Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 76+77+78: Văn bản: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 76+77+78: Văn bản: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Tóm tắt:

 Ông Sáu xa nhà đi k/c từ khi con gái chưa tròn tuổi, chỉ được thấy con qua tấm ảnh nhỏ. Suốt những năm tháng sống ở chiến trường, không lúc nào ông nguôi ngoai nỗi nhớ con. Ba ngày được nghỉ phép, ông nôn nóng được gặp con. Nhưng thật trớ trêu, khi gặp được con - bé Thu không nhận ông là cha vì vết thẹo dài trên mặt khiến ông không giống bức hình chụp chung với má. Suốt ba ngày phép, ông gần gũi, vỗ về con nhưng càng lại gần thì con bé càng xa lánh cự tuyệt. Bữa ăn chia tay ông quan tâm gắp cho con miếng trứng cá, con bé hất tung ra khỏi chén, cơm bắt tung tóe, ông Sáu giận quá hét lên, nét vào mông nó, bé Thu giận dỗi bỏ về nhà ngoại. Được ngoại gt, nỗi khúc mắc trong lòng Thu được giải tỏa. Đến khi Thu nhận cha, t/c cha con trỗi dậy mãnh liệt trong lòng em cũng là lúc ông Sáu phải trở lại chiến trường mang theo lời hứa sẽ mua tặng con một chiếc lược. Trở lại chiến trường, ông dồn hết nỗi nhớ, tình yêu thương gò lưng, tỉ mẫn làm tặng con chiếc lược ngà có khắc dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Nhưng thật xót xa, chiếc lược chưa kịp trao tận tay con gái thì ông Sáu đã hi sinh trong một trận càn. Chỉ khi bác Ba hứa trao tận tay chiếc lược cho con ông mới nhắm mắt đi xuôi.

 

pptx 24 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 76+77+78: Văn bản: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 76,77,78 : 
Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014) 
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả: SGK/201: 
 Bút danh Nguyễn Sáng. 
 Quê: huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. 
 N ăm 1946, ông xung phong vào bộ đội, làm liên lạc viên cho đơn vị Liên Chi 2. 
 N ăm 1948, được bộ đội cho đi học thêm văn hóa ở Trường trung học k /c Nguyễn Văn Tố. 
 Năm 1950, về công tác tại Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ, làm cán bộ nghiên cứu tôn giáo. 
 Năm 1955, ông theo đơn vị tập kết ra Bắc, chuyển ngành với quân hàm Chuẩn úy, về làm cán bộ Phòng Văn nghệ Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam. 
 N ăm 1958, công tác ở Hội Nhà văn Việt Nam, làm biên tập viên tuần báo Văn nghệ biên tập nhà xuất bản Văn học, cán bộ sáng tác. 
 Năm 1966, ông vào chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội Văn nghệ Giải phóng. 
 Năm 1972, trở ra Hà Nội, tiếp tục làm việc ở Hội Nhà văn. 
 Sau ngày đất nước thống nhất 30/4/1975, ông về Thành phố Hồ Chí Minh, giữ chức Tổng Thư ký (về sau đổi tên gọi thành Chủ tịch) Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh các khóa l, II, III. 
 L à hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1957; Ủy viên Ban Chấp hành Hội khóa II, III và là Phó tổng thư ký Hội khóa IV. 
 Ông mất tại nhà riêng ở Quận 7, T P Hồ Chí Minh vào lúc 17 h 13 / 2 / 2014 . Hưởng thọ 82 tuổi. 
 Ông là cha ruột của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, người từng làm giám khảo của chương trình truyền hình Vietnam Idol. 
 Nổi bật trong sự nghiệp s /tác của ông là tp “Chiếc lược ngà” một câu chuyện sâu sắc về t /c gia đình. Có lẽ, đối với chúng ta trong bất cứ h /c nào thì gđ vẫn là thứ t /c thiêng liêng, gần gũi nhất. Trong những tháng năm chiến tranh thì t /c ấy lại hiện lên một cách sâu sắc, rõ ràng. Với ngòi bút tài tình, tác giả đã khắc họa và làm nỗi buồn thêm sâu hơn, những tình huống éo le khiến cho độc giả phải rơi nước mắt. Nổi bật là t /c cha con thiêng liêng, cao đẹp được ca ngợi trong tháng năm chiến tranh. 
