Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 171+172+173: Tổng kết văn học

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 171+172+173: Tổng kết văn học

2. VỀ HÌNH THỨC:

+ Chú trọng cái đẹp tinh tế, hài hòa, giản dị cả về qui mô, kết cấu, hình ảnh, ngôn từ.

+ Kiệt tác kết tinh cao nhất, tiêu biểu nhất cho nền văn học dân tộc là Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Kết luận:

 Văn học Việt Nam góp phần bồi đắp tâm hồn, tính cách tư tưởng cho các thế hệ người Việt Nam.

 Văn học Việt Nam là bộ phận quan trọng của văn hóa, tinh thần dân tộc, thể hiện những nét tiêu biểu của tâm hồn, lối sống, phong cách, tư tưởng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong các thời đại.

 

ppt 21 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2191
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 171+172+173: Tổng kết văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 1 71,172,173: 
TỔNG KẾT VĂN HỌC 
Kịch dân gian 
A. I. CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM 
Văn học Việt Nam 
Văn học dân gian 
Luận lí (Nghị luận) 
dân gian 
Thơ trữ tình dân gian 
Truyện dân gian 
Văn học chữ Nôm 
Văn học chữ Hán 
Văn học viết 
Văn học chữ quốc ngữ 
1. VĂN HỌC DÂN GIAN 
a. ĐẶC TRƯNG 
+ Là loại hình văn hóa dân gian ra đời từ thời viễn cổ và vẫn phát triển trong các thời kì tiếp theo. 
+ Chủ yếu được lưu truyền bằng phương thức truyền miệng (nên có tính dị bản) 
+ Là sản phẩm văn hóa của nhân dân, chủ yếu là tầng lớp bình dân (nên có tính nhân dân rất cao) 
+ Có một số thể loại riêng mà văn học dân gian thế giới không có (như vè, truyện thơ, chèo ) 
b. VAI TRÒ - Ý NGHĨA 
+ Là kho tàng chất liệu phong phú cho các nhà thơ, nhà văn khai thác, học tập và phát triển 
+ Nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ nhân dân 
+ Có ảnh hưởng quan trọng đến bộ phận văn học viết như: Thể loại, tư tưởng và ngôn ngữ. 
* Khái niệm: Văn học dân gian định hình từ xa xưa, là sản phẩm của các tầng lớp bình dân, được lưu truyền bằng miệng. 
2. VĂN HỌC VI ẾT 
BỘ PHẬN VĂN HỌC 
TÁC PHẨM TIÊU BIỂU 
ĐẶC ĐIỂM 
a. Văn học bằng chữ Hán 
+ Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) 
+ Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt) 
+ Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn) 
+ Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) 
+ Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) 
+ Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia văn phái) 
+ Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh) 
+ Thơ văn Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh 
Văn học chữ Hán: 
+ Sử dụng văn tự Hán 
+ Tiếp nhận nhiều yếu tố từ thể loại đến tư tưởng, chất liệu của văn chương Trung Quốc nhưng vẫn thể hiện tinh thần dân tộc, tâm hồn và cốt cách người Việt, những vấn đề và trạng thái lịch sử Việt Nam 
+ Ở những thế kỉ đầu (từ thế kỉ X - XV chiếm tỉ lệ cao về số lượng và thể loại) 
BỘ PHẬN VĂN HỌC 
TÁC PHẨM TIÊU BIỂU 
ĐẶC ĐIỂM 
b. Văn học chữ Nôm 
+ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương) 
+ Chinh phụ ngâm khúc (bản dịch của Đoàn Thị Điểm) 
+ Truyện Kiều (Nguyễn Du) 
+ Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) 
+ Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan) 
+ Bạn đến chơi nhà (Nguyễn Khuyến) 
- Văn học chữ Nôm: Bắt đầu phát triển từ thế kỉ XIII. Đến thế kỉ XV, mới phát triển đáng kể (nhất là qua sáng tác của Nguyễn Trãi). 
- Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX phát triển phong phú với nhiều tác giả lớn, đạt nhiều thành tựu đỉnh cao hơn văn chương bằng chữ Hán. 
BỘ PHẬN VĂN HỌC 
TÁC PHẨM TIÊU BIỂU 
ĐẶC ĐIỂM 
c. Văn học chữ Quốc ngữ 
Các bài thơ của phong trào Thơ mới: Nhớ rừng, Quê hương, Ông đồ 
- Các tác phẩm truyện hiện thực: Sống chết mặc bay, Tắt đèn, Những ngày thơ ấu, Lão Hạc . 
- Văn học sau Cách mạng tháng Tám 1945 
- Là thứ chữ do các giáo sĩ truyền đạo người châu Âu đặt ra để ghi âm Tiếng Việt 
- Ra đời từ thế kỉ XVII; được phổ biến rộng rãi hơn vào cuối thế kỉ XIX và từ đầu thế kỉ XX thay thế dần chữ Hán và chữ Nôm, góp phần đắc lực vào công cuộc hiện đại hóa văn học. 
A. I. CÁC BỘ PHẬN HỢP THÀNH CỦA NỀN VĂN HỌC VIỆT NAM 
1. Văn học dân gian 
2. Văn học viết 
 II. TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM 
1. Văn học thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX 
 (Còn gọi văn học Trung đại) 
2. Văn học thời kì từ đầu thế kỉ XX đến 1945 (Văn học hiện đại Việt Nam) 
3. Văn học thời kì từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 - 1975 (Văn học hiện đại Việt Nam) 
 - Từ 1975 – nay: (Văn học thời kì đổi mới) 
CÁC GIAI ĐOẠN VĂN HỌC 
ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ 
ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC 
1. Văn học thời kì từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX 
(Văn học Trung đại) 
- Việt Nam cơ bản vẫn là một quốc gia phong kiến độc lập tự chủ tuy phải chống lại nhiều cuộc xâm lược và ách đô hộ của phong kiến Trung quốc (Hán, Đường, Tống, Mông Nguyên, Minh, Thanh) 
- Tinh thần yêu nước sâu sắc, 
- Tinh thần nhân đạo, lòng yêu thương con người, ca ngợi giá trị, phẩm chất cao đẹp của nhân dân, người b ì nh dân lao động, thể hiện mơ ước, nguyện vọng, t ì nh cảm của nhân dân. 
- Kế thừa và phát huy nh ữ ng giá trị truyền thống của v ă n học d ân tộc . 
- V ă n học chú trọng đến nh ữ ng cái đẹp, giản dị, hài hoà, trong sáng. 
II. TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM 
CÁC GIAI ĐOẠN VĂN HỌC 
ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ 
ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC 
2. Văn học thời kì từ đầu thế kỉ XX đến 1945 
- Từ 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta. 
- Xã hội Việt Nam có nhiều thay đổi trong chế độ thực dân nửa phong kiến 
+ Vận động theo hướng Hiện đại hóa, có những biến đổi toàn diện và mau lẹ, được thúc đẩy mạnh mẽ cùng với sự phát triển của báo chí, của họat động xuất bản và việc sử dụng rộng rãi chữ quốc ngữ. 
+ Từ đầu những năm 1930, đã có diện mạo của một nền văn học hiện đại với những kết tinh nghệ thuật có giá trị cao . 
CÁC GIAI ĐOẠN VĂN HỌC 
ĐẶC ĐIỂM LỊCH SỬ 
ĐẶC ĐIỂM VĂN HỌC 
3. Văn học thời kì từ sau Cách mạng tháng Tám -1945 
+ 1945 - 1975 : Kháng chiến chống Pháp, rồi chống Mĩ. (Sau 1954 miền Bắc đi lên xây dựng CNXH, ra sức sản xuất chi viện cho chiến trường Miền Nam. Miền Nam tiếp tục kháng chiến chống đế quốc Mĩ) 
+ Sau 1975: Đ ất nước đi lên xây dựng CNXH. 
+ Văn học đã phản ánh được con người và cuộc sống của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến gian khổ mà hào hùng của trên tất cả các lĩnh vực. 
+ Phục vụ đắc lực cho sự nghiệp CM: nêu cao tinh thần yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, đức hi sinh 
+ Văn học bước vào thời kì đổi mới, nhiều tài năng mới xuất hiện 
+ Khám phá con người ở nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, hướng tới sự thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần dân chủ. 
