Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 108+109: Văn bản Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 108+109: Văn bản Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)

II- ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN:

1. Mùa xuân của thiên nhiên

* Giáo viên giao nhiệm vụ:

- Nghiên cứu các câu hỏi sau:

+ Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên được khắc họa qua các chi tiết nào?

+ Em có nhận xét gì về không gian, màu sắc, âm thanh được gợi tả qua khổ thơ thứ nhất?

+ Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào để gợi tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân? Nêu tác dụng?

+ Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tác giả bộc lộ cảm xúc của mình như thế nào?

+ Từ những ý vừa phân tích em cảm nhận được gì về bức tranh thiên nhiên xứ Huế?

 

pptx 16 trang hapham91 4881
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 108+109: Văn bản Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 108 + 109: VĂN BẢNMÙA XUÂN NHO NHỎ (Thanh Hải 1930- 1980)I- ĐỌC, TÌM HIỂU CHUNG:1- Tác giả:Bước 1: giao nhiệm vụ- Giới thiệu vài nét về nhà thơ Thanh Hải.- Nêu hoàn cảnh ra đời bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.- Xác định phương thức biểu đạt.- Nêu mạch cảm xúc của bài thơ và bố cục văn bản. Bước 2: HS trả lờiBước 3: HS nhận xét về phần trả lời.DỰ KIẾN SẢN PHẨM:1. Tác giả:- Tên thật: Phạm Bá Ngoãn(1930- 1980).- Quê: Thừa Thiên- Huế.- Tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ- Tác phẩm chính: Những đồng chí trung kiên2. Văn bản - Hoàn cảnh sáng tác: Viết tháng 11/1980, khi tác giả đang nằm trên giường bệnh, không lâu sau nhà thơ qua đời- Phương thức biểu đạt chính của bài thơ: Biểu cảm- Mạch cảm xúc của bài thơ :Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, đất trời -> cảm xúc về mùa xuân đất nước -> Ước nguyện của nhà thơ- Bố cục bốn phần+ Phần 1: Cảm xúc của nhà thơ trước mùa xuân thiên nhiên( khổ 1)+ Phần 2: Cảm xúc của nhà thơ về mùa xuân đất nước( 2 khổ tiếp theo)+ Phần 3: Khát vọng và lí tưởng sống cao đẹp của tác giả( 2 khổ tiếp)+ Phần 4: Ngợi ca vẻ đẹp của quê hương (khổ cuối)II- ĐỌC, HIỂU VĂN BẢN:1. Mùa xuân của thiên nhiên* Giáo viên giao nhiệm vụ:- Nghiên cứu các câu hỏi sau:+ Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên được khắc họa qua các chi tiết nào? + Em có nhận xét gì về không gian, màu sắc, âm thanh được gợi tả qua khổ thơ thứ nhất?+ Tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào để gợi tả bức tranh thiên nhiên mùa xuân? Nêu tác dụng? + Trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tác giả bộc lộ cảm xúc của mình như thế nào?+ Từ những ý vừa phân tích em cảm nhận được gì về bức tranh thiên nhiên xứ Huế?* DỰ KIẾN SẢN PHẨM+ Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên được khắc họa qua các chi tiết: Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, con chim chiền chiện.+ Không gian cao rộng (dòng sông, mặt đất, bầu trời bao la)+ - Màu sắc tươi thắm (sông xanh, hoa tím)+ Âm thanh vang vọng, tươi vui+ Nghệ thuật: đảo ngữ: “ mọc”: gợi liên tưởng về một bông hoa đang từ từ vươn lên trên mặt nước tràn đầy sức xuân và sắc xuân, tô đậm sức sống mạnh mẽ cảu bông hoa.+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: “Giọt long lanh”-> âm thanh tiếng chim chiền chiện ngưng đọng lại, long lanh trong ánh sáng mùa xuân.+ Kết hợp với 2 động từ đưa, hứng.