Chuyên đề Nâng cao chất lượng ôn thi vào 10 môn Ngữ văn - Năm học 2022-2023 - Trịnh Thanh Dịu
* Khó khăn HS thường nêu nhưng không khái quát được nội dung.
* Cách làm
- Với đoạn nghị luận có thể căn cứ vào câu chủ đề đặt ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn văn. Cũng có trường hợp câu chủ đề đứng ở vị tri thứ hai, thứ ba trong đoạn. Trường hợp không có câu chủ đề phải căn cứ vào từ ngữ được nhắc đến nhiều lần .
- Với văn bản thơ hoặc văn bản trữ tình, học sinh có thể đọc kĩ đoạn (văn bản), căn cứ vào những hình ảnh, từ ngữ lặp lại nhiều lần để xác định.
- Với văn bản tự sự, học sinh có thể đặt câu hỏi văn bản kể về ai? Kể về sự việc gì? Qua đó gửi đến thông điệp gì?
- Với văn bản nhiều đoạn, học sinh đọc và xác định mối liên quan về nội dung giữa các đoạn để tìm ra nội dung khái quát.
Giáo viên thực hiện: TRỊNH THANH DỊU PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG HÀ Năm học 2022-2023 CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ÔN THI VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN I. BẢNG MÔ TẢ BÀI TẬP ĐỌC HIỂU CẤU TRÚC ĐỀ ĐỌC HIỂU Phần 1: Ngữ liệu Văn bản văn hoc Văn bản nghị luận Văn bản thông tin Phần 2: Hệ thống câu hỏi Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng Mức độ Ví dụ Mục đích, yêu cầu Nhận biết - Chỉ ra các phương thức biểu đạt. - Thể thơ, ngôi kể. - Từ láy, từ Hán Việt - Xác định các thành phần biệt lập. -Chỉ ra các biện pháp tu từ. - Chỉ ra phép liên kết trong đoạn văn. Mục đích: Kiểm tra đánh giá kiến thức Tiếng Việt, kiến thức về đặc điểm tổ chức của văn bản ngôn từ : thể loai , các phép tu từ, liên kết câu, liên kết đoạn Yêu cầu: Chỉ ra và gọi tên chính xác các đối tượng theo những yêu cầu cụ thể của câu hỏi đọc hiểu. Mức độ Ví dụ Mục đích, yêu cầu Thông hiểu - Nêu chủ đề, thông điệp, nội dung chính của văn bản. - Phân tích tác dụng của các biện pháp tu từ. - Chỉ ra tác dụng của các phép liên kết câu. Mục đích: kiểm tra đánh giá khả năng huy động tổng hợp các kiến thức để nắm bắt đúng thông tin, thông điệp của văn bản và đánh giá được văn bản một cách sơ bộ. Yêu cầu: trả lời câu hỏi một cách ngắn gọn, đúng trọng tâm. Phương thức biểu đạt Đặc điểm Tự sự Kể lại diễn biến sự việc Miêu tả Tái hiện lại trạng thái, đặc điểm Biểu cảm Bày tỏ cảm xúc Nghị luận Trình bày ý kiến đánh giá về một vấn đề Thuyết minh Cung cấp tri thức khách quan về đối tượng Dạng 1: Xác định phương thức biểu đạt. * Câu hỏi thường găp - Xác định phương thức biểu đạt chính ? - Chỉ ra các phương thức biểu đạt? * HS thường mắc lỗi : T rả lời sai phương thức hoặc không đúng yêu cầu của câu hỏi * Cách khắc phục H S cần đọc kĩ câu hỏi Dựa vào đặc điểm, mục đích của văn bản II. KĨ NĂNG TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Dạng 2 : Nêu nội dung của văn bản (đoạn trích) * Khó khăn : HS thường nêu nhưng không khái quát được nội dung * Cách làm . - Với văn bản nghị luận có thể căn cứ vào câu chủ đề đặt ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn văn. Cũng có trường hợp câu chủ đề đứng ở vị trí thứ hai, thứ ba trong đoạn. Trường hợp không có câu chủ đề phải căn cứ vào từ ngữ được nhắc đến nhiều lần. Ví dụ: Nêu nội dung chính của đoạn trích Tri thức giống như ngọn đèn trong đêm tối, soi sáng con đường chông gai phía trước. Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kì, mở ra cánh cửa tâm hồn. Trí tuệ giống như tia nắng mặt trời ấm áp xua tan bóng tối lạnh giá. Đấng tạo hóa có trí tuệ thì mới tạo ra một thế giới diệu kì, nhân loại có trí tuệ chỉ đường sẽ bước sang thế giới hiện đại văn minh. Khi có trí tuệ bạn sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Bảy trăm năm trước, Giovanni Boccaccio đã nói: “Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người”. Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh”. ( Trích Lời nói đầu , Kĩ năng sống dành cho học sinh, sự kiên cường - Ngọc Linh , NXB Thế giới , 2019) Nội dung chính của đoạn trích: Vai trò, sức mạnh của trí tuệ. - Với văn bản thơ hoặc văn bản trữ tình , học sinh có thể đọc kĩ đoạn (văn bản), căn cứ vào những hình ảnh, từ ngữ lặp lại nhiều lần để xác định. - Với văn bản tự sự , học sinh có thể đặt câu hỏi văn bản kể về ai? Kể về sự việc gì? Qua đó gửi đến thông điệp gì? - Với văn bản nhiều đoạn , học sinh đọc và xác định mối liên quan về nội dung giữa các đoạn để tìm ra nội dung khái quát. Dạng 2 : Nêu nội dung của văn bản (đoạn trích) * Khó khăn HS thường nêu nhưng không khái quát được nội dung. * Cách làm - Với đoạn nghị luận có thể căn cứ vào câu chủ đề đặt ở đầu đoạn hoặc cuối đoạn văn. Cũng có trường hợp câu chủ đề đứng ở vị tri thứ hai, thứ ba trong đoạn. Trường hợp không có câu chủ đề phải căn cứ vào từ ngữ được nhắc đến nhiều lần . Dạng 3 : Câu hỏi về biện pháp tu từ. * Câu hỏi thường gặp: - Chỉ ra/xác định , gọi tên các biện pháp tu từ trong đoạn văn / đoạn thơ? - Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ/ đoạn văn? * Khó khăn mà HS thường gặp : - Không nhớ hết các biện pháp tu từ nên hay nhầm lẫn. - Trả lời chung chung tác dụng, diễn xuôi câu thơ, không nêu rõ tác dụng. * Cách khắc phục. - Yêu cầu hs lập bảng hệ thống lại các biện pháp tu từ theo mẫu để có thể dễ dàng nhận diện, phân loại. Dạng 3 : Câu hỏi về biện pháp tu từ. * Câu hỏi thường gặp: - Chỉ ra/xác định , gọi tên các biện pháp tu từ trong đoạn văn / đoạn thơ? - Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ/ đoạn văn? * Khó khăn với HS : - Không nhớ hết các biện pháp tu từ nên hay nhầm lẫn. - Trả lời chung chung, không chỉ rõ từ ngữ biểu thị, diễn xuôi câu thơ, không nêu rõ tác dụng. * Cách khắc phục. - Lập bảng hệ thống lại các biện pháp tu từ theo mẫu để có thể dễ dàng nhận diện, phân loại. - Khi trả lời, HS cần bám sát vào đặc trưng của từng biện pháp tu từ, văn cảnh để suy ra tác dụng. - Biện pháp tu từ : So sánh “ Tôi như hạt thóc vàng bé nhỏ”. - Phân tich tác dụng của biện pháp tu từ : Làm cho câu thơ thêm gợi hình, gợi cảm. + Gợi hình ảnh đứa con bé bỏng, yêu quý vô ngần; con là tất cả niềm hi vọng của cuộc đời mẹ. + Câu thơ chất chứa cảm xúc rưng rưng xúc động của người con khi được mẹ gửi