III. MẤY NÉT ĐẶC SẮC NỔI BẬT CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM 
1. VỀ NỘI DUNG 
Những giá trị nổi bật và bền vững nhất là: 
+ Tinh thần cộng đồng: kết tinh trong cuộc chiến chống ngoại xâm và thiên nhiên khắc nghiệt; trong xây dựng, mở mang bờ cõi 
+ Tinh thần yêu nước : Tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên, về văn hóa, lịch sử của quê hương đất nước; yêu tiếng nói của dân tộc 
+ Tinh thần nhân đạo: Khẳng định những phẩm tốt đẹp của con người, những nguyện vọng mơ ước của nhân dân, thể hiện nối thống khổ và số phận chìm nổi của con người, bênh vực quyền sống của con người nhất là người phụ nữ,chống lễ giáo phong kiến, đòi quyền tự do trong tình yêu, hôn nhân, tố cáo mạnh mẽ những bất công xã hội, ngợi ca những tình cảm tốt đẹp và sức mạnh tiềm tàng của quần chúng - nhân dân 
+ Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan của nhân dân : Niềm tin và mơ ước về sự chiến thắng của cái thiện, cái tốt đẹp, cái chính nghĩa; tin vào những giá trị đích thực của cuộc sống, vượt qua khó khăn thách thức của hoàn cảnh, hướng về tương lai, 
2. VỀ HÌNH THỨC: 
+ Chú trọng cái đẹp tinh tế, hài hòa, giản dị cả về qui mô, kết cấu, hình ảnh, ngôn từ. 
+ Kiệt tác kết tinh cao nhất, tiêu biểu nhất cho nền văn học dân tộc là Truyện Kiều của Nguyễn Du. 
Kết luận: 
 Văn học Việt Nam góp phần bồi đắp tâm hồn, tính cách tư tưởng cho các thế hệ người Việt Nam. 
 Văn học Việt Nam là bộ phận quan trọng của văn hóa, tinh thần dân tộc, thể hiện những nét tiêu biểu của tâm hồn, lối sống, phong cách, tư tưởng của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong các thời đại. 
B. MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC 
CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN 
CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 
CÁC THỂ THƠ 
CÁC THỂ TRUYỆN KÍ 
TRUYỆN THƠ NÔM 
THỂ VĂN NGHỊ LUẬN 
CÁC THỂ LOẠI VĂN HỌC HIỆN ĐẠI 
B. MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC 
I. THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN 
1. TỰ SỰ DÂN GIAN 
2. TRỮ TÌNH DÂN GIAN 
Sử thi 
Truyện 
Trạng 
Truyện 
ngụ ngôn 
Truyện 
cười 
Cổ tích 
Thần thoại 
Truyền thuyết 
Tục ngữ 
Câu đố 
Ca dao - dân ca 
3. NGHỊ LUẬN DÂN GIAN 
4. KỊCH DÂN GIAN 
Chèo 
Tuồng 
II. MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 
1. CÁC THỂ THƠ 
THỂ CỔ PHONG 
SONG THẤT LỤC BÁT 
THƠ CÓ NGUỒN GỐC DÂN GIAN VN 
THƠ CÓ NGUỒN GỐC TRUNG QUỐC 
THỂ ĐƯỜNG LUẬT 
LỤC BÁT 
D ẠNG TRƯỜNG THIÊN (>10 câu) 
DẠNG TỨ TUYỆT 
DẠNG BÁT CÚ 
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà 
 Cỏ cây chen đá lá chen hoa 
Lom khom dưới núi tiều vài chú 
Lác đác bên sông chợ mấy nhà 
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc 
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia 
Dừng chân đứng lại trời non nước 
Một mảnh tình riêng ta với ta 
(1) 
(2) 
(3) 
(4) 
(5) 
(6) 
(7) 
(8) 
T T B B T T B 
B B T T B B T 
B B T T B B T 
T T B B T T B 
T T B B B T T 
 B B T T T B B 
T B B T T B B 
T T B B B T B 
+ THỂ: 8 câu 7chữ => thất ngôn bát cú 
+ Vần : chỉ dùng vần bằng (cuối câu 1, 2, 4, 6, 8) 
+ Luật: - “nhất – tam – ngũ bất luận” 
 - “nhị - tứ - lục phân minh” (thanh chữ thứ tư ngược với thanh chữ thứ hai và thứ sáu) 
=>Luật trắc (phụ thuộc vào thanh của chữ thứ 2 câu 1) 
+ Niêm : các cặp có cùng cấu trúc về thanh điệu (câu 1 - 8; câu 2 - 3; câu 4 - 5; câu 6 - 7) 
+ Đối : ý, thanh, từ loại (câu 3 - 4; câu 5 - 6) 
+ Bố cục: 4 phần: đề - thực - luận - kết 