 Phong cách sáng tác 
 Những TP của ông luôn thấm đượm nhịp sống, mang màu sắc vùng đất Nam Bộ , ra đời trong tinh thần chiến đấu cao . Ô ng luôn lđ nghệ thuật một cách ng / túc , trong s / tác ông có một quan niệm về nghệ thuật của người cầm bút, đó là phải trung thực và tâm huyết với nghề. 
 Mặc dù k o được đào tạo qua trường lớp thế nhưng với niềm đam mê văn chương bất diệt, N QS luôn nỗ lực trong hành trình cầm bút của mình. Tất cả đều được đền đáp xứng đáng và các t p của ông đều trở thành những t p kinh điển của làng điện ảnh Việt Nam, gây ấn tượng mạnh với người xem. 
 T P của ông đa dạng thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết , kịch bản phim và hầu hết đều xoay quanh cuộc sống, con người Nam Bộ trong 2 cuộc k/c cũng như sau hòa bình. 
 “ Yếu tố đầu tiên, là phải có tâm huyết với nghề nghiệp. Không nên nghĩ là mình sẽ làm giàu hay được nổi tiếng. Đôi khi chúng ta phải hy sinh vì nghệ thuật. Yếu tố tiếp theo chính là vốn sống, vốn kiến thức nhất định để quyết tâm theo đuổi con đường mình đã chọn. Quan trọng nhất là phải có một niềm say mê, nó sẽ là động lực giúp ta không ngừng học hỏi và sáng tạo.” – Nguyễn Quang Sáng 
 Những tác phẩm tiêu biểu 
 Con chim vàng, Người quê hương, Nhật ký người ở lại, Đất lửa, Câu chuyện bên trận địa pháo, Chiếc lược ngà , Bông cẩm thạch, Cái áo thằng hình rơm, Mùa gió chướng, Người con đi xa, Dòng sông thơ ấu, Như một huyền thoại, Thời thơ ấu , 
 Vinh danh 
Ông Năm Hạng – truyện ngắn giải thưởng cuộc thi truyện ngắn báo Thống Nhất năm 1959. 
Tư Quắn – truyện ngắn, giải thưởng cuộc thi truyện ngắn tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1959. 
Cánh đồng hoang (kịch bản phim) - Huy chương vàng liên hoan phim toàn quốc (1980), Huy chương vàng liên hoan phim quốc tế ở Moskva năm 1981. 
Mùa gió chướng (kịch bản phim) Huy chương bạc liên hoan phim toàn quốc năm 1980. 
Dòng sông thơ ấu – giải thưởng Hội đồng văn học thiếu nhi Hội Nhà văn năm 1985. 
Con mèo của fujita – tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 1994. 
Vểnh râu (truyện ngắn) giành giải Mai vàng cho Nhà thơ xuất sắc năm 1997 
Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học – Nghệ thuật đợt II năm 2001 . 
Tác phẩm tiêu biểu 
 Văn xuôi 
Con chim vàng (tập truyện ngắn, 1956) 
Người quê hương (tập truyện ngắn, 1968) 
Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết, 1961) 
Đất lửa (tiểu thuyết, 1963) 
Câu chuyện bên trận địa pháo (truyện vừa, 1966) 
Chiếc lược ngà (tập truyện ngắn, 1966) 
Bông cẩm thạch (tập truyện ngắn, 1969) 
Cái áo thằng hình rơm (truyện vừa, 1975) 
Mùa gió chướng (tiểu thuyết, 1975) 
Người con đi xa (tập truyện ngắn, 1977) 
Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết, 1985) 
Bàn thờ tổ của một cô đào (tập truyện ngắn, 1985) 
Tôi thích làm vua (tập truyện ngắn, 1988) 
25 truyện ngắn (1990) 
Paris – tiếng hát Trịnh Công Sơn (1990) 
Con mèo của Foujita (tập truyện ngắn, 1991) 
Nhà văn về làng (tập truyện ngắn, Nhà xuất bản Văn Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh , 2008 ) 
 Kịch bản phim 
Mùa gió chướng ( 1977) 
Cánh đồng hoang (1978) 
Pho tượng (1981) 
Cho đến bao giờ (1982) 
Mùa nước nổi (1986) 
Dòng sông hát (1988) 
Câu nói dối đầu tiên (1988) 
Thời thơ ấu (1995) 
Giữa dòng (1995) 
Như một huyền thoại (1995) 
 2 . Tác phẩm 
- Sáng tác 1966 (khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ) in trong tập truyện cùng tên . 
- Thể loại: Truyện ngắn 
- Đoạn trích nằm ở phần giữa truyện. 
