Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 68+69+70+71: Văn bản: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 68+69+70+71: Văn bản: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

- Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: từ “Các bạn ” đến “chị cũng không muốn bắt nó về”

-> Ông Sáu trở về thăm nhà trong ba ngày nghỉ phép nhưng bé Thu không nhận ông là ba.

+ Phần 2: từ “ Sáng hôm sau” đến “vừa nói vừa từ từ tuột xuống”

-> Bé Thu nhận ra ba và cuộc chia tay của hai cha con.

+Phần 3: từ “ Sau đó hai chúng tôi” đến “anh mới nhắm mắt đi xuôi”

-> Ông Sáu hi sinh ở chiến trường và gửi bác Ba trao chiếc lược cho bé Thu.

 

pptx 40 trang Thái Hoàn 03/07/2023 1670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 68+69+70+71: Văn bản: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG CÁC EM 
ĐẾN VỚI LỚP HỌC TRỰC TUYẾN 
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9 
Giáo viên: NGUYẾN THỊ TRÚC PHƯƠNG 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
1/ Em hãy tóm tắt truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” của Nguyễn Thành Long. 
2/ Nêu nội dung và nghệ thuật chính của văn bản. 
ĐÁP ÁN 
1/ Tóm tắt truyện: 
Trên chuyến xe khách từ Hà Nội lên Lào Cai, ông họa sĩ già, bác lái xe, cô kĩ sư trẻ tình cờ quen nhau. Bác lái xe đã giới thiệu cho ông họa sĩ và cô kĩ sư làm quen với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn. Trong cuộc gặp gỡ 30 phút, anh thanh niên tặng hoa cho cô gái, pha trà và trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc của anh. Ông họa sĩ muốn được vẽ chân dung anh. Anh thanh niên từ chối và giới thiệu với ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh. Những con người tình cờ gặp nhau bỗng trở nên thân thiết. Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại, cô kĩ sư thấy xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác, còn anh thanh niên tặng mọi người một làn trứng. 
ĐÁP ÁN 
2 / Nội dung và nghệ thuật chính 
a. Nghệ thuật: 
-Tình huống truyện hợp lí. 
-Cách kể chuyện tự nhiên. 
- Khắc họa chân dung nhân vật qua nhiều điểm nhìn và miêu tả tinh tế. 
- Có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình với bình luận. 
b. Nội dung: Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” khắc họa thành công hình ảnh những con người lao động bình thường, mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng ở một mình trên đỉnh núi cao. Qua đó, truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. 
Em hãy nêu một số tình cảm tiêu biểu đã được học qua các bài thơ và truyện ngắn hiện đại Việt Nam 
 -Thơ: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Bếp lửa, 
-Truyện ngắn hiện đại: Làng, Lặng lẽ SaPa, 
I. Tìm hiểu chung. 
1. Tác giả 
Tiết 68, 69, 70. 71: CHIẾC LƯỢC NGÀ 
Nguyễn Quang Sáng( 1932 ) 
Qua việc đọc phần chú thích * SGK trang 201, em hãy giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Quang Sáng: 
 - Quê quán 
 -Quá trình hoạt động cách mạng và sang tác văn học. 
 - Tác phẩm của ông tập trung ở những thể loại nào? 
 -Đề tà i 
I. Tìm hiểu chung. 
1. Tác giả 
Tiết 68,69,70,71 CHIẾC LƯỢC NGÀ 
Nguyễn Quang Sáng ( 1932 ) 
-Quê : An Giang 
- Ông viết văn trong thời kháng Pháp và Mĩ 
-Trong khan chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội và 
h oạt động ở chiến trường Nam Bộ; từ sau năm 1954, 
 tập kết ra Bắc. 
-Đề tài: chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hoà bình. 
2. Tác phẩm 
Văn bản “Chiếc lược ngà” thuộc thể loại gì ? Viết vào năm nào? Khi tác giả đang làm gì? Được đưa vào tập truyện nào? Vị trí đoạn trích? 
- Thể loại : truyện ngắn 
- Hoàn cảnh sang tác : “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966, khi tác giả hoạt động ở chiến 
Trường Nam Bộ 
- Được đưa vào tập truyện cung tên. 
-Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần giữa truyện. 
