Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 73+74: Chương trình địa phương: Từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học - Phan Tấn Quan

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 73+74: Chương trình địa phương: Từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học - Phan Tấn Quan

I/ Vai trò của từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học :

 Từ ngữ địa phương có vai trò gì trong sáng tác văn học ?

 Trong sáng tác văn học, từ ngữ địa phương có vai trò thể hiện tính cách cũng như đặc điểm vùng đất và con người địa phương, góp phần đắc lực vào việc cá tính hóa cũng như tô đậm màu sắc địa phương.

 

ppt 21 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 73+74: Chương trình địa phương: Từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học - Phan Tấn Quan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS BÌNH MỸ 
 NGỮ VĂN 9 
GIÁO VIÊN : PHAN TẤN QUAN 
TIẾT 73, 74 
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG 
TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG TRONG SÁNG TÁC VĂN HỌC 
 Từ ngữ địa phương là gì ? 
 Từ ngữ địa phương là lớp từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nào đó nhất định. 
VD : Chiều chiều dắt bạn qua đèo 
 Chim kêu bên nớ, vượn trèo bên ni 
 Từ ngữ địa phương là gì ? 
 Từ ngữ địa phương là lớp từ ngữ chỉ sử dụng ở một hoặc một số địa phương nào đó nhất định. 
VD : - Chiều chiều dắt bạn qua đèo 
 Chim kêu bên nớ , vượn trèo bên ni 
 ( Ca dao ) 
- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh 
 mông bát ngát, 
 Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát 
 mênh mông 
 Thân em như chẽn lúa đòng đòng 
 Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. 
- Miếng trầu nên nghĩa phu thê 
 Mẹ cha đã định em dìa với anh 
 Hết rồi áo tím áo xanh 
 Từ nay em đã có anh là chồng 
 ( Ca dao ) 
- Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh 
 mông bát ngát, 
 Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát 
 mênh mông 
 Thân em như chẽn lúa đòng đòng 
 Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai. 
 Miếng trầu nên nghĩa phu thê 
 Mẹ cha đã định em dìa với anh 
 Hết rồi áo tím áo xanh 
 Từ nay em đã có anh là chồng 
 ( Ca dao ) 
VD : Mời đồng bồ đem bô nhận gộ về nấu chố. 
ô = ao 
Mời đồng bào đem bao nhận gạo về nấu cháo. 
VD : Nhà nước ta phát động phong trào lông cây. Ai lông nhiều thưởng nhiều, ai lông ít thưởng ít, ai không lông bị phạt. 
lông = trồng 
lông cây = trồng cây 
Nhà nước ta phát động phong trào trồng cây. Ai trồng nhiều thưởng nhiều, ai trồng ít thưởng ít, ai không trồng bị phạt. 
I/ Vai trò của từ ngữ địa phương trong sáng tác văn học : 
 Từ ngữ địa phương có vai trò gì trong sáng tác văn học ? 
 Trong sáng tác văn học, từ ngữ địa phương có vai trò thể hiện tính cách cũng như đặc điểm vùng đất và con người địa phương, góp phần đắc lực vào việc cá tính hóa cũng như tô đậm màu sắc địa phương. 
II / Từ ngữ địa phương trong sáng tác thơ : 
 Tô đậm tính địa phương của các vùng miền 
VD : - Răng không cô gái trên sông 
 Ngày mai cô sẽ từ trong đến ngoài 
 - Gan chi gan rứa, mẹ nờ ?  Mẹ rằng : Cứu nước, mình chờ chi ai ? 
 - O du kích nhỏ giương cao súng 
 Thằng Mỹ lom khom bước cúi đầu 
