Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 51+52: Nghị luận trong văn bản tự sự
a. Đoạn trích: Lão Hạc của Nam Cao
* Ông Giáo đã đưa ra các luận điểm và lập luận theo lôgíc sau:
Nêu vấn đề: Nếu ta không tìm mà hiểu những người ở xung quanh ta thì ta luôn có cơ sở tàn nhẫn và độc ác với họ.
Phát triển vấn đề: Vợ tôi không phải là người ác, nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỉ, tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ: Vì sao?
+ Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau.
+ Khi người ta khổ thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa.
+ Vì cái bản tính tốt của người ta bị những nổi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất.
- Kết thúc vấn đề: “Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nở giận”.
* Về hình thức: Nhiều câu mang tính chất nghị luận đó là các câu hô ứng thể hiện các phán đoán như: Nếu thì, vì thế cho nên, sở dĩ là vì,
→ Câu văn khẳng định, ngắn gọn, khúc chiết như diễn đạt một chân lí
TIẾT 51, 52: NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ I. Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự 1. Tìm hiểu ngữ liệu: SGK/137 Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận. (Nam Cao – Lão Hạc ) Nội dung của đoạn trích là gì? Nội dung: Là suy nghĩ nội tâm của nhân vật ông giáo. Tìm và chỉ ra những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong đoạn trích trên? Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, xấu xa, bỉ ổi toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là những người đáng thương; không bao giờ ta thương Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến cái gì khác đâu? Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận (Nam Cao – Lão Hạc) a. Đoạn trích: Lão Hạc của Nam Cao * Ông Giáo đã đưa ra các luận điểm và lập luận theo lôgíc sau: Nêu vấn đề: Nếu ta không tìm mà hiểu những người ở xung quanh ta thì ta luôn có cơ sở tàn nhẫn và độc ác với họ. Phát triển vấn đề : Vợ tôi không phải là người ác, nhưng sở dĩ thị trở nên ích kỉ, tàn nhẫn là vì thị đã quá khổ: Vì sao? + Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau. + Khi người ta khổ thì người ta không còn nghĩ đến ai được nữa. + Vì cái bản tính tốt của người ta bị những nổi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. - Kết thúc vấn đề: “Tôi biết vậy nên tôi chỉ buồn chứ không nở giận”. * Về hình thức: Nhiều câu mang tính chất nghị luận đó là các câu hô ứng thể hiện các phán đoán như: Nếu thì, vì thế cho nên, sở dĩ là vì, → Câu văn khẳng định, ngắn gọn, khúc chiết như diễn đạt một chân lí Thoắt trông nàng đã chào thưa: “ Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây! Đàn bà dễ có mấy tay, Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan! Dễ dàng là thói hồng nhan, Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều”. Hoạn thư hồn lạc phách xiêu, Khấu đầu dưới trướng liệu điều kiêu ca. Rằng: “Tôi chúc phận đàn bà, Ghen tuông thì cũng người ta thường tình. Nghĩ cho khi gác viết kinh, Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo. Lòng riêng riêng những kính yêu, Chồng chung ai dễ ai chiều cho ai. Trót lòng gây việc chông gai, Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng”. Khen cho: “thật đã nên rằng, Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời. Tha ra thì cũng may đời, Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen ”. b. Đoạn trích “Kiều báo ân báo oán”, Nguyễn Du Đoạn hội thoại giữa Kiều và Hoạn Thư * Lập luận của Hoạn Thư 8 dòng thơ với 4 luận điểm: - Thứ nhất : Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình. (lẽ thường) - Thứ hai : Ngoài ra tôi cũng đối xử rất tốt với cô.Khi cô trốn không đuổi theo. (kể công) Thứ ba : Tôi với cô trong cảnh chồng chung. Chắc gì ai nhường cho ai. Thứ tư : Nhưng dù sao tôi đã trót gây đau khổ cho cô nên bây giờ chỉ biết trông nhờ vào lượng khoan dung rộng lớn của cô. (nhận tội và đề cao tâng bốc Kiều). Câu chuyện “Lỗi lầm và sự biết ơn” Đọc đoạn văn sau và cho biết: Yếu tố nghị luận trong đoạn văn được thể hiện ở những câu văn nào? Chỉ ra vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn ? LỖI LẦM VÀ SỰ BIẾT ƠN Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ”. Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo, và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi đã lên bờ, anh lấy một miếng kim loại khắc lên đá: “ Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã cứu sống tôi”. Người kia hỏi: “ Tại sao khi tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại khắc lên đá”? Anh ta trả lời: “ Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người. Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. Tác dụng : - Làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao. - Bài học rút ra từ câu chuyện này là sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình Cả lớp cùng xem video câu chuyện “Tiếng vọng rừng sâu” Bài tập: Bạn hãy xem một đoạn phim sau Bạn hãy nêu ra vấn đề nghị luận trong đoạn phim trên? Nêu vai trò của các yếu tố ấy trong việc làm nổi bật nội dung của đoạn văn. TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ, giận mẹ nhưng không thể xúc phạm một cách trực tiếp, cậu chạy đến một thung lũng cạnh một khu rừng rậm. Cậu lấy hết sức mình và thét lên: “Tôi ghét người”. Cậu ngạc nhiên vô cùng vì từ khu rừng có tiếng vọng lại: “Tôi ghét người”. Cậu hoảng hốt quay về với mẹ và khóc nức nở. Cậu không thể hiểu được từ trong rừng đã có người thù ghét cậu. Người mẹ nắm tay đưa cậu trở lại khu rừng và bảo cậu hãy hét lên: “Tôi yêu người”. Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì cũng có người nói vọng lại: “Tôi yêu người”. Lúc đó người mẹ mới giải thích cho cậu như sau: “Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó. Ai gieo gió thì người đó gặt bão. Nếu con thù ghét người, thì người cũng sẽ thù ghét con. Nếu con yêu thương người, thì người cũng sẽ yêu thương con”. - Các yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự: thực chất là các cuộc đối thoại với các nhận xét, phán đoán các lí lẽ, dẫn chứng nhằm thuyết phục người đọc, người nghe. - Tác dụng: làm cho câu chuyện thêm phần triết lí. 2. Ghi nhớ: SGK/ 138 II. Luyện tập: Bài 1. Viết một đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn tốt. (SGK/161) Thực hành viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận. Gợi ý bài 1 SGK - 161 * Hình thức: - Viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng Cách viết đoạn văn: Diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp * Nội dung : - Kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng minh Nam là người bạn tốt. - Có sử dụng yếu tố nghị luận. * Gợi ý cụ thể: Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như thế nào? Thời gian địa điểm, ai là người điều khiển, không khí buổi sinh hoạt lớp ra sao? Nội dung buổi sinh hoạt là gì? Em đã phát biểu về vấn đề gì? Tại sao lại phát biểu về vấn đề đó? - Em đã thuyết phục cả lớp rằng Nam là người bạn tốt như thế nào? ( Lí lẽ, dẫn chứng, lời phân tích ) Bài 1 : SGK – 161 : Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7- 9 câu) kể về những lời day bảo ân cần của bà, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận. Gạch chân dưới những câu văn có yếu tố nghị luận. 1. Hình thức: + Viết đoạn văn tự sự có độ dài khoảng 12-15 dòng. + Sử dụng yếu tố nghị luận trong câu chuyện. 2. Nội dung: - Mở đoạn: + Giới thiệu khái quát về bà? + Tình cảm của mình với bà? - Thân đoạn: - Điều mà bạn ấn tượng ở bà là gì?: Bà là người rất thương con thương cháu, bà hay dạy con cháu bằng những lời dạy bảo ân cần và sâu sắc. - Kể lại tình huống, hoàn cảnh, diễn biến câu chuyện gắn với lời dạy bảo của bà? - Kết thúc câu chuyện như thế nào? + Kết đoạn: Bài học rút ra qua lời dạy bảo của bà: Những lời dạy của bà cho tới mãi hôm nay tôi mới có thể thấm thía hết, mới biết nó thật chân tình và chí lý biết bao . HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Hoàn thành đoạn văn kể về những lời day bảo ân cần của bà, trong đó có sử dụng yếu tố nghị luận. Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để chứng mình về một người bạn tốt. - Chuẩn bị bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_5152_nghi_luan_trong_van_ban_tu.pptx