 Ông Sáu xa nhà đi k/c từ khi con gái chưa tròn tuổi , chỉ được thấy con qua tấm ảnh nhỏ. Suốt những năm tháng sống ở chiến trường, không lúc nào ông nguôi ngoai nỗi nhớ con. Ba ngày được nghỉ phép, ông nôn nóng được gặp con . Nhưng thật trớ trêu, khi gặp được con - bé Thu không nhận ông là cha vì vết thẹo dài trên mặt khiến ông không giống bức hình chụp chung với má . Suốt ba ngày phép, ông gần gũi, vỗ về con nhưng càng lại gần thì con bé càng xa lánh cự tuyệt . Bữa ăn chia tay ông quan tâm gắp cho con miếng trứng cá, con bé hất tung ra khỏi chén, cơm bắt tung tóe, ông Sáu giận quá hét lên, nét vào mông nó , bé Thu giận d ỗi bỏ về nhà ngoại. Được ngoại gt, nỗi khúc mắc trong lòng Thu được giải tỏa. Đến khi Thu nhận cha, t/c cha con trỗi dậy mãnh liệt trong lòng em cũng là lúc ông Sáu phải trở lại chiến trường mang theo lời hứa sẽ mua tặng con một chiếc lược . Trở lại chiến trường, ông dồn hết nỗi nhớ, tình yêu thương gò lưng, tỉ mẫn làm tặng con chiếc lược ngà có khắc dòng chữ “Yêu nhớ tặng Thu con của ba” . Nhưng thật xót xa, chiếc lược chưa kịp trao tận tay con gái thì ông Sáu đã hi sinh trong một trận càn . Chỉ khi bác B a hứa trao tận tay chiếc lược cho con ông mới nhắm mắt đi xuôi. 
* Tóm tắt: 
II. Phân tích 
1. Nhân vật bé Thu 
a/ Trước khi nhận cha 
- Khi ông Sáu gọi: 
...giật mình, tròn mắt nhìn, ngơ ngác, lạ lùng 
...mặt tái đi, vụt chạy và kêu thét lên 
=> Phản ứng tâm lí tự nhiên 
=> Là một cô bé ngây thơ, hồn nhiên 
 - Trong 3 ngày anh Sáu ở nhà: 
+ Khi mời cơm: Nói trổng 
=> Ương ngạnh, bướng bỉnh, thông minh. 
+ Khi nấu cơm: Tự lấy vá chắt nước cơm 
+ Trong bữa cơm : Hất cái trứng cá mà ba gắp cho , bị ba đánh Thu không khóc, bỏ sang nhà ngoại ... cố ý khua dây lòi tói kêu rổn rảng . 
+ Khi anh Sáu vỗ về: Thu càng đẩy ra xa. 
- Nét mặt : sầm lại , không bướng bỉnh, nhăn mày, cau có 
- Hành động: 
+ ôm chặt lấy cổ 
+ hôn cùng khắp , ... hôn cả vết thẹo 
+ Dặn ba về mua cho cây lược (vòi quà) 
- Lời nói : 
+ Bất ngờ k êu thét lên “Ba a a ba! 
Khi nhận ra cha 
=> Tình yêu thương cha sâu sắc, tha thiết, mãnh liệt. 
b. Khi nhận ra cha: 
* Nét mặt: “không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa”, “ sầm lại, buồn rầu, đôi mắt xôn xao” 
* Lời nói: Bất ngờ kêu thét lên “ Ba a a ba!” 
* Hành động: 
+ “ ôm lấy cổ ba nó”, ôm chặt cổ ba, chân quắp chặt lấy ba không muốn rời xa,.. nói trong tiếng nấc 
+ “ hôn ba nó cùng khắp hôn cả vết sẹo dài trên má của ba nó.” 
+ Dặn ba về mua cho mình một cây lược. 
* Nguyên nhân: 
Vết thẹo dài trên má ba. 
	 Khi biết được nguyên nhân vì sao lúc đầu bé Thu nhất quyết không chịu nhận cha, các em có những cảm nhận nào khác về nhân vật bé Thu? 
b. Khi nhận ra cha: 
* Nét mặt: “không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa”, “sầm lại, buồn rầu, đôi mắt xôn xao” 
* Lời nói: Bất ngờ kêu thét lên “Ba a a ba !” 
* Hành động: 
+ “ ôm lấy cổ ba nó”, ôm chặt cổ ba, chân quắp chặt lấy ba không muốn rời xa,.. nói trong tiếng nấc 
+ “ hôn ba nó cùng khắp hôn cả vết sẹo dài trên má của ba nó.” 