 TÁC PHẨM TIÊU BIỂU 
 + Truyện ngắn: “Con chim vàng” (1957 ), “ Chiếc lược ngà”(1966) 
 + Truyện vừa: “Câu chuyện bên trận địa pháo” ( 1966), “Cái áo thằng hình rơm” (1975) 
 + Tiểu thuyết: “Nhật kí người ở lại” (1962 ), “ Dòng sông thơ ấu” (1985) 
 + Kịch bản phim: “Mùa gió chướng” ( 1977) , “Cánh đồng hoang” (1978) 
- Bố cục: 
Em hãy cho biết văn bản chia làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần? 
- Bố cục: 3 phần 
+ Phần 1 : từ “Các bạn ” đến “ chị cũng không muốn bắt nó về ” 
-> Ông Sáu trở về thăm nhà trong ba ngày nghỉ phép nhưng bé Thu không nhận ông là ba. 
+ Phần 2 : từ “ Sáng hôm sau” đến “v ừa nói vừa từ từ tuột xuống ” 
-> Bé Thu nhận ra ba và cuộc chia tay của hai cha con. 
+ Phần 3 : từ “ Sau đó hai chúng tôi” đến “anh mới nhắm mắt đi xuôi” 
-> Ông Sáu hi sinh ở chiến trường và gửi bác Ba trao chiếc lược cho bé Thu. 
3. Tóm tắt đoạn trích 
Quan sát tranh và kể tóm tắt đoạn trích 
 3. Tóm tắt đoạn trích: 
 Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi đến khi con gái lên 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà, thăm con. Bé Thu không nhận ra cha vì vết sẹo trên mặt làm ba em không còn giống với người trong bức ảnh chụp mà em đã biết. Em đối xử với ba như người xa lạ. Đến lúc em nhận ra cha, tình cha con thức dậy mãnh liệt trong em thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Ở khu căn cứ, người cha dồn hết tình cảm yêu quý, nhớ thương đứa con vào việc làm một chiếc lược bằng ngà voi để tặng cô con gái bé bỏng. Trong một trận càn, ông hi sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông còn kịp trao cây lược cho một người bạn gửi về tặng cho bé Thu. 
1. Nội dung 
II. Phân tích 
Truyện có hai tình huống, Em hãy xác tình huống truyện 
a. Tình huống truyện 
Hai tình huống : 
Tình huống truyện số 1: 
Tình cảm bé Thu dành cho Ba 
Chưa đầy một tuổi ba đi kháng chiến 
Những năm tuổi thơ đợi chờ mòn mỏi 
Tám năm sau ba trở về 
Ba ngày ở nhà, Thu không nhân Ba 
Khi nhận ra ba là lúc chia tay 
Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách, nhưng Thu không nhận ra cha, đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thắm thiết thì ông Sáu phải ra đi. 
Tình huống truyện số 2: 
Tình cảm của Ông Sáu dành cho bé Thu 
Ông Sáu ra đi mang theo lời dặn của con 
Ở chiến khu nhớ con da diết 
Làm chiếc lược ngà 
Hi sinh, không kịp 
trao cho con 
Gửi lại cho 
đồng đội 
+ Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn tất cả tình yêu thương và mong nhớ con vào việc làm chiếc lược ngà để tặng con, nhưng ông đã hi sinh khi chưa kịp trao món quà ấy cho con gái. 
 => Tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong hoàn cảnh éo le của chiến tranh . 
T×nh huèng Ðo le 
 * Tình huống 1 
 Ông Sáu về phép thăm nhà, nhưng thật trớ trêu bé Thu đã không nhận ông là ba, đến lúc hiểu ra sự thật thì ba con phải chia tay 
-> Tình cảm mãnh liệt của bé Thu với ba . 
 * Tình huống 2 
 Ở khu căn cứ, ông Sáu dồn hết tình thương, mong nhớ làm cây lược để tặng con, nhưng ông đã hi sinh chưa kịp trao món quà cho con 
->Tình ba, con thật sâu sắc. 
bÊt ngê 
 hîp lÝ 
Truyện có hai tình huống, Em hãy xác tình huống truyện 
a. Tình huống truyện 
- Tình huống 1 : là tình huống cơ bản của truyện: Bộc lộ tình cảm mãnh liệt của bé Thu với cha. 
- Tình huống 2 : biểu lộ tình cảm sâu sắc của ông Sáu đối với bé Thu. 
->Tình huống bất ngờ mà hợp lí. 
b. Ý nghĩa nhan đề 
 “Chiếc lược ngà” không chỉ nói lên tình cha con thắm thiết, sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những mất mát, éo le đau thương do chiến tranh gây ra cho bao gia đình. 
- Lúc mới gặp cha. 
