Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 148+149: Ôn tập Tiếng Việt - Võ Thị Lệ Hằng

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 148+149: Ôn tập Tiếng Việt - Võ Thị Lệ Hằng

I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập

 2. Các thành phần biệt lập:

a.Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

VD: - Có lẽ văn nghệ rất kị “tri thức hóa” nữa. ( Nguyễn Đình Thi)

b.Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận ); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a , ơi, trời ơi . Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt.

 

ppt 37 trang Thái Hoàn 03/07/2023 5610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 148+149: Ôn tập Tiếng Việt - Võ Thị Lệ Hằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ SÔNG CẦU 
 TRƯỜNG THCS HOÀNG VĂN THỤ 
Giáo viên: VÕ THỊ LỆ HẰNG 
- §oµn kÕt - Ch¨m ngoan - Häc giái 
LỚP: 9 
Tiết 148-149: 
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 
Các thành phần biệt lập 
Nghĩa tường minh và hàm ý 
Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
Khởi ngữ 
Tiếng Việt học kì II 
 TIẾT 148, 149: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
Nêu đặc điểm, công dụng của khởi ngữ? Ví dụ? 
- Đặc điểm của khởi ngữ: 
 + Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. 
 + Trước khởi ngữ thường có thêm các từ: về, đối với. 
- Công dụng: Nêu lên đề tài được nói đến trong câu. 
- Ví dụ: - Tôi thì tôi xin chịu. 
 - Hăng hái học tập , đó là đức tính tốt của học sinh. 
1. Khởi ngữ: 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập 
Thế nào là thành phần biệt lập? Kể tên các thành phần biệt lập?Ví dụ? 
 2. Các thành phần biệt lập: 
- Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc trong câu. 
Thế nào là thành phần tình thái?Ví dụ? 
a . Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 
VD: - Có lẽ văn nghệ rất kị “tri thức hóa” nữa. ( Nguyễn Đình Thi) 
 TIẾT 148, 149: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
 2. Các thành phần biệt lập: 
Thế nào là thành phần cảm thán?Ví dụ? 
a . Thành phần tình thái là thành phần được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu. 
VD: - Có lẽ văn nghệ rất kị “tri thức hóa” nữa. ( Nguyễn Đình Thi) 
b . Thành phần cảm thán là thành phần được dùng để bộc lộ thái độ, tình cảm, tâm lí của người nói (vui, mừng, buồn, giận ); có sử dụng những từ ngữ như: chao ôi, a , ơi, trời ơi . Thành phần cảm thán có thể được tách thành một câu riêng theo kiểu câu đặc biệt. 
VD: + Ôi ! h à ng tre xanh xanh Việt Nam 
 Bão táp mưa sa đứng thẳng (Viễn Phương) 
 TIẾT 148, 149: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
 2. Các thành phần biệt lập: 
Thế nào là thành phần gọi-đáp?Ví dụ? 
a . Thành phần tình thái: 
b . Thành phần cảm thán: 
c . Thành phần gọi - đáp là thành phần biệt lập được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp; có sử dụng những từ dùng để gọi – đáp. 
VD: + Vâng , mời bác và cô lên chơi (Nguyễn Thành Long) 
 + Này , rồi cũng phải nuôi lấy con lợn mà ăn mừng đấy ! (Kim Lân) 
 TIẾT 148, 149: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
 2. Các thành phần biệt lập: 
a . Thành phần tình thái: 
b . Thành phần cảm thán: 
c . Thành phần gọi - đáp 
Thế nào là thành phần phụ chú?Ví dụ? 
d . Thành phần phụ chú là thành phần biệt lập được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu; thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa hai dấu gạch ngang với dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú cũng được đặt sau dấu ngoặc chấm. 
VD: + Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy , và tôi càng buồn lắm ( Nam Cao) 
 TIẾT 148, 149: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 
Chúng tôi, mọi người- kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. 
 ( Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng) 
 kể cả anh: thành phần phụ chú 
 Ồ, sao mà độ ấy vui thế. 
 ( Kim Lân, Làng) 
 T hành phần cảm thán 
 Bầu ơi thương lấy bí cùng 
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn 
 ( ca dao) 
 Bầu ơi 
 T hành phần gọi- đáp 
Bài tập 1 trang 109 : 
 Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây là thành phần gì của câu. Ghi kết quả vào bảng tổng kết theo mẫu sau: 
Khởi ngữ 
Thành phần biệt lập 
Tình thái 
Cảm thán 
Gọi - đáp 
Phụ chú 
 TIẾT 148, 149: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 
 a ) Xây cái lăng ấy cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu cho nó. 
