Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 61+62: Văn bản: Đồng chí (Chính Hữu)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 61+62: Văn bản: Đồng chí (Chính Hữu)

2. Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí

-Từ ngữ và hình ảnh chọn lọc, chi tiết thơ cụ thể, chân thực.

- Những người lính thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau.

- Họ cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn, bệnh tật của cuộc đời quân ngũ.

- Gắn bó keo sơn cùng vượt qua mọi gian khổ, thiếu thốn.

 

ppt 31 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2450
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 61+62: Văn bản: Đồng chí (Chính Hữu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ 
VÀ CÁC EM HỌC SINH ĐẾN DỰ 
TIẾT HỌC HÔM NAY 
Đ 
Ạ 
I 
C 
Ụ 
H 
Ồ 
L 
À 
N 
G 
N 
G 
À 
V 
O 
I 
T 
R 
Ứ 
N 
G 
C 
Á 
T 
A 
M 
T 
H 
Ấ 
T 
X 
E 
D 
Í 
P 
Câu 1 
Câu 1: Điền từ còn thiếu vào dấu ba chấm "Tích tiểu thành " 
Câu 2 
Câu 2: Khi ông Hai hỏi thằng Húc ủng hộ ai? Thì thằng Húc trả lời ủng hộ 
Câu 3 
Câu 3: Tác phẩm nào của nhà văn Kim Lân bộc lộ tình yêu làng, yêu nước của người nông dân? 
Câu 4 
Câu 4: Chiếc lược anh Sáu làm tặng bé Thu bằng chất liệu gì? 
Câu 5 
Câu 5: Trong bữa ăn, anh Sáu đã gắp gì cho bé Thu? 
Câu 6 
Câu 6: Anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" đã tặng bác lái xe cái gì? 
Câu 7 
Câu 7: Xe trong quân đội, dùng chở sĩ quan đi. 
Từ Khóa 
 Tiết 61,62 : ĐỒNG CHÍ 
 (Chính Hữu) 
I. Giới thiệu chung 
1. Tác giả : 
 Chính Hữu( 1926-2007), tên thật - Trần Đình Đắc, quê - Hà Tĩnh. 
 Là nhà thơ quân đội . 
- Đề tài chủ yếu: viết về người lính và chiến tranh trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. 
2. Tác phẩm 
Được viết n ăm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến d ịch Việt Bắc (thu đông 1947). Trích trong tập “ Đầu súng trăng treo” 
Chính Hữu (1926-2007) 
* Chính Hữu nói về sự ra đời của bài thơ “Đồng chí” 
“ Cuối năm 1947, tôi tham gia chiến dịch Việt Bắc -Thu đông (1947). Chúng tôi phục kích từng chặng đánh , phải nói là gian khổ.Bản thân tôi phong phanh trên người một bộ áo cánh, đầu không mũ, chân không giày. Đêm ngủ phải rải lá khô để nằm, không chăn, màn .Sau đó tôi ốm, phải nằm lại điều trị; đơn vị cử một đồng chí ở lại săn sóc tôi. Trong khi ốm, nằm tại nhà sàn heo hút, tôi làm bài thơ “ Đồng chí” 
 Trong bài thơ, có những chi tiết không phải là của tôi, mà là của bạn, nhưng cơ bản thì là của tôi. Tất cả những hình ảnh gian khổ của đời lính thiếu ăn, thiếu mặc, sốt rét, bệnh tật bạn và tôi đều cùng trải qua. Trong những hoàn cảnh đó,chúng tôi là một, gắn bó trong tình đồng đội .” 
Quê hương anh nước mặn, đồng chua 
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. 
Anh với tôi đôi người xa lạ 
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau, 
Súng bên súng, đầu sát bên đầu, 
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ. 
Đồng chí! 
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay 
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. 
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh 
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi. 
Áo anh rách vai 
Quần tôi có vài mảnh vá 
Miệng cười buốt giá 
Chân không giày 
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. 
Đêm nay rừng hoang sương muối 
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới 
Đầu súng trăng treo. 
Cơ sở hình thành tình đồng chí 
Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí 
Biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí 
Tiết 61,62 : ĐỒNG CHÍ 
I. Giới thiệu chung 
1. Tác giả 
2. Tác phẩm 
II. Đọc hiểu văn bản 
- Bố cục: 3 phần 
 