Tìm chi tiết miêu tả hành động của bé Thu khi mới gặp ba ? 
+ Nghe gọi, giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng 
+ Chớp mắt nhìn như muốn hỏi 
+ Mặt tái đi, vụt chạy và kêu thét lên 
 Những chi tiết đó diễn tả tâm trạng,cảm xúc gì ở bé Thu? 
 Ngỡ ngàng, ngạc nhiên, ngờ vực, lo lắng, hoảng sợ 
Nếu đặt mình vào trường hợp của bé Thu, em sẽ phản ứng như thế nào trước tình huống ấy ? Vì sao ? 
II. Phân tích 
C . Nhân vật bé Thu 
C.1. Thái độ và hành động của Thu khi chưa nhận ra ba 
- Những ngày sau đó. 
Tập trung vào SGK/ 196 đoạn văn từ “Vì đường xa không muốn bắt nó về”. 
Tìm những chi tiết miêu tả lời nói và hành động của bé Thu với ông Sáu ? Những lời nói hành động đó cho thấy thái độ gì của bé Thu? 
-Lời nói: Nói trổng 
+“vô ăn cơm!”, “cơm chín rồi!”, “Con kêu rồi mà người ta không nghe” 
+“cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái”, “ cơm sôi rồi, nhão bây giờ!”. 
-Hành động 
+ Lấy vá múc từng vá nước để cơm khỏi nhão 
+ Hất cái trứng cá mà ba gắp cho. 
+Khi bị ba đánh Thu nhảy xuống xuồng...cố ý khua rổn rảng. 
 Kiên quyết không chấp nhận ông Sáu là Ba 
 Những cử chỉ hành động đó cho thấy Thu là một cô bé như thế nào ? 
Có ý kiến cho rằng: Hành động không thừa nhận ông Sáu là ba lại chứng tỏ bé Thu rất yêu ba. Em có đồng ý như vậy không? Vì sao? 
Gợi ý: 
 Đây là một nhận xét tinh tế, sâu sắc. Lúc này bé Thu chưa nhận ra ông Sáu là cha vì trong tâm hồn em ẩn chứa niềm kiêu hãnh trẻ thơ về một tình yêu dành cho người cha trong tấm hình chụp chung với má. Hành động em không thừa nhận ông Sáu chính là hành động “bảo vệ” tình yêu ấy. 
=>Là cô bé ương ngạnh , bướng bỉnh có cá tính mạnh mẽ , tình cảm chân thật 
C.2. Thái độ của bé Thu khi nhận ra ông Sáu là cha: 
Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại, Thu được bà ngoại giải thích về điều gì? Khi nghe bà giải thích Thu có cử chỉ và hành động gì? Qua cử chỉ và hành động đó thể hiện điều gì ở bé Thu? 
- Trong đêm bỏ về nhà bà ngoại: 
+ Thu được bà giải thích về vết thẹo làm thay đổi khuôn mặt ba nó . 
+ N ghe bà kể chuyện, nó nằm im, lăn lộn và thỉnh thoảng thở dài như người lớn” . ( nghi ngờ được giải tỏa ) 
→ Â n hận, hối tiếc. 
-Khi chia tay ba. 
Tập trung vào SGK/ 198 – 199 đoạn văn từ “Đến lúc chia tay tuột xuống”. 
 Sáng hôm sau, ông Sáu phải lên đường Thu có thái độ và hành động gì? 
 Thái độ: vẻ mặt sầm lại... 
- Hành động: 
+ Kêu thét lên... 
+ ôm chặt lấy cổ, hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo 
+ Hai chân câu chặt lấy ba... 
Sự nghi ngờ được ngoại giải tỏa. 
Cuống quýt, ân hận, hối tiếc không muốn ba đi. 
=> Yêu cha mãnh liệt, sâu sắc. 
Vì sao Thu lại thay đổi thái độ và chịu gọi ông Sáu là ba? 
 Em có nhận xét gì về thái độ và hành động của Thu khi nhận ra cha? Tình cảm Thu dành cho ba như thế nào? 
 Em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc họa nhân vật của tác giả? Qua miêu tả của tác giả em thấy Thu là một cô bé như thế nào? 
=>Thu là một cô bé rất cá tính , tình yêu ba thật sâu sắc mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát, rạch ròi. 
d . Nhân vật ông Sáu: 
 Nhân vật ông Sáu được tác giả xây dựng qua những thời điểm: 
- Khi ở chiến khu. 