 ( Kim Lân, Làng) 
Khởi ngữ 
b) Tim tôi đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. 
 ( Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) 	 
Thành phần tình thái 
c) Đến lượt cô gái từ biệt. Cô chìa tay ra cho anh nắm, cẩn trọng, rõ ràng, như người ta cho nhau cái gì chứ không phải là cái bắt tay. Cô nhìn thẳng vào mắt anh - những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp lại ta nữa, hay nhìn ta như vậy. 
 ( Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) 
Thành phần phụ chú 
d) – Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá! 
 ( Kim Lân, Làng) 
Thành phần gọi- đáp và thành phần cảm thán 
Bảng tổng kết thành phần khởi ngữ và các thành phần biệt lập  
Khởi ngữ 
Thành phần biệt lập 
Tình thái 
Cảm thán 
Gọi - đáp 
Phụ chú 
Xây cái lăng ấy 
Dường như 
những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa hay nhìn ta như vậy. 
vất vả quá 
Thưa ông 
 BÀI TẬP 2/ SGK/ 110 
 Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long trong đó có ít nhất một câu chứa khởi ngữ và một câu chứa thành phần biệt lập ( chỉ rõ) 
 Nguyễn Thành Long là nhà văn Việt Nam hiện đại với sở trường về truyện ngắn và kí. Về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, ông đã thành công trong việc phản ánh hiện thực cuộc sống chiến đấu và xây dựng đất nước gắn liền với hình tượng người thanh niên đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam. Truyện xoay quanh cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm công tác khí tượng ở Sa Pa với ông họa sĩ và cô kĩ sư. Có lẽ bởi quanh năm làm việc trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo nên anh luôn muốn được tiếp xúc với con người, khao khát đến độ “ thèm người”- một nét tính cách có phần lập dị.Tuy vậy ở anh còn có những phẩm chất đáng mến như thái độ khiêm tốn, cởi mở, quan tâm đến người khác và đặc biệt là tinh thần trách nhiệm cao, sự nghiêm túc với công việc mà mình đang làm.vCâu chuyện đã khép lại nhưng nó đã mang đến cho bạn đọc một ý nghĩa sâu sắc , giúp chúng ta càng thêm trân trọng những con người thầm lặng cống hiến cho đất nước. 
 Về truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”, nhà văn Nguyễn Thành Long đã sáng tác trong một chuyến đi thực tế lên Lào Cai năm 1970. Truyện giới thiệu về một cuộc gặp gỡ tình cờ giữa anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m, cô kĩ sư muốn thay đổi bản thân và ông họa sĩ già muốn tìm được cái” chất” trong nghệ thuật. Qua những chi tiết sắc sảo về việc chọn lọc từ ngữ kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luận, Nguyễn Thành Long- nhà văn đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ trẻ tình yêu cuộc sống đời thường- đã dựng lên một vẻ đẹp thơ mộng của thiên nhiên Sa Pa và những con người sống, làm việc trong cái lặng lẽ nhưng không hề cô độc. Đây là một truyện ngắn hay mà mỗi người nên tìm hiểu và cảm nhận thử ít nhất một lần trên đời. 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
Thế nào là liên kết? 
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
 Liên kết là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu và giữa đoạn văn với đoạn văn bằng các từ ngữ có tác dụng liên kết. 
Thế nào là liên kết chủ đề? 
Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn (liên kết chủ đề). 
* Về nội dung: 
Thế nào là liên kết lô gic? 
Các đoạn văn, câu văn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí (liên kết lô-gíc). 
* Về hình thức: 
Thế nào là liên kết về hình thức? 
Các câu văn, đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính là phép lặp, phép đồng nghĩa, trái nghĩa, phép liên tưởng, phép thế, phép nối. 
 TIẾT 148, 149: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
* Về nội dung: 
* Về hình thức: 
1 . Phép lặp từ ngữ : là cách lặp lại ở câu đứng sau những từ đã có ở câu trước. 
VD : Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ. (Lỗ Tấn) 
 TIẾT 148, 149: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
* Về nội dung: 
* Về hình thức: 
2 . Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng 
- Câu sau được liên kết với câu trước nhờ các từ đồng nghĩa. 
VD: Hàng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh . Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về. (Sơn Tinh, Thủy Tinh) 
- Câu sau liên kết với câu trước nhờ các từ trái nghĩa. 
 VD : Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt 
 Dưới sân ông cử ngỏng đầu rồng (Tú Xương) 
- Câu sau liên kết với câu trước nhờ những từ ngữ cùng trường liên tưởng. 
