Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 118+119: Văn bản: Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 118+119: Văn bản: Viếng lăng Bác (Viễn Phương)

Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch, Lăng Bác, là nơi đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi Người đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn.

Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, chiều rộng 41,2 mét lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang. Xung quanh lăng là các khu vườn nơi hơn 250 loài thực vật được trồng từ khắp mọi miền của Việt Nam.

Trong di chúc, Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước.Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do tuân theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng.

 

ppt 18 trang Thái Hoàn 03/07/2023 4990
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 118+119: Văn bản: Viếng lăng Bác (Viễn Phương)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 118+119: VĂN BẢN: Viếng lăng Bác - Viễn Phương - 
Đọc - Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả: 
Tên thật: Phan Thanh Viễn (1928-2005), quê An Giang. 
Cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời chống Mĩ. 
Phong cách thơ: nhẹ nhàng, tình cảm. 
Viễn Phương 1928 - 2005 
2. Tác phẩm: 
* Hoàn cảnh sáng tác: 
Tháng 4/1976, nhân dịp lăng Bác vừa khánh thành, nhà thơ ra thăm miền Bắc, vào lăng viếng Bác. 
In trong tập thơ “Như mây mùa xuân” (1978) 
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh , hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch , Lăng Bác , là nơi đặt thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh . Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973 , tại vị trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình , nơi Người đã từng chủ trì các cuộc mít tinh lớn. 
Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975 . Lăng gồm 3 lớp với chiều cao 21,6 mét, chiều rộng 41,2 mét lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, những cầu thang . Xung quanh lăng là các khu vườn nơi hơn 250 loài thực vật được trồng từ khắp mọi miền của Việt Nam. 
Trong di chúc , Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba miền đất nước.Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do tuân theo nguyện vọng và tình cảm của nhân dân, quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có thể tới viếng. 
Tiết 118+119: VĂN BẢN: Viếng lăng Bác - Viễn Phương - 
Đọc - Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả : 
2. Tác phẩm: 
* Hoàn cảnh sáng tác: 
* Hình thức, thể loại: 
Thể thơ tám chữ 
Kết hợp phương thức biểu cảm với miêu tả 
 Viếng lăng Bác - Viễn Phương - 
Con ở miền Nam ra thăm lăng bác	 Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát	 Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền 
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam	 Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.	 Mà sao nghe nhói ở trong tim! 
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng	 Mai về miền Nam thương trào nước mắt 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.	 Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác 
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ	 Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây 
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. 
Tiết 118+119: VĂN BẢN: Viếng lăng Bác - Viễn Phương - 
Đọc - Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả : 
2. Tác phẩm: 
* Hoàn cảnh sáng tác: 
* Đọc VB 
* Hình thức, thể loại: 
Thể thơ tám chữ 
Kết hợp phương thức biểu cảm với miêu tả 
* Mạch cảm xúc và bố cục: 
- Niềm xúc động thiêng liêng thành kính, lòng biết ơn, tự hào pha lẫn xót đau theo trình tự của cuộc viếng lăng Bác 
- Bố cục: 4 phần 
- Khổ 1: Cảm xúc của nhà thơ trước cảnh vật ngoài lăng 
- Khổ 4: Cảm xúc của nhà thơ khi ra về 
- Khổ 3 : Cảm xúc của nhà thơ khi vào trong lăng 
- Khổ 2: Cảm xúc của nhà thơ trước dòng người vào lăng 
II. Đọc – Tìm hiểu văn bản: 
1. Khổ thơ 1: 
Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác 
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát 
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam 
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng 
- Câu 1: 
+ Xưng “con” – gọi “Bác” : tình cảm thân mật, gần gũi 
+ “thăm” : nói giảm nói tránh – tránh đi nỗi đau thương, thể hiện sự tôn kính 