- Khi về thăm nhà (khi mới nhìn thấy con, ba ngày nghỉ phép). 
- Trong buổi chia tay. 
- Khi trở lại chiến trường. 
d . Nhân vật ông Sáu 
* . Trước khi trở về thăm nhà 
- Luôn nhớ về con: ở chiến khu “lần nào anh cũng bảo chị đưa con đến” 
- Luôn mong được gặp con: “cái tình cha cứ nôn nao trong người anh ” 
Tìm những chi tiết miêu tả cử chỉ, hành động của ông Sáu khi vừa thấy bé Thu?Trong những ngày nghỉ phép ở nhà?Những cử chỉ hành động đó diễn tả tâm trạng , tình cảm gì của ông? 
 * . Khi về thăm nhà 
* Lần đầu tiên gặp con 
+ Khát khao được gặp con: không chờ xuồng cập bến “nhón chân nhảy thót lên bờ” . 
+ Xúc động trào dâng mạnh mẽ: “vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ”, “giọng lặp bặp run run ” 
+ Choáng váng, bất ngờ, hụt hẫng khi con không nhận ra mình: “mặt sầm lại”, “hai tay buông thõng như bị gãy”. 
 Vui mừng khôn xiết , khát khao được gặp con. 
->Hụt hẫng, đau đớn , thất vọng khi con bỏ chạy. 
* Những ngày nghỉ phép 
+ “... anh chẳng đi đâu xa,lúc nào cũng vỗ về con... 
+ mong được nghe con gọi một tiếng ba. 
+... khổ tâm đến nỗi không khóc được... 
+ trong bữa cơm...vung tay đánh con...”. 
Quan tâm đến con. 
Thất vọng, buồn bã và đau đớn tột cùng khi con không nhận mình là cha. 
* . Trong buổi chia tay 
- Muốn ôm hôn con nhưng sợ con từ chối → đành nhìn con với đôi mắt trìu mến xen lẫn buồn rầu. 
- Khi nghe con gọi tiếng “ba” đầu tiên → sung sướng, hạnh phúc tột độ (một tay ôm con, một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc của con ) . 
- Luyến tiếc, nghẹn ngào, xót xa khi giây phút nhận nhau cũng là lúc phải chia xa. 
 Lúc chia tay tâm trạng của ông Sáu như thế nào? 
* . Khi ở căn cứ 
- Tâm trạng: Rất nhớ con, xen lẫn sự ân hận, day dứt vì đã đánh con trong lúc quá nóng giận. 
-Hành động: Dồn tình thương và nỗi nhớ mong con vào việc làm cho con chiếc lược ngà một cách thận trọng và tỉ mỉ. 
+ Gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét trên chiếc lược. 
+ Mài lên tóc cho bóng, mượt. 
- Anh Sáu đã h i sinh khi chưa kịp hoàn thành tâm nguyện. 
- Giờ phút cuối cùng trước lúc hi sinh, anh Sáu chỉ kịp đưa cây lược cho bác Ba chuyển đến tận tay con gái. 
-> Anh Sáu là một người cha yêu thương con tha thiết và sâu nặng. 
=> Câu chuyện về chiếc lược ngà nói lên tình cảm cha con sâu nặng . 
 Những ngày ở căn cứ ông Sáu có tâm trạng và hành động như thế nào? 
 Qua tất cả những chi tiết trên ta thấy tình cảm của ông Sáu dành cho con như thế nào? 
 Theo dõi toàn bộ diễn biến tâm lí của nhân vật ông Sáu và bé Thu qua từng thời điểm, em có nhận xét gì về nghệ thuật xây dựng truyện của nhà văn Nguyễn Quang Sáng? 
- Em có nhận xét như thế nào về tình huống truyện? 
-Tạo tình huống truyện éo le. 
- Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là 
ai? Kể chuyện như thế có tác dụng gì? 
-Lựa chọn ngôi kể thích hợp. 
- Em có nhận xét gì về cách xây dựng cốt truyện? 
 - Xây dựng cốt truyện khá chặt chẽ, có những yếu tố bất ngờ nhưng hợp lí. 
Miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật thật sinh động, tinh tế. 
29 
2. Nghệ thuật: 
 Theo em hình ảnh cây lược ngà có ý nghĩa như thế nào? 
Yêu nhớ tặng Thu con của ba 
 - Là kỉ vật cuối cùng của người cha trước lúc hi sinh dành cho con chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến nhớ thương mong đợi của người cha đối với đứa con sau bao năm xa cách. 