 VD : Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt . (Kim Lân) 
 TIẾT 148, 149: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
* Về nội dung: 
* Về hình thức: 
3 . Phép thế : là cách sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. 
Các yếu tố thế: 
 - Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy , nó, hắn, họ, chúng nó thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước. 
 - Dùng tổ hợp “danh từ + chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó, để thay thế cho yếu tố ở câu trước, đoạn trước. 
 Các yếu tố được thay thế có thể là từ, cụm từ, câu, đoạn. 
VD : Nghệ sĩ điện truyền thẳng vào tâm hồn chúng ta . Ấy là điểm màu của nghệ thuật. (Nguyễn Đình Thi) ( Chỉ từ “ấy” thay thế cho câu “Nghệ sĩ chúng ta ) 
 TIẾT 148, 149: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
* Về nội dung: 
* Về hình thức: 
4 . Phép nối : 
Các phương tiện nối: 
- Sử dụng quan hệ từ để nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để 
 VD : Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Nguyễn Đình Thi) 
- Sử dụng các từ chuyển tiếp: những quán ngữ như: một là, hai là, trước hết, cuối cùng, nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, ngược lại, vả lại 
 VD: Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt (Nam Cao) 
 TIẾT 148, 149: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt 
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
* Về nội dung: 
* Về hình thức: 
- Sử dụng tổ hợp từ “quan hệ từ, đại từ, chỉ từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế, , thế thì, vậy nên 
VD: Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy , phải kéo quân ra đánh đuổi chúng (Ngô gia văn phái). 
 TIẾT 148, 149: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 
Bài tập 1, 2/ sgk/ 110: 
 Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây thể hiện phép liên kết nào? 
a) Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. Nhưng mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. Nhưng rồi có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. Và tôi thấy đau, ướt ở má. 
 (Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi) 
b) Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. Cô bé bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. Nó lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ ?” 
 (Nguyễn Minh Châu, Bến quê) 
c) Nhưng cái “com-pa” kia lấy làm bất bình lắm, tỏ vẻ khinh bỉ, cười kháy tôi như cười kháy một người Pháp không biết đến Nã Phá Luân, một người Mĩ không biết đến Hoa Thịnh Đốn vậy ! Rồi nói: 
	- Quên à ! Phải, bây giờ cao sang rồi thì để ý đến đâu bọn chúng tôi nữa! 
	Tôi hoảng hốt, đứng dậy nói: 
	- Đâu có phải thế ! Tôi 
 (Lỗ Tấn, Cố hương) 
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn. 
CÁC PHÉP LIÊN KẾT 
Phép lặp 
Đồng nghĩa, trái nghĩa 
Phép thế 
Phép nối 
Từ ngữ tương ứng 
a 
b 
c 
Ở rừng mùa này thường như thế. Mưa. mưa đá. Lúc đầu tôi không biết. có tiếng lanh canh gõ trên nóc hang. Có cái gì vô cùng sắc xé không khí ra từng mảnh vụn. Gió. tôi thấy đau, ướt ở má. 
b) Từ phòng bên kia một cô bé rất xinh mặc chiếc áo may ô con trai và vẫn còn cầm thu thu một đoạn dây sau lưng chạy sang. bên nhà hàng xóm đã quen với công việc này. lễ phép hỏi Nhĩ: “Bác cần nằm xuống phải không ạ?” 
c) Nhưng cái “com-pa” kia lấy làm bất bình lắm, tỏ vẻ khinh bỉ, cười kháy tôi như cười kháy một người Pháp không biết đến Nã Phá Luân, một người Mĩ không biết đến Hoa Thịnh Đốn vậy ! Rồi nói: 
	-Quên à ! Phải, bây giờ cao sang rồi thì để ý đến đâu bọn chúng tôi nữa! 
	Tôi hoảng hốt, đứng dậy nói: 
	-Đâu có phải ! Tôi... 
Nhưng 
Nhưng rồi 
 Và 
 Cô bé 
 Nó 
 thế 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
III. Nghĩa tường minh và hàm ý: 
+ Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. 
+ Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. 
Thế nào là nghĩa tường minh, hàm ý? Cho ví dụ? 
VD: a , - Ba con, sao con không nhận ? 
 - Không phải. - Đang nằm mà nó cũng phải giãy lên. 
 - Sao con biết là không phải ?[...] 
 - Ba không giống cái hình ba chụp với má. (Nguyễn Quang Sáng) 
 b, An: - Chiều mai cậu đi đá bóng với tớ đi . 
Bình: - Chiều mai tớ đi học toán rồi. (Hàm ý: Tớ không đi đá bóng được) 
An: - Thế à, buồn nhỉ. 
