Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 98+99+100: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 98+99+100: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

2/Lập dàn bài:

* Mở bài:

 Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí: Lòng biết ơn là đạo lí làm người, đạo lí cho toàn XH.

* Thân bài:

1/Giải thích nội dung câu tục ngữ (Nghĩa đen, nghĩa bóng).

- Nghĩa đen:

+ Nước: là sự vật tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống.

+ Nguồn: là nơi nước bắt đầu chảy.

+ Uống nước: là tận dụng môi trường tự nhiên để tồn tại và phát triển.

- Nghĩa bóng:

+ Nước: là thành quả vật/ch và tinh thần mang tính lịch sử, cộng đồng dân tộc.

+ Uống nước: Hưởng thụ các thành quả.

+ Nguồn: Ngững người đi trước đã có công sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc.

+ Nhớ nguồn: Lòng biết ơn cha ông, tổ tiên, các vị tiền bối của dân tộc.

 

pptx 12 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2910
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 98+99+100: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 98,99,100: 
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN  VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ 
Đề 1: Suy nghĩ từ truyện ngụ ngôn “Đẽo cày giữa đường”. 
Đề 2: Đạo lí uống nước nhớ nguồn. 
Đề 3: Bàn về tranh giành và nhường nhịn. 
Đề 4: Đức tính khiêm nhường. 
Đề 5: Có chí thì nên. 
Đề 6: Đức tính trung thực. 
Đề 7: Tinh thần tự học. 
Đề 8: Hút thuốc lá có hại. 
Đề 9: Lòng biết ơn thầy, cô giáo. 
Đề 10: Suy nghĩ từ câu ca dao. 
	 “Công cha như núi Thái Sơn 
	 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.” 
Đọc các đề sau: 
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: 
1. Hãy so sánh các đề bài trên để chỉ ra điểm giống và khác nhau. 
2. Từ những điểm giống nhau và khác nhau đó các em hãy cho biết đề văn nghị luận thường có mấy dạng? Cho ví dụ một vài đề bài tương tự. 
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí : 
* Các đề: SGK/51,52 
1/ So sánh : 
- Giống nhau: nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí. 
- Khác nhau: 
 + Dạng 1: đề 1,3,10: có mệnh lệnh (suy nghĩ, bàn về) 
 + Dạng 2: đề 2,4,5,6,7,8,9: không có mệnh lệnh . 
2/ Đề tương tự: 
 Suy nghĩ của em về lòng nhân ái. 
 “Có công mài sắt có ngày nên kim” 
 Bàn về chữ hiếu. 
 Đề bài: Suy nghĩ về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” 
1/ Tìm hiểu đề và tìm ý: 
	a/ Tìm hiểu đề: 
*Cần lưu ý: 
- Kiểu bài: nghị luận về tư tưởng, đạo lí 
 Xác định nội dung : nghị luận về lòng biết ơn . 
- Chú ý: từ “suy nghĩ” 
	 b/ Tìm ý : 
Đọc và trả lời câu hỏi để có ý cho bài văn:sgk/52 
*Gợi ý: 
- Câu tục ngữ có nghĩa đen, nghĩa bóng như thế nào? 
- Câu tục ngữ thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt Nam? 
- Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào? 
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: 
* Thân bài: 
1/Giải thích nội dung câu tục ngữ (Nghĩa đen, nghĩa bóng ). 
- Nghĩa đen : 
+ Nước: là sự vật tự nhiên có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống. 
+ Nguồn: là nơi nước bắt đầu chảy. 
+ Uống nước: là tận dụng môi trường tự nhiên để tồn tại và phát triển. 
- Nghĩa bóng : 
+ Nước: là thành quả vật/ch và tinh thần mang tính lịch sử, cộng đồng dân tộc. 
+ Uống nước: Hưởng thụ các thành quả. 
+ Nguồn: Ngững người đi trước đã có công sáng tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc. 
+ Nhớ nguồn: Lòng biết ơn cha ông, tổ tiên, các vị tiền bối của dân tộc. 
=> Ca ngợi lòng biết ơn. 
2/ Lập dàn bài : 
 Giới thiệu câu tục ngữ và nội dung đạo lí: Lòng biết ơn là đạo lí làm người, đạo lí cho toàn XH. 