I . Giới thiệu chung 
III. Phân tích 
II. Đọc hiểu văn bản 
 Tiết 61,62 : ĐỒNG CHÍ 
 (Chính Hữu) 
 
III. Phân tích 
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí 
Quê hương anh nước mặn đồng chua 
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. 
Anh với tôi đôi người xa lạ 
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau 
Súng bên súng đầu sát bên đầu 
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ 
Đồng chí! 
 Tiết 61,62 : ĐỒNG CHÍ 
III. Phân tích 
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí 
 Quê hương anh nước mặn đồng chua 
 Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá. 
 - nước mặn đồng chua - đất cày lên sỏi đá 
=> Cùng xuất thân từ những miền quê nghèo, là những người nông dân mặc áo lính. 
- quê hương anh - làng tôi 
- Chung hoàn cảnh xuất thân 
III. Phân tích 
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí 
 Anh với tôi đôi người xa lạ 
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau 
Xa lạ => quen nhau 
- Chung hoàn cảnh xuất thân 
III. Phân tích 
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí 
Súng bên súng đầu sát bên đầu, 
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ . 
- Súng -> Nhiệm vụ chiến đấu chống kẻ thù 
- Đầu -> Lí tưởng, ý chí 
- Chung hoàn cảnh xuất thân 
- Chung lý tưởng, chiến hào chiến đấu. 
- Chung những khó khăn, gian khổ. 
-Đêm rét chung chăn -> Chung những khó khăn, gian khổ 
 Câu thơ thứ 7, có gì đặc biệt? Em cảm nhận được gì về vai trò và vẻ đẹp của nó? 
 Câu thơ chỉ có 1 từ, 2 tiếng, với dấu chấm than như một nốt nhấn. 
 Cảm xúc dồn nén mãnh liệt, chân thành, là tiếng gọi sâu thẳm, thiêng liêng, cảm động của tình đồng chí. Là điểm sáng của bài thơ. Là bản lề khép mở nâng ý đoạn trước mở ra ý đoạn sau. 
THẢO LUẬN 
ĐỒNG CHÍ 
Đồng chí! 
Từ đôi người xa lạ -> Đôi bạn chiến đấu -> Đôi tri kỉ -> Đồng chí 
Tình đồng chí : Một sự phát hiện mới, một lời khẳng định, đồng thời như một cái bản lề gắn kết đoạn đầu với đọan sau. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng cao quý của những người nông dân mặc áo lính trong thời kì chống Pháp. 
III. Phân tích 
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí 
- Chung hoàn cảnh xuất thân 
- Chung lý tưởng, chiến hào chiến đấu. 
- Chung những khó khăn, gian khổ. 
 Tình đồng chí thiêng liêng, cao cả . 
 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TÌNH ĐỒNG CHÍ 
Cùng chung Hoàn cảnh xuất thân 
Cùng chung nhiệm vụ, lí tưởng 
Cùng chung khó khăn, thiếu thốn 
Xa lạ quen nhau tri kỉ Đồng chí: Cơ sở vững chắc, thiêng liêng, cao đẹp . 
 TIẾT HOC ĐÃ KẾT THÚC 
CẢM ƠN QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC EM HỌC SINH 
2. Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí 
 - Ruộng nương anh gửi bạn thân cày 
 Gian nhà không mặc kệ gió lung lay 
-> Họ đồng cảm, thấu hiểu, tâm tư, hoàn cảnh của nhau. 
- Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. 
-> Nhân hóa, hoán dụ : Thể hiện sự quyết tâm đi đánh giặc, lòng yêu nước hòa hợp với yêu quê hương. 
 biết từng cơn ớn lạnh , sốt run người  - Anh – tôi áo rách vai, quần vài mảnh vá 
-> Hình ảnh sóng đôi, tả thực 
=> Cùng nhau sẻ chia những khó khăn, gian khổ. 
Miệng cười buốt giá 
.... Thương nhau tay nắm lấy bàn tay. 
-> Tinh thần lạc quan, sự gắn bó keo sơn tạo nên sức mạnh vượt qua gian khổ 
 