 TIẾT 148, 149: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 
I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập: 
II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
III. Nghĩa tường minh và hàm ý: 
+ Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu. 
+ Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. 
Điều kiện để sử dụng nghĩa tường minh, hàm ý? Cho ví dụ? 
* Điều kiện sử dụng hàm ý: 
+ Người nói (người viết) có ý đưa hàm ý vào câu nói. 
+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý. 
 TIẾT 148, 149: ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 
III. Nghĩa tường minh và hàm ý 
 Bài tập này yêu cầu các em cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi! 
TL: Câu Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết chỗ rồi có hàm ý: Các ông nhà giàu bị đày xuống địa ngục sau khi chết vì thói keo kiệt. 
Bài tập 1: Truyện cười: CHIẾM HẾT CHỖ 
	 Một người ăn mày hom hem, rác rưới, đến cửa nhà giàu xin ăn. Người nhà giàu không cho, lại còn mắng: 
	- Bước ngay! Rõ trông như người ở dưới địa ngục mới lên ấy! 	 
	 Người ăn mày nghe nói, vội trả lời: 
	- Phải, tôi ở dưới địa ngục mới lên đấy! 
	 Người nhà giàu nói: 
	- Đã xuống địa ngục, sao không ở hẳn dưới ấy, còn lên đây làm gì cho bẩn mắt? 
	 Người ăn mày đáp: 
	 - Thế không ở được nên mới phải lên. Ở dưới ấy các nhà giàu chiếm hết cả chỗ rồi! 
 (Theo Trương Chính – Phong Châu, Tiếng cười dân gian Việt Nam) 
Bài tập 2. Bài tập này nêu hai yêu cầu: 
- Xác định hàm ý của các câu in đậm dẫn ở SGK, trang 111. 
- Cho biết trong mỗi trường hợp, hàm ý đã được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại nào. 
Trả lời: 
a. Câu Tớ thấy họ ăn mặc rất đẹp có hàm ý: Đội bóng huyện mình chơi không hay. 
	 Hàm ý trên được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại, đó là phương châm quan hệ. 
b. Câu Tớ báo cho Chi rồi có hàm ý: Tớ chưa báo cho Nam và Tuấn. 
	 Hàm ý trên được tạo ra bằng cách cố ý vi phạm phương châm hội thoại, đó là phương châm về lượng. 
 BÀI THƠ 
 VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
 -Phạm Tiến Duật- 
 Tiết 46 
Văn bản: 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích 
2. Nhan đề bài thơ 
3. Phân tích 
3.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính 
 Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. 
 IV. LUYỆN TẬP: 
Bài 1: Tìm các phép liên kết có trong các đoạn trích sau. 
a, Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. 
b, Tôi ngẩng cao đầu mới thấy tuổi của bà; chứ cứ nhìn bà chặt củi, nhổ sắn, nhìn bà đứng, bà đi thì không ai biết bà đã gần bảy mươi. Bà làm nhanh, đi nhanh, lưng thẳng. Bà không hút thuốc lào như u tôi, không ăn giầu. 
c, Có cây lược anh càng mong gặp con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám- năm đó ta chưa võ trang- trong một trận càn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. 
 BÀI THƠ 
 VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
 -Phạm Tiến Duật- 
 Tiết 46 
Văn bản: 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích 
2. Nhan đề bài thơ 
3. Phân tích 
3.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính 
 Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. 
 IV. LUYỆN TẬP: 
Bài 1: Tìm các phép liên kết có trong các đoạn trích sau. 
a, Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn, cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. 
a, Phép thế: từ “anh ta” thay cho cụm từ “anh thanh niên” 
b, Tôi ngẩng cao đầu mới thấy tuổi của bà; chứ cứ nhìn bà chặt củi, nhổ sắn, nhìn bà đứng, bà đi thì không ai biết bà đã gần bảy mươi. Bà làm nhanh, đi nhanh, lưng thẳng. Bà không hút thuốc lào như u tôi, không ăn giầu. 
b, Phép lặp: lặp từ “bà” 
c, Có cây lược anh càng mong gặp con. Nhưng rồi một chuyện không may xảy ra. Một ngày cuối năm năm mươi tám- năm đó ta chưa võ trang- trong một trận càn của quân Mĩ - ngụy, anh Sáu bị hi sinh. Anh bị viên đạn của máy bay Mĩ bắn vào ngực. 
c, Phép nối: nhưng 
c, Phép lặp: từ “anh” 
 BÀI THƠ 
 VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
 -Phạm Tiến Duật- 
 Tiết 46 
Văn bản: 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích 
2. Nhan đề bài thơ 
3. Phân tích 
3.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính 
 Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. 