* Mở bài: 
2/Nhận định, đánh giá nội dung câu tục ngữ: 
	 - Câu tục ngữ nêu lên đạo lí làm người 
	 - Đó là t ruyền thống tốt đẹp cuả người Việt ta. 
	 - Đó là c ơ sở để xây dựng và phát triển xã hội. 
	- Là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn. 
	 - Khích lệ mọi người cống hiến cho XH, dân tộc. 
	  3. Viết bài 
* Kết bài: 
- Lòng biết ơn là truyền thống tốt đẹp. 
- Ngày nay, chúng ta s ống và làm việc theo đạo lí biết ơn. 
	  4 . Đọc , sửa lỗi và hoàn thiện bài viết 
	  * Ghi nhớ (Sgk/54) 
* Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp 
* Dàn bài chung: 
- Mở bài : giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận 
- Thân bài : 
	 + Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tương đạo lí. 
	 + Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung 
- Kết bài : kết luận tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động. 
* Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra được ý kiến của người viết. 
* Dàn bài chung của bài văn nghị luận về tư tưởng, đạo lí: 
- Mở bài: Giới thiệu chung về tư tưởng đạo lí 
 Đánh giá chung về ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí. 
- Thân bài: 
 + Giải thích nghĩa của tư tưởng, đạo lí. 
 + Nêu đánh giá, nhận định gắn với hoàn cảnh chung và riêng 
 + Lấy dẫn chứng từ thực tế để làm rõ vấn đề 
Kết bài: 
 + Nhận định, tổng hợp vấn đề rút ra cái nhìn mới, lời khuyên 
* Dàn bài chung của bài văn nghị luận về hiện tượng, đời sống, xã hội: 
- Mở bài: Giới thiệu chung về sự việc, hiện tượng 
 Đánh giá chung về ý nghĩa của hiện tượng. 
- Thân bài: 
 + Liên hệ thực tế để phân tích biểu hiện 
 + Nêu đánh giá, nhận định , phân tích nguyên nhân 
 +Những kiến nghị, giải pháp 
- Kết bài: 
 + Khẳng định và phủ định vấn đề. 
+ Rút ra bài học . 
III. Luyện tập: 
	Hãy lập dàn bài cho đề sau : “Tinh thần tự học” 
* Mở bài: 
	 Trong thực tế tất cả những ai cắp sách tới trường thì đều được học một chương trình như nhau, những thầy cô giáo như nhau, nhưng trình độ của mỗi người thường rất khác nhau bởi kết quả học tập của mỗi cá nhân còn phụ thuộc rất nhiều vào phương pháp và tự giác học của họ. 
 Nói cách khác tự học là một nhân tố q/định kết quả học tập của mỗi người. 
* Thân bài: 
1. Giải thích : 
	a, Học là gì? Học là hoạt động thu nhận kiến thức và hình thành khái niệm của một chủ thể học tập nào đó. Hoạt đọng có thể diễn ra dưới hai hình thức: 
	- Học dưới sự hướng dẫn của thầy cô, diễn ra trong không gian cụ thể, thời gian cụ thể, những điều kiện và quy tắc cụ thể....(Có dẫn chứng) 
	- Tự học: Dựa trên những cơ sở kiến thức và kĩ năng đã học ở nhà trường để tiếp tục tích luỹ tri thức và rèn luyện kĩ năng. 
 Hình thức học này không giới hạn về thời gian, nghĩa là học suốt đời. 
b , Tinh thần tự học là gì? 
	- Là có ý/t tự học, ý/t ấy dần trở thành một nhu cầu thường trực đ/với học tập. 
	- Là có phương pháp tự học phù hợp với trình độ của bản thân, hoàn cảnh sống cụ thể, các điều kiện vật chất cụ thể. 
- Là luôn kiêm tốn học hỏi ở bạn bè và những người khác. 
2. Dẫn chứng : 
a, Các tấm gương trong sách báo. 
b, Các tấm gương bạn bè xung quanh. 
* Kết bài: 
 Khẳng định vai trò tự học và tinh thần tự học trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách của mỗi con người. 
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
Học thuộc bài (phần ghi nhớ; phân biệt bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng với bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí) 
H oàn thành các bài tập. 
Soạn bài tiếp theo. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_9899100_cach_lam_bai_nghi_luan.pptx