- Chiếc lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm sâu xa, đơn sơ mà kì diệu biết bao ! 
- Chứng tích của nỗi đau do chiến tranh và kẻ thù xâm lược gây ra. 
32 
3. Ý nghĩa văn bản 
 Câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng và những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 
Qua việc đọc và tìm hiểu, em hãy nêu ý nghĩa văn bản. 
 Đoạn trích thể hiện tình yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. 
 Em hãy nêu nội dung và nghệ thuật chính của văn bản 
33 
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật: 
 - Truyện đã thành công trong việc miêu tả tâm lí và xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu. 
 - S áng tạo tình huống bất ngờ mà tự nhiên, hợp lí. 
2. Nội dung: 
 Đ oạn trích truyện Chiếc lược ngà đã thể hiện thật cảm động tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. 
CHIẾC LƯỢC NGÀ 
Nội dung 
Nhân vật anh Sáu 
Nhân vật bé Thu 
 Nghệ thuật 
Tình huống truyện éo le 
Cốt truyện có yếu tố bất ngờ 
Miêu tả tâm lí nhân vật 
Tình huống 
Hai cha con gặp nhau sau tám năm xa cách 
Ở khu căn cứ 
Tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu 
Ngôi kể 
Ngôi thứ nhất 
Bác Ba ( bạn ông Sáu) 
Ý nghĩa 
Câu chuyện cảm động về tình cha con 
Những mất mát của chiến tranh mà dân ta gánh chịu 
Vöøa k Ó caâu chuyeän ñöôïc tù nhiªn vöøa b µy toû thaùi ñoä, tình caûm ñoái vôùi caùc nhaân vaät trong truyeän . 
Caâu chuyeän trôû neân sinh ®éng, nhiÒu yÕu tè trë nªn bÊt ngê h¬n . 
Noái keát tình cha con giöõa oâng Saùu vaø beù Thu, laøm cho caâu chuyeän mang tính chaân thaät hôn. 
Vöøa daãn daét caâu chuyeän, vöøa noái keát tình cha con giöõa oâng Saùu vaø beù Thu. 
A 
B 
D 
C 
Sai rồi ! 
Ồ ! Tiếc quá. 
Bạn thử lần nữa xem ! 
Chúc mừng bạn ! 
TruyÖn kÓ theo ng«I thø nhÊt ®Æt vµo nh©n vËt 
 b¸c Ba víi kÕt cÊu chuyÖn lång trong chuyÖn 
 cã t¸c dông lµ? 
Vöøa k Ó caâu chuyeän ñöôïc tù nhiªn vöøa b µy toû thaùi ñoä, tình caûm ñoái vôùi caùc nhaân vaät trong truyeän . 
Caâu chuyeän trôû neân sinh ®éng, nhiÒu yÕu tè trë nªn bÊt ngê h¬n . 
Noái keát tình cha con giöõa oâng Saùu vaø beù Thu, laøm cho caâu chuyeän mang tính chaân thaät hôn. 
Vöøa daãn daét caâu chuyeän, vöøa noái keát tình cha con giöõa oâng Saùu vaø beù Thu. 
A 
B 
D 
C 
TruyÖn kÓ theo ng«I thø nhÊt ®Æt vµo nh©n vËt 
 b¸c Ba víi kÕt cÊu chuyÖn lång trong chuyÖn 
 cã t¸c dông lµ? 
D 
Kết tụ tình cảm của người cha xa con, 
làm dịu nỗi ân hận,ánh lên niêm hi 
vọng được gặp lại con 
Kỉ vật của người cha đã khuất, 
kỉ vật của chiến tranh-thiêng liêng 
Là động lực để người con tiếp nối 
truyền thống cách mạng cha anh 
Vẻ đẹp của người chiến sĩ cộng sản: 
vừa giàu tình cảm riêng tư vừa yêu nước 
Vì sao tác giả không đặt nhan đề truyện “ Chiếc lược ngà ” là “ Tình cha con ” ? 
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 
- Học bài : nắm nét chung về tác giả, tác phẩm, nội dung phần phân tích và tổng kết; Đọc lại và tóm tắt văn bản . 
 Tự học và đọc ở nhà: Cố hương, Những đứa trẻ 
- Soạn bài : Ôn tập truyện hiện đại Việt Nam 
Đọc và trả lời các câu hỏi ôn tập 1,2,3,4,5,6 ( SGK Ngữ Văn 9 tập 2 trang 144, 145) 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_68697071_van_ban_chiec_luoc_nga.pptx