 Câu thơ như lời chào, lời thông báo thể hiện niềm xúc động thành kính và tình cảm gần gũi thân thương của người con với Bác 
+ “bát ngát”: Tả thực vẻ đẹp của dân tộc đang bao quanh giấc ngủ cho người 
+ “ Ôi”: câu cảm thán -> Bộc lộ trực tiếp cảm xúc, niềm xúc động của nhà thơ 
+ “xanh xanh Việt Nam”: điệp ngữ “xanh”, ẩn dụ, thể hiện vẻ đẹp con người, đất nước Việt nam với sức sống tràn trề. 
+ “Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng: 
-> Thành ngữ “bão táp mưa sa”,ẩn dụ,nhân hóa: vẻ đẹp kiên cường bền bỉ, hiên ngang bất khuất vượt qua mọi gian khổ của con người Việt Nam. 
 Niềm xúc động, tình cảm kính yêu chân thành của nhà thơ với Bác 
- Ba câu tiếp: Hình ảnh “hàng tre”: 
Câu hỏi thảo luận nhóm ( 3phút ) 
? Trong khổ thơ thứ hai, tác giả đã diễn tả tình cảm, cảm xúc của mình qua những hình ảnh nào và bằng cách diễn đạt như thế nào? 
Ý nghĩa của những hình ảnh ấy? 
* Khổ thơ 2: 
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng	 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.	 
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ	 
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân 
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng 
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ 
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ	 
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân 
* Hình ảnh ẩn dụ: 
+ mặt trời : Bác Hồ - Bác vĩ đại, lớn lao, trường tồn; lòng biết ơn, niềm tự hào 
+ tràng hoa : dòng người – tấm lòng, tình cảm của nhân dân dành cho Bác. 
+ bảy mươi chín mùa xuân : tuổi đời của Bác – cuộc đời Bác đẹp như mùa xuân 
2. Khổ thơ 2: 
* Cách diễn đạt: 
+ ngày ngày : điệp ngữ - tình cảm của nhân dân với Bác 
+ rất đỏ : cụm tính từ gợi liên tưởng trái tim nhiệt huyết Cách mạng, trái tim nhân hậu ấm áp của Bác 
+ Cấu trúc sóng đôi : một hình ảnh thực – một hình ảnh ẩn dụ 
Lòng thành kính, ngưỡng mộ, tự hào và biết ơn vô hạn của nhà thơ với Bác 
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên 
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền 
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi 
Mà sao nghe nhói ở trong tim! 
giấc ngủ bình yên : nói giảm nói tránh – giảm bớt nỗi đau và thể hiện lòng tôn kính Bác 
vầng trăng dịu hiền : ẩn dụ - ánh sáng trong lăng và vẻ đẹp tâm hồn Bác 
- trời xanh : ẩn dụ - sự vĩnh hằng , trường tồn, bất diệt của Bác trong tình cảm của nhân dân 
3. Khổ 3 
- “vẫn biết” “mà sao” 
 lí trí >< tình cảm 
- nghe nhói: ẩn dụ CĐCG –nỗi đau như thấm vào trong tim, như tiếng nấc nghẹn ngào 
Niềm kính yêu và lòng xót thương vô hạn của nhà thơ với Bác Hồ kính yêu 
Mai về miền Nam thương trào nước mắt 
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác 
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây 
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. 
- Cảm xúc: thương trào nước mắt –> bộc lộ trực tiếp cảm xúc lưu luyến, nhớ thương 
- Ư ớc nguyện: làm con chim, đóa hoa, cây tre –>nhỏ bé, bình dị nhưng nhiều ý nghĩa: muốn được ở mãi bên Bác 
+ Muốn làm: điệp ngữ ước nguyện chân thành, thiết tha, mãnh liệt. 
+ cây tre trung hiếu: nhân hóa, ẩn dụ -> lòng kính yêu, trung thành, biết ơn vô hạn 
 lòng nhớ thương, niềm kính yêu, tình cảm chân thành thiết tha của nhà thơ và nhân dân với Bác 
4. Khổ 4 
III. Tổng kết: 
Hệ thống hình ảnh đặc sắc, giàu sức gợi 
Giọng thơ trang nghiêm, thiết tha, sâu lắng 
Ngôn ngữ bình dị, hàm súc 
2. Nội dung: 
- Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người với Bác Hồ khi vào lăng viếng Bác. 
IV. Luyện tập: 1. Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “Viếng lăng Bác”? 
2. Nêu tên các tác phẩm theo yêu cầu cụ thể sau: 
Nhóm 1: Thơ viết về Bác sau ngày Bác mất 
Nhóm 2: Thơ có hình ảnh ánh trăng trong thơ Bác 
Nhóm 3: Thơ về những đêm không ngủ của Bác 
Nhóm 4: Những bài hát về Bác Hồ. 
Mỗi nhóm sẽ chọn một tác phẩm của nhóm mình để thể hiện ( đọc, hát ) 
1. Nghệ thuật: 
* HƯỚNG DẪN HỌC TẬP : 
 - Học thuộc lòng bài thơ “Viếng lăng Bác” 
 - Em hãy tìm những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật được sử dụng trong bài thơ “Viếng lăng Bác” 
 - Làm bài tập: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về nội dung, ý nghĩa của khổ thơ thứ 2 và 3 trong bài thơ “Viếng lăng Bác” 
 - Soạn bài: “Sang thu” 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_118119_van_ban_vieng_lang_bac_v.ppt