 IV. LUYỆN TẬP: 
2. Tìm các thành phần khởi ngữ, thành phần tình thái, thành phần cảm thán, thành phần gọi – đáp, thành phần phụ chú trong các trường hợp sau : 
a) Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. 
a) Thành phần phụ chú (giọng em ráo hoảnh) 
b ) Mà Ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.(Kim Lân) 
b) khởi ngữ 
c) Vậy mày hỏi cô Thông – tên người đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho mợ mày, bảo dù sao cũng phải về. 
c) Thành phần phụ chú (tên người đàn bà họ nội xa kia) 
d) Có lẽ bạn quên mất rằng hôm nay tớ đã chờ cậu cả 2 tiếng đồng hồ để về cùng. 
c) Thành phần tình thái (có lẽ) 
 BÀI THƠ 
 VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
 -Phạm Tiến Duật- 
 Tiết 46 
Văn bản: 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích 
2. Nhan đề bài thơ 
3. Phân tích 
3.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính 
 Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. 
 IV. LUYỆN TẬP: 
3. Viết một văn bản ngắn (khoảng 7 câu) nêu suy nghĩ của em về vai trò của sách, trong đó có sử dụng 1 hay 2 phép liên kết về hình thức. 
Sách có thể nói là một vật không thể thiếu trong cuộc sống mỗi con người chúng ta . Trong nó chứa đầy các kiến thức mà chúng ta có thể chưa biết . Vậy đã có ai từng nghĩ nó có công dụng gì chưa? Nó giúp chúng có thêm hiểu biết, giúp chúng ta phát triển bản thân , giúp ta hoàn thiện nhân cách nữa đó . Nó giúp cho ta hiểu biết về thế giới xung quanh nhiều hơn. Nếu chúng ta chịu bỏ thời gian từ 3 đến 5 phút để đọc một cuốn sách thì sẽ không thấy nó tẻ nhạt như bạn nghĩ đâu . Hãy đọc sách để có một cuộc sống tốt bạn nhé ! 
 BÀI THƠ 
 VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
 -Phạm Tiến Duật- 
 Tiết 46 
Văn bản: 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích 
2. Nhan đề bài thơ 
3. Phân tích 
3.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính 
 Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. 
 IV. LUYỆN TẬP: 
Câu 4. Viết một văn bản ngắn (khoảng 7 câu) trong đó có sử dụng khởi ngữ. 
Đối với mỗi người, việc đọc sách là vô cùng quan trọng và cần thiết. Bởi sách là tài sản tinh thần, vô giá của nhân loại, muốn có học vấn thì phải thường xuyên đọc sách nhưng đọc sách cũng cần có cách đọc đúng. Khi đọc xong văn bản này chúng ta cần phải biết chọn sách để đọc, quan trọng nhất là đọc cho kĩ, đồng thời cũng chú trọng đọc rộng thích đáng, để hỗ trợ cho việc nghiên cứu chuyên sâu. Khi đọc sách thì " Miệng đọc tâm ghi từ đó tưởng tượng" 
Sách cũ trăm lần xem chẳng chán 
Thuộc lòng ngẫm nghĩ một mình hay 
 BÀI THƠ 
 VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
 -Phạm Tiến Duật- 
 Tiết 46 
Văn bản: 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích 
2. Nhan đề bài thơ 
3. Phân tích 
3.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính 
 Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. 
 IV. LUYỆN TẬP: 
5. Phân tích 2 khổ đầu bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương. 
 BÀI THƠ 
 VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH 
 -Phạm Tiến Duật- 
 Tiết 46 
Văn bản: 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc hiểu văn bản 
1. Đọc - Tìm hiểu chú thích 
2. Nhan đề bài thơ 
3. Phân tích 
3.1. Hình ảnh những chiếc xe không kính 
 Hiện thực khốc liệt thời chiến tranh: bom đạn kẻ thù, những con đường ra trận để lại dấu tích trên những chiếc xe không kính. 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
1- Bài vừa học : 
Nắm được nét cơ bản về tác giả và tác phẩm của tất cả các văn bản đã ôn. 
 Học thuộc lòng các bài thơ. 
 Nắm được nội dung, nghệ thuật của các bài thơ. 
2- Bài sắp học : KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II 
BÀI HỌC ĐẾN ĐÂY LÀ KẾT THÚC 
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN CÁC THẦY CÔ GIÁO 
VÀ CÁC EM HỌC SINH 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_148149_on_tap_tieng_viet_vo_thi.ppt