 ( Tố Hữu )   
II / Từ ngữ địa phương trong sáng tác thơ : 
 Tô đậm tính địa phương các vùng miền 
VD :- Răng không cô gái trên sông 
 Ngày mai cô sẽ từ trong đến ngoài 
 - Gan chi gan rứa , mẹ nờ ?  Mẹ rằng : Cứu nước, mình chờ chi ai ? 
 - O du kích nhỏ giương cao súng 
 Thằng Mỹ lom khom bước cúi đầu 
 ( Tố Hữu )   
III / Từ ngữ địa phương trong sáng tác văn xuôi : 
 Góp phần làm cho bức tranh hiện thực đời sống và con người trong truyện thêm chân thật và sinh động, giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống của địa phương đó. 
VD : Truyện của các nhà văn Nam bộ thường có những từ địa phương như : kinh, rạch, cù lao, vàm, xuồng ba lá, ghe tam bản, vỏ lãi, cà ràng, bậu qua, ngồi chồm hổm, rầu thúi ruột, mừng húm, gần xịt, đi dìa, nhát hít ...   
IV/ Luyện tập : 
1/ a/ Chỉ các sự vật, hiện tượng không có tên gọi trong các phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân : 
- Đọi : tên cái bát ăn cơm vùng miền Trung. 
- Nhút : món ăn làm bằng sơ mít trộn với thứ khác vùng Nghệ An - Hà Tĩnh. 
- Bồn bồn : loại cây thân mềm, sống dưới nước, có thể làm gỏi hoặc xào nấu vùng Tây Nam bộ. 
b / Giống về nghĩa nhưng khác về âm 
- cha, thầy ( miền Bắc ) 
- bọ ( miền Trung ) 
- ba , tía, ông già ( miền nam ) 
- mẹ, u, bầm, bủ ... ( miền Bắc ) 
- mạ ( miền Trung) 
- má, vú, bà già ( miền nam ) 
- lợn ( miền Bắc ) 
- heo ( miền Trung, Nam ) 
 c / Giống về âm nhưng khác về nghĩa 
- hòm : đồ dùng để đựng ( miền Bắc ) 
- hòm : quan tài ( miền Trung và Nam ) 
- Ốm : bệnh ( miền Bắc ) 
- Ốm : gầy ( miền Trung và Nam ) 
- cái môi : cái vá múc canh 
- cái môi : phần thịt trước miệng ( miền Nam ) 
2/ Cho biết vì sao những từ ngữ địa phương như ở bài tập 1.a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân. Sự xuất hiện những từ ngữ đó thể hiện tính đa dạng về điều kiện tự nhiên và đời sống xã hội trên các vùng miền của đất nước ta như thế nào? 
2/ Từ ngữ địa phương ở bài tập 1a không có từ ngữ tương đương trong phương ngữ khác và trong ngôn ngữ toàn dân vì có những sự vật, hiện tượng có ở địa phương này nhưng không có ở địa phương khác Việt Nam là một đất nước có sự khác biệt giữa các vùng, miền về điều kiện tự nhiên, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán, . 
3/ Quan sát hai bảng mẫu ở bài tập 1 và cho biết những từ ngữ nào (ở trường hợp b) và cách hiểu nào (ở trường hợp c) được coi là thuộc về ngôn ngữ toàn dân. 
 Hai bảng mẫu b và c ở bài tập 1 
b/ “ Cá quả, lợn, ngã” 
c/ “ Ốm” 
 Thuộc ngôn ngữ toàn dân, từ đó ta thấy phương ngữ miền Bắc thường được lấy làm chuẩn của Tiếng Việt, nhất là tiếng Hà Nội. 
4/ Chỉ ra những từ ngữ địa phương có trong đoạn trích. Những từ ngữ đó thuộc phương ngữ nào? Việc sử dụng những từ ngữ địa phương trong đoạn thơ có tác dụng gì ? 
 Từ ngữ địa phương có trong đoạn trích : “ Chi, rứa, nờ, tui, cớ răng, ưng, mụ” thuộc phương ngữ miền Trung. 
 Những từ ngữ địa phương trên góp phần thể hiện chân thực về một vùng quê và tình cảm suy nghĩ, tính cách của người mẹ vùng quê ấy tăng tính gợi cảm. 
GIAO NHIỆM VỤ 
Tiết 75, 76 : Ôn tập Tiếng Việt 
Các em trả lời câu hỏi SGK/ 190, 191 
XIN CHÀO TẠM BIỆT 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_7374_chuong_trinh_dia_phuong_tu.ppt