2. Những biểu hiện cao đẹp của tình đồng chí 
-Từ ngữ và hình ảnh chọn lọc, chi tiết thơ cụ thể, chân thực. 
- Những người lính thấu hiểu những tâm tư, nỗi lòng của nhau. 
- Họ cùng chia sẻ gian lao, thiếu thốn, bệnh tật của cuộc đời quân ngũ. 
- Gắn bó keo sơn cùng vượt qua mọi gian khổ, thiếu thốn. 
3. Biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí 
- rừng hoang, sương muối: Thiên nhiên khắc nghiệt 
- chờ giặc tới: tư thế chủ động, sẵn sàng 
Đầu súng trăng treo 
Hiện thực và lãng mạn 
Gần và xa 
Chất thép và chất trữ tình 
Chiến sĩ và thi sĩ 
- Đầu súng trăng treo: Hình ảnh thực nhưng giàu ý nghĩa tượng trưng gợi liên tưởng độc đáo, thú vị. 
- Người lính-khẩu súng-vầng trăng: hiện thực và lãng mạn, bức tuợng đài về người lính. 
 
3. Biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí 
- Hình ảnh tả thực, chọn lọc 
- Tình đồng chí xua tan mọi khắc nghiệt của thời tiết, sưởi ấm lòng họ. 
- Đầu súng trăng treo là sự kết hợp giữa hiện thực và lãng mạn, giữa người chiến sĩ và người nghệ sĩ, tạo chất thép, chất trữ tình. Đây chính là biểu tượng đẹp của thơ ca kháng chiến. 
 Qua bài thơ, em cảm nhận được gì về hình ảnh anh bộ đội trong thời kì kháng chiến chống Pháp? 
 Hình ảnh anh bộ đội trong thời kì kháng chiến chống Pháp: 
Nông dân nghèo khó 
 Vẻ đẹp bình dị, chân thật 
 + Yêu nước 
 + Yêu quê hương 
 + Tình đồng đội gắn bó keo sơn 
Tình cảm cao cả, thiêng liêng 
+ Tinh thần vượt khó, lạc quan 
Sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao 
 Liên hệ thực tế những việc làm cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong thời bình? 
 Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói: “Ở đâu nhân dân gặp khó khăn, gian khổ, thiên tai, dịch bệnh, ở đó có bộ đội giúp dân. Trong thời bình phẩm chất , hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ càng được phát huy, tỏa sáng”. 
 ? Hãy kể những việc em làm thể hiện lòng biết ơn của em với những người đã hy sinh bảo vệ tổ quốc? 
 ? Là công dân nước Việt Nam, em phải làm gì để bảo vệ tổ quốc ? 
IV Tổng kết 
1. Nghệ thuật 
- S ử ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành. 
- Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng. 
2. Nội dung 
- Tình đồng chí của những người lính dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu được thể hiện thật tự nhiên, bình dị mà sâu sắc trong mọi hoàn cảnh, nó góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng. 
- Bài thơ thể hiện hình tượng người lính cách mạng và sự gắn bó keo sơn của họ. 
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Học thuộc bài thơ. 
- Nắm được nội dung chính và đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. 
- Soạn bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_6162_van_ban_dong_chi_chinh_huu.ppt