trọn niềm yêu thương, niềm hi vọng. Ví dụ : Chỉ ra, nêu tác dụng của biện pháp so sánh trong đoạn thơ sau . Và tôi như hạt thóc vàng bé nhỏ Mẹ đã gieo hi vọng ở trên đồng Chợt lo sợ ngày cuối mùa hết vụ ( Mẹ và cánh đồng , Trần Văn Lợi) - Giải thích các từ ngữ hình ảnh, chi tiết cần dựa vào nội dung văn bản để giải thích, áp dụng đúng vào văn cảnh đề bài ra để trình bày đầy đủ các nét nghĩa. - Nếu câu có nhiều vế thì giải thích lần lượt từng vế . N ếu có một vế thì chọn từ khóa để giải thích rồi rút ra ý nghĩa của câu nói. Dạng 4: Giải thích ý nghĩa từ ngữ, hình ảnh, nhận định quan điểm. - HS đọc kĩ ngữ liệu, dựa vào những câu văn đứng trước hoặc đứng sau ý kiến, lọc ý để trả lời câu hỏi. - Kêt nối với kiến thức hiểu biết thực tế để bổ sung. Dạng 5 : Câu hỏi giải thích vì sao? Tại sao? Tri thức giống như ngọn đèn trong đêm tối, soi sáng con đường chông gai phía trước. Trí tuệ giống như chiếc chìa khóa diệu kì, mở ra cánh cửa tâm hồn. Trí tuệ giống như tia nắng mặt trời ấm áp xua tan bóng tối lạnh giá. Đấng tạo hóa có trí tuệ thì mới tạo ra một thế giới diệu kì, nhân loại có trí tuệ chỉ đường sẽ bước sang thế giới hiện đại văn minh. Khi có trí tuệ bạn sẽ dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Bảy trăm năm trước, Giovanni Boccaccio đã nói: “Trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người”. Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có nhiều niềm vui và mang lại hạnh phúc cho những người xung quanh” . (Trích Lời nói đầu, Kĩ năng sống dành cho học sinh, sự kiên cường – Ngọc Linh, NXB Thế giới, 2019) Tại sao Giovanni Boccaccio nói trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người? - Giovanni Boccaccio cho rằng trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người vì trí tuệ giúp con người chinh phục được những khó khăn thử thách mang lại niềm vui niềm hạnh phúc và thành công. - Trí tuệ là chìa khóa để chúng ta mở ra cánh cửa kì diệu và tiến gần đến thành công . ? Tại sao Giovanni Boccaccio nói trí tuệ là cội nguồn hạnh phúc của con người? - Về cách trả lời có thể đồng tình hoặc không đồng tình hoặc đồng tình một phần . - Phần lí giải câu hỏi vì sao , HS cần vận dụng sự hiểu biết xã hội ( dựa vào ý nghĩa của vấn đề đẻ giải thích) - Lí giải phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức . Dạng 6 : Trình bày ý kiến đồng ý, không đồng ý, đúng hay sai về một vấn đề. Lí giải vì sao? - Bài học là những gì người đọc nhận thức được rút ra cho mình qua những điều tác giả muốn phản ánh trong văn bản. Thông điệp là những điều tác giả muốn gửi đến người đọc. - Để làm câu hỏi này cần phải căn cứ vào nội dung của văn bản để có cơ sở suy luận hợp lí. - Nên rút ra một (hoặc hơn một) bài học/ thông điệp có tầm khái quát. - Chỉ cần nêu ngắn gọn , không cần giải thích dài dòng. Dạng 7 : Rút ra một bài học, một thông điệp có ý nghĩa PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG HÀ Năm học 2022-2023 Xin ch ân thành cảm ơn quý thầy cô !
Tài liệu đính kèm:
- chuyen_de_nang_cao_chat_luong_on_thi_vao_10_mon_ngu_van_nam.pptx