi quê nhà của người lính. 
=> Nói lên nỗi niềm xót xa thầm kín của người lính khi đi xa, để lại người thân chật vật lo toan cuộc sống vất vả, thiếu thốn nơi quê nhà. 
HOẠT ĐỘNG 4 
 VẬN DỤNG 
Yêu cầu: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) nêu cảm nhận của em về một hình tượng trong một bài thơ đã học ở bài học 7, trong đó có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ (nhân hóa/ điệp ngữ/ hoán dụ). 
Bảng kiểm kĩ năng viết đoạn văn vận dụng từ đọc đến viết 
STT 
Tiêu chí 
Đạt/ Chưa đạt 
1 
Đảm bảo hình thức đoạn văn với dung lượng khoảng 7 – 9 câu. 
2 
Đoạn văn đúng chủ đề: cảm nhận về một hình tượng trong một bài thơ đã học ở bài học 7. 
3 
Có câu chủ đề. 
4 
Đoạn văn đảm bảo tính liên kết giữa các câu trong đoạn văn. 
5 
Đoạn văn đảm bảo về yêu cầu về chính tả, cách sử dụng từ ngữ, ngữ pháp. 
6 
Đoạn văn có sử dụng ít nhất một biện pháp tu từ (nhân hóa/ điệp ngữ/ hoán dụ). 
Thank you! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_thuc_hanh_tieng_viet_bien_phap_tu_tu.pptx