=> Bức tranh xuân tươi đẹp có sự hài hòa về mầu sắc, rộn rã âm thanh, tràn đầy sức sống->Tâm trạng say xưa ngây ngất, nâng niu, trân trọng vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế.2- Mùa xuân của đất nước: * Giáo viên giao nhiệm vụ:- Nghiên cứu các câu hỏi sau:+ Vì sao nhà thơ Thanh Hải khi nói về mùa xuân đất nước lại gợi lên từ hình ảnh người cầm súng và người ra đồng?+ Em có nhận xét gì về việc sử dụng những từ ngữ trong khổ thơ thứ hai?+ Để làm nổi bật hình ảnh mùa xuân đất nước, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Hãy nêu tác dụng của các biện pháp tu từ ấy?+ Qua đó em cảm nhận được gì về mùa xuân đất nước và tâm trạng của tác giả? * DỰ KIẾN SẢN PHẨM- Mùa xuân đất nước hiện lên qua hình ảnh người cầm súng, người ra đồng -> đây là 2 lực lượng mang đến “mùa xuân” cho khắp mọi miền của đất nước.- Những từ láy “hối hả”, “xôn xao” -> gợi không khí khẩn trương, từng bừng, rộn rã...- Nghệ thuật: + Nhân hóa: Đất nước vất vả ... -> sự gần gũi và thân thương mang bóng dáng của người bà, người mẹ. + So sánh: Đất nước như vì sao -> bộc lộ niềm tin của nhà thơ về sự trường tồn và tươi đẹp của đất nước trong tương lai.=> Hình ảnh mùa xuân thật đẹp đẽ, sinh động; nhà thơ vừa bộc lộ niềm tự hào vừa bộc lộ niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc. 3- Ước nguyện của nhà thơ: * Giáo viên giao nhiệm vụ:- Nghiên cứu các câu hỏi sau:+ Tâm niệm của nhà thơ thể hiện qua những hình ảnh nào? Tác giả dùng những biện pháp nghệ thuật gì để diễn tả điều tâm niệm ấy? + Nhận xét về cách dùng từ “ta”.+ Khát vọng làm một mùa xuân nho nhỏ của tác giả có ý nghĩa như thế nào? + Nêu hiệu quả diễn đạt của điệp từ “dù là”?+ Qua những ý vừa phân tích em cảm nhận được gì về ước nguyện của nhà thơ? DỰ KIẾN SẢN PHẨM+ Tâm niệm của nhà thơ muốn là: Con chim, cành hoa, nốt trầm và mùa xuân nho nhỏ. + Nghệ thuật: điệp + ẩn dụ -> xin góp mình như một nét, một chi tiết nhỏ trong cái mênh mông của thiên nhiên, một nốt trầm trong bản ḥòa ca của dân tộc -> khát vọng ḥòa nhập vào cuộc sống của đất nước, cống hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước.+ Ta: vừa là chỉ số ít mang sắc thái trang trọng, kiêu hãnh. Ta vừa là từ chỉ số ít, vì vậy vừa nói lên được niềm riêng, vừa nói được cái chung.+ Mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ - thể hiện khát vọng sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nhỏ góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung.+ Dù là -> điệp từ như một lời khẳng định để dặn dò mình: cần kiên trì, vượt qua thử thách của thời gian, tuổi già, bệnh tật=> Nguyện ước của nhà thơ thật đáng trân trọng bởi diễn ra bền bỉ, cống hiến trọn đời.4- Tổng kết: * Giáo viên giao nhiệm vụ:+ Nhận xét về thể thơ? Giọng thơ? Việc sử dụng từ ngữ, biện pháp tu từ?+ Nêu cảm nhận của em về nội dung ý nghĩa của bài thơ?DỰ KIẾN SẢN PHẨM- Nghệ thuật: + Thể thơ năm chữ nhẹ nhàng tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca.+ Kết hợp hài hoà giữa hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với những hình ảnh giàu chất biểu trưng khái quát.+ Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp ngữ, sử dụng từ xưng hô + Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.- Nội dung: Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.III- Luyện tập: * Giáo viên giao nhiệm vụ:Viết đoạn văn trình bày những cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ Thanh Hải qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. IV- Vận dụng:* Giáo viên giao nhiệm vụ:Khát vọng sống có ý nghĩa của nhà thơ cho em suy nghĩ gì về bản thân mình?

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_108109_van_ban_mua_xuan_nho_nho.pptx