+ Dặn ba về mua cho mình một cây lược. 
* Nguyên nhân: 
Vết thẹo dài trên má ba. 
=> Bé Thu là một em bé có cá tính, tình cảm rạch ròi, trước sau như một và đặc biệt là có tình yêu thương cha sâu sắc, tha thiết, mãnh liệt. 
	 Qua việc bé Thu không nhận cha vì có vết thẹo dài trên má, cho đến khi nhận ra cha thì cũng đến lúc phải chia li, em có suy nghĩ gì về cuộc chiến tranh chống Mĩ? Từ đó, em hãy nói lên mong muốn của mình khi được sống trong thế giới hòa bình hôm nay. 
* Tình huống truyện 
* Tình huống 1: 
 Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Đến lúc về thăm nhà thì con không nhận ba. Đến lúc nhận ba thì ba phải ra đi. 
* Tình huống 2: 
+ ...nhún chân nhảy thót lên, 
+...bước vội vàng với những bước dài... gọi con! 
+...mặt anh sầm lại hai tay buông xuống như bị gãy.... 
2/ Nhân vật ông Sáu 
=> Tâm trạng nôn nóng, khao khát được gặp con. 
=> Hụt hẫng, đau khổ , thất vọng khi con bỏ chạy. 
a / Lúc mới gặp con 
- ... anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con... 
+ mong được nghe một tiếng ba của con 
=> Khao khát được con gọi cha, được chăm sóc con. 
=> Đau đớn tột cùng khi con không nhận cha. 
- ... khổ tâm đến nỗi không khóc được ... 
- trong bữa cơm...vung tay đánh con .... 
b / Những ngày ở nhà 
 - ... chỉ đứng nhìn buồn rầu... 
- ôm con, một tay rút khăn lén lau nước mắt ... hôn lên tóc con 
 c/ Lúc chia tay: 
=> Sung sướng , h ạnh phúc nghẹn ngào khi được đón nhận tình cảm của con 
- Trước khi hy sinh nhờ bác Ba trao chiếc lược ngà cho con gái . 
 d / Lúc ở chiến khu: 
- Nhớ con, â n hận khi đã lỡ đánh con. 
- Làm cây lược cho con 
+ Gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét trên chiếc lược. 
+ Mài lên tóc cho bóng, mượt . 
=> Tình phụ tử thiêng liêng cao quý, bất tử. 
 3. Nghệ thuật: 
- Tình huống truyện 
* Tình huống 1: 
 Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến. Đến lúc về thăm nhà thì con không nhận ba. Đến lúc nhận ba thì ba phải ra đi. 
* Tình huống 2: 
 Ở chiến khu ông dồn hết tình thương, mong nhớ làm cây lược ngà để tặng con, nhưng chưa kịp trao thì ông đã hi sinh 
 Tình huống trắc trở éo le 
 - Là kỉ vật cuối cùng của người cha trước lúc hi sinh dành cho con chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến nhớ thương mong đợi của người cha đối với đứa con xa cách. 
- Chiếc lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm sâu xa, đơn sơ mà kì diệu biết bao ! 
- Chứng tích của nỗi đau do chiến tranh và kẻ thù xâm lược gây ra. 
Hình ảnh chiếc lược ngà 
 3. Nghệ thuật: 
- Ngôi kể thứ nhất (Lựa chọn bác Ba - người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện ) -> Tác dụng: tăng độ tin cậy, tính trữ tình của chuyện. 
- Tình huống truyện éo le. 
- Xây dựng cốt truyện chặt chẽ 
- Xây dựng nhân vật qua hành động, lời nói, miêu tả tâm lý nhân vật , xây dựng tính cách nhân vật, đặc biệt là nhân vật bé Thu. 
- Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ 
- Chi tiết, hình ảnh đặc sắc: Chiếc lược ngà. 
III . Ghi nhớ SGK/ 202  
Nghệ thuật 
Lựa chọn ngôi kể 
phù hợp 
Xây dựng cốt truyện chặt chẽ 
Tình huống bất ngờ, hợp lý. 
Sử dụng 
từ ngữ 
địa phương 
Miêu tả tâm lý, xây dựng tính cách nhân vật. 
Nội dung: 
Nội dung: 
Tình cha con sâu nặng và cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh 
 HƯỚNG DẪN TỰ HỌC   
- Nắm đặc điểm nhân vật bé Thu, ông Sáu. 
- Nắm nội dung và những thành công về nghệ thuật của tác phẩm. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_767778_van_ban_chiec_luoc_nga_n.pptx