Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 121+122: Văn bản: Sang thu (Hữu Thỉnh)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 121+122: Văn bản: Sang thu (Hữu Thỉnh)

Những biến chuyển của thiên nhiên được thể hiện qua hai câu thơ đầu

“Vẫn còn bao nhiêu nắng

Đã vơi dần cơn mưa”

- Sử dụng nghệ thuật đối, đảo ngữ giữa hai trạng thái “vẫn còn” và “vơi dần”; “nắng” và “mưa”: tác giả đã miêu tả rõ nét sự vận động ngược chiều của hai hiện tượng thiên nhiên giữa hai mùa:

+ Tác giả sử dụng hình ảnh “nắng” và “mưa” vì chúng là những hiện tượng thiên nhiên vô cùng quen thuộc, có tính chu kỳ và có thể dự đoán. Hơn nữa, với hình ảnh “nắng” và “mưa” có thể giúp người đọc dễ dàng hình dung hơn về khoảnh khắc giao mùa mà tác giả đang chứng kiến.

=> Thu đến, dư âm của mùa hạ vẫn còn.

- Những từ ngữ chỉ mức độ và mang tính ước lượng như: “vẫn còn”, “bao nhiêu”, “vơi”, “bớt” được sắp xếp theo cấp độ giảm dần, đã thể hiện dấu hiệu của mùa hạ đang nhạt dần. Trong khi đó những dấu hiệu của mùa thu ngày một đậm nét hơn.

=> Tác giả đã làm hiện hình bước chân của mùa thu giữa đất trời.

Những câu thơ vừa tả cảnh vừa kín đáo thể hiện cảm xúc lưu luyến và sự giao hoà của con người với thiên nhiên.

 

pptx 16 trang Thái Hoàn 03/07/2023 3330
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 121+122: Văn bản: Sang thu (Hữu Thỉnh)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 121,122Sang thu 
Tổ 4 
Khổ 3. Những suy ngẫm về đời người lúc chớm thu 
01 
Khoanh gạch dấu hiệu nghệ thuật 
Tìm ý chi tiết 
02 
Table of contents 
Khoanh gạch dấu hiệu nghệ thuật 
01 
Vẫn còn bao nhiêu nắng 
Đã vơi dần cơn mưa 
Sấm cũng bớt bất ngờ 
Trên hàng cây đứng tuổi. 
Vẫn còn bao nhiêu nắng 
Đã vơi dần cơn mưa 
Sấm cũng bớt bất ngờ 
Trên hàng cây đứng tuổi. 
Nghệ thuật đối, 
đảo ngữ 
Nghệ thuật đối 
Hiện tượng của thiên nhiên 
Từ ngữ chỉ mức độ, ước lượng 
Hình ảnh tả thực 
-Ẩn dụ 
Hình ảnh tả thực 
- Ẩn dụ + nhân hoá 
Trạng thái cảm xúc 
Tìm ý chi tiết 
0 2 
Những biến chuyển của thiên nhiên được thể hiện qua hai câu thơ đầu 
“Vẫn còn bao nhiêu nắng 
Đã vơi dần cơn mưa” 
- Sử dụng nghệ thuật đối, đảo ngữ giữa hai trạng thái “vẫn còn” và “vơi dần”; “nắng” và “mưa”: tác giả đã miêu tả rõ nét sự vận động ngược chiều của hai hiện tượng thiên nhiên giữa hai mùa: 
+ Tác giả sử dụng hình ảnh “nắng” và “mưa” vì chúng là những hiện tượng thiên nhiên vô cùng quen thuộc, có tính chu kỳ và có thể dự đoán. Hơn nữa, với hình ảnh “nắng” và “mưa” có thể giúp người đọc dễ dàng hình dung hơn về khoảnh khắc giao mùa mà tác giả đang chứng kiến. 
=> Thu đến, dư âm của mùa hạ vẫn còn. 
- Những từ ngữ chỉ mức độ và mang tính ước lượng như: “vẫn còn”, “bao nhiêu”, “vơi”, “bớt” được sắp xếp theo cấp độ giảm dần, đã thể hiện dấu hiệu của mùa hạ đang nhạt dần. Trong khi đó những dấu hiệu của mùa thu ngày một đậm nét hơn. 
=> Tác giả đã làm hiện hình bước chân của mùa thu giữa đất trời. 
Những câu thơ vừa tả cảnh vừa kín đáo thể hiện cảm xúc lưu luyến và sự giao hoà của con người với thiên nhiên. 
Đứng trước mùa thu của đất trời, tác giả đã có những suy ngẫm về đời người qua những hình ảnh giàu sức gợi trong 2 câu thơ: 
“Sấm cũng bớt bất ngờ 
Trên hàng cây đứng tuổi” 
Hình ảnh “sấm” đem lại nhiều ý nghĩa: 
– Tả thực: Sấm vốn được coi là một hiện tượng tự nhiên, thường xuất hiện vào mùa hạ và là dấu hiệu trước những trận mưa rào. 
– Sấm trong thơ của Hữu Thỉnh là hình ảnh ẩn dụ độc đáo, phản chiếu những biến động, bất thường, thử thách trong cuộc đời của mỗi một con người. 
Hình ảnh “sấm” với trạng thái cảm xúc“bớt bất ngờ” và hình ảnh ẩ n dụ + nhân hoá “hàng cây đứng tuổi”: 
 – Câu thơ là cách tác giả miêu tả chân thực về một hiện tượng thời tiết khi sang thu: tiếng sấm có vẻ như đã nhỏ dần, âm thanh của sấm không còn đủ sức làm lay động những hàng cây già, đã trải qua nhiều lần “sang thu”. 
– Hai câu thơ là sự ẩn dụ về những con người từng trải, khi đã đến tuổi xế chiều, họ có nhiều kinh nghiệm hơn. Đối với họ, những đổi thay, biến chuyển của cuộc đời không còn “bất ngờ” nữa. Thay vào đó, họ đã có thể vững vàng và ung dung trước sự biến đổi của thời cuộc. 
Trong một lần phỏng vấn nhà thơ Hữu Thỉnh cũng giải thích: “sấm là những khó khăn thách thức” mà dân tộc Việt Nam phải trải qua: giặc dữ thiên tai. Còn hàng cây là hình ảnh đất nước dân tộc Việt Nam sẽ vững vàng vượt qua mọi thử thách để đi lên. 
=> Khổ thơ cuối với những hình ảnh giàu tính hình tượng, đã vẽ lên trọn vẹn bức tranh thiên nhiên và cảm xúc đời người trong thời khắc sang thu. 
Lời tự bạch của nhà th ơ 
“Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, tôi muốn gửi gắm suy ngẫm của mình, khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác dộng bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.” 
ĐẤT N Ư ỚC 
CON NG Ư ỜI 
THIÊN NHIÊN 
Sang thu 
III 
TỔNG KẾT 
NỘI DUNG 
1 
Bài thơ là sự cảm nhận tinh tế của tác giả về vẻ đẹp thiên nhiên với những bước chuyển mình từ hạ sang thu. Đồng thời, qua tác phẩm còn nói lên niềm xúc động, những suy ngẫm và triết lý trong khoảnh khắc giao mùa của nhà thơ. 
NGHỆ THUẬT 
2 
Từ ngữ biểu cảm 
Nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ độc đáo 
Hình ảnh đối lập, liên tưởng 
Thanks! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_121122_van_ban_sang_thu_huu_thi.pptx