a) Thể cổ phong: chỉ cần có vần, không cần tuân theo niêm luật, không hạn chế số câu trong bài, số chữ trong câu. VD: Bài thơ: Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi) 
* THƠ CÓ NGUỒN GỐC TRUNG QUỐC 
b) Thể Đường luật: 
+) LỤC BÁT: 
- Chủ yếu dùng vần bằng, vần chữ cuối câu lục gieo xuống chữ thứ sáu câu bát; chữ cuối câu bát gieo với chữ cuối câu lục tiếp theo 
- thanh điệu linh hoạt, chú ý sự hài hòa và nhịp nhàng 
- Giàu khả năng biểu hiện tâm trạng, cảm xúc nên có thể dùng trong cả làm một bài thơ lẫn viết chuyện (như Truyện Kiều hoặc Truyện Lục Vân Tiên ) 
+) SONG THẤT LỤC BÁT: 
- Gồm hai câu 7 tiếng và một cặp câu lục bát 
- Thường dùng trong các khúc ngâm (một thể trữ tình có dung lượng tương đối lớn ( Cung oán ngâm khúc - Nguyến Gia Thiều: Bản dịch Chinh phụ ngâm –Đoàn Thị Điểm) 
* THƠ CÓ NGUỒN GỐC DÂN GIAN 
2. CÁC THỂ TRUYỆN KÍ 
+ Truyện truyền kì: đậm yếu tố hoang đường, kì ảo ( Truyền kì mạn lục ) 
+ Truyện ghi ch ép lịch sử : kể về các nhân vật lịch sử: anh hùng, nghĩa sĩ, vua chúa, lịch sử các triều đại (gần với thể kí như Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác) (theo chương hồi như Hoàng Lê nhất thống chí - của Ngô gia văn phái) 
+ Tùy bút : ghi chép tản mạn theo cảm xúc của người viết ( Vũ trung tùy bút - Phạm Đình Hổ) 
3. TRUYỆN THƠ NÔM : (được coi là tiểu thuyết bằng thơ) 
	- Viết bằng chữ Nôm; sử dụng thể thơ chủ yếu là thể lục bát 
	- Có khả năng miêu tả cuộc sống phong phú, giàu chất trữ tình 
 - Xuất hiện khoảng thế kỉ 17, đạt thành tựu đỉnh cao ở thế kỉ 18 với các tác phẩm: Cung oán ngâm khúc; Chinh phụ ngâm khúc ; kiệt tác là Truyện Kiều 
	- Có Truyện thơ Nôm khuyết danh (bình dân) và truyện thơ Nôm bác học (do trí thức Nho gia sáng tác) 
II. MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 
1. CÁC THỂ THƠ 
2. CÁC THỂ TRUYỆN KÍ 
3. TRUYỆN THƠ NÔM: 
4. MỘT SỐ THỂ VĂN NGHỊ LUẬN: 
a) Chiếu : Chiếu dời đô - Lí Thái Tổ 
b) Hịch : Hịch tướng sĩ - Trần Quốc Tuấn 
c) Cáo: Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi 
Lưu ý 
 Đây đều là những tác phẩm nghị luận tiêu biểu, tuy chủ yếu mang chức năng hành chính nhưng mang đậm chất văn có sự kết hợp giữa tư tưởng lí lẽ với cảm xúc, lập luận chặt chẽ, hình ảnh phong phú, ngôn ngữ biểu cảm. 
B. SƠ LƯỢC MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC 
I/THỂ LOẠI VĂN HỌC DÂN GIAN 
II/THỂ LOẠI VĂN HỌC TRUNG ĐẠI 
III/MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC HIỆN ĐẠI 
+ Nhiều thể loại không còn tồn tại như : chiếu, biểu, cáo, hịch, văn tế 
+ Một số thể loại được tiếp tục sử dụng những đã đổi mới : 
- Tự sự: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút, 
- Trữ tình: thơ tám tiếng, thơ tự do, .... 
+ Một số thể loại mới ra đời : báo chí (phóng sự), kịch nói, phê bình văn học 
 Kết luận: 
 Nhìn chung thể loại văn học hiện đại hết sức đa dạng, linh hoạt và luôn biến đổi theo hướng ngày càng tự do, không bị gò bó vào các qui tắc có tính cố định, phát huy sự tìm tòi sáng tạo của chủ thể sáng tác 
 HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ  
Phần A . Cần nắm được: 
+ Các bộ phận hợp thành của nền văn học Việt Nam 
+ Các thời kì phát triển của nền văn học 
+ Những nội dung, tư tưởng chủ đạo của nền văn học 
 ( Ghi nhớ SGK/194) 
Phần B . Cần nắm được: 
+ Thể loại và thể văn 
+ Các loại hình sáng tác văn học nói chung và văn học dân gian 
+ Các thể loại của văn học trung đại 
+ Các thể loại của văn học hiện đại 
 (Ghi nhớ SGK /201) 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_171172173_tong_ket_van_hoc.ppt