Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 60: Tổng kết về từ vựng (Từ tượng thanh, tượng hình, một số phép tu từ từ vựng)
Bài tập 1
HS hoàn thành các bài tập còn lại theo gợi ý:
b, So sánh: So sánh tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng tiếng trời đổ mưa.
c, Nói quá + Nhân hóa: Kiều đẹp đến mức "hoa. kém xanh". Kiều không chỉ đẹp mà còn có tài "Một hai . hoạ hai" -> Nguyễn Du đã thể hiện đầy ấn tượng 1 nhân vật tài sắc vẹn toàn.
e, Chơi chữ: Tài – tai.
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 60: Tổng kết về từ vựng (Từ tượng thanh, tượng hình, một số phép tu từ từ vựng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng kết về từ vựng (Từ tượng thanh, từ tượng hình, một số BPTT) Tiết 60: Từ tượng thanh Từ tượng hình Mô phỏng âm thanh của con người, tự nhiên . Gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái sự vật . Sắp xếp các từ sau vào hai cột thích hợp rồi nêu khái niệm từ tượng hình, tượng thanh: leng keng, khúc khích, ha ha. sầm sập, lấp lánh, thướt tha, lênh khênh, gập ghềnh, Mô phỏng âm thanh - tiếng kêu các loài vật : Tu hú Bò Quạ T ắc kè Chích choè M èo Xác định từ tượng hình, tượng thanh trong các đoạn văn, thơ sau và nêu tác dụng. Đoạn 1 Đám mây lốm đốm, xám như đuôi con sóc nối nhau bay quấn sát ngọn cây lê thê đi mãi, bây giờ cứ loáng thoáng nhạt dần, thỉnh thoảng đứt quãng, đã lồ lộ đằng xa một bức vách trắng toát. Đoạn 2 Buồn trông cửa bể chiều hômThuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xaBuồn trông ngọn nước mới saHoa trôi man mác biết là về đâu Buồn trông nội cỏ rầu rầuChân mây mặt đất một màu xanh xanhBuồn trông gió cuốn mặt duềnhẦm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. (Nguyễn Du – Truyện Kiều ) Sử dụng các từ tượng hình làm hình ảnh đám mây hiện ra rất sống động với những đường nét, dáng vẻ, màu sắc khác nhau, giúp người đọc, người nghe dễ hình dung và cảm nhận. S ử dụng nhiều từ tượng hình, tượng thanh đã khắc họa rõ cảm giác u uất, nặng nề, bế tắc, buồn lo của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích. BPTT Khái niệm Là gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng đê làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt L à gọi vật hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người làm cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối, trở nên gần gũi với con người, đồng thời biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. L à cách gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có nét tương cận với nó nhằm làm tăng sức gợi ... là biện pháp tu từ nhằm phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, sự việc, hiện tượng được miêu tả với mục đích tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn và tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt. Là biện pháp dùng để biểu đạt một cách nhẹ nhàng và tế nhị, tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ hay nặng nề, ... L à một biện pháp nghệ thuật trong đó tác giả lặp lại một từ, một cụm từ hoặc toàn bộ câu với một dụng ý cụ thể nhằm tăng tính biểu cảm cho đoạn văn, bài thơ. là lợi dụng đắc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, làm câu văn hấp dẫn và thú vị. Chơi chữ Điệp ngữ Nói giảm nói tránh Nói quá Hoán dụ Ẩn dụ So sánh Nhân hoá Phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu thơ sau: Bài tập. 1. Thà rằng liều một thân con Hoa dù rã cánh lá còn xanh cây ( Truyện Kiều – Nguyễn Du) 2. Gác kinh viện sách đôi nơi, Trong gang tấc lại gấp mười quan san (Truyện Kiều – Nguyễn Du) 3. Còn trời còn nước còn non Còn cô bán rượu anh còn say sưa (Ca dao) Ẩn dụ - hoa , cánh : chỉ Thúy Kiều và cuộc đời của nàng. - lá , cây : chỉ cha mẹ Thúy Kiều và cuộc sống của họ. Nói quá Gác Q.Âm, nơi Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần với phòng đọc sách của Thúc Sinh. Tuy gần nhau trong gang tấc nhưng giờ đây hai người cách trở gấp 10 quan san. -> Tác dụng: cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Kiều và Thúc Sinh. Biện pháp nghệ thuật điệp ngữ kết hợp với từ đa nghĩa say sưa đã thể hiện được tình cảm chân thành, mãnh liệt nhưng kín đáo của chàng trai đối với cô gái bán rượu. Chơi chữ + điệp ngữ Bài tập 1 HS hoàn thành các bài tập còn lại theo gợi ý: b, So sánh : So sánh tiếng đàn của Kiều với tiếng hạc, tiếng suối, tiếng gió thoảng tiếng trời đổ mưa. c, Nói quá + Nhân hóa: Kiều đẹp đến mức "hoa.. kém xanh". Kiều không chỉ đẹp mà còn có tài "Một hai . hoạ hai" -> Nguyễn Du đã thể hiện đầy ấn tượng 1 nhân vật tài sắc vẹn toàn. e, Chơi chữ : Tài – tai . Bài tập 2 : a, Phép điệp ngữ (còn) và dùng từ đa nghĩa (say sưa) – nói quá . - Say sưa : Chỉ chàng trai uống rượu - Chàng trai say đắm vì tình. ->Tác dụng: Thể hiện tình cảm của người con trai ở đây mạnh mẽ và kín đáo. b, Tác giả dùng phép nói quá để nói về sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn. c, Phép so sánh đã giúp tác giả miêu tả sắc nét, sinh động âm thanh của tiếng suối và cảnh rừng với ánh trăng. d, Nhân hoá : Nhân hoá ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm tri kỉ. ->Tác dụng: bài thơ trở nên sống động hơn, có phần hồn hơn và gắn bó với con người hơn. e, Ẩn dụ: từ mặt trời trong câu thơ thứ 2 chỉ em bé trên lưng mẹ. ẩn dụ này thể hiện sự gắn bó của đứa con với người mẹ, đó là nguồn sống nguồn nuôi dưỡng niềm tin của mẹ vào ngày mai. Cấu tạo Nghĩa Tính chất Nguồn gốc Mở rộng Từ đơn Từ phức Từ ghép Từ láy Nghĩa gốc Nghĩa chuyển Đồng nghĩa Đồng âm Trái nghĩa Trường từ vựng Từ thuần Việt Từ mượn Hán Việt Ngôn ngữ khác Từ tượng thanh Từ tượng hình Biện pháp tu từ Tổng kết từ vựng HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ * Đối với bài học ở tiết này : Tập viết đoạn văn có sử dụng từ tượng thanh, tượng hình. Tập viết đoạn văn có sử dụng một trong số các biện pháp tu từ đã học. Hoàn thành các bài tập còn lại vào vở bài tập Ngữ Văn. * Đối với bài học ở tiết tiếp theo: Chuẩn bị bài: Tổng kết từ vựng (Luyện tập tổng hợp) Chúc các con chăm ngoan, học giỏi !
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_60_tong_ket_ve_tu_vung_tu_tuong.ppt