Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 76+77+78: Văn bản: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 76+77+78: Văn bản: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)

1. Nhân vật bé Thu:

 a. Trước khi nhận ra ông Sáu là cha:

 - Lúc đầu hốt hoảng, kinh ngạc.

 - Sau đó tỏ ra ngờ vực, lảng tránh, lạnh lùng ; phản ứng quyết liệt ko gọi ba, ko đón nhận tình cảm.

 - Tính cách mạnh mẽ, dứt khoát, cương quyết, rạch ròi, cứng cỏi đến mức tưởng như gan lì, ương ngạnh  Có tình yêu cha sâu sắc.

 b. Khi nhận ra ba:

 - Vẻ mặt buồn rầu, nghĩ ngợi sâu xa, đôi mắt mênh mông, xôn xao -->Trong sáng, ngây thơ, ẩn chứa nhiều cảm xúc

 - Phản ứng: Kêu thét gọi ba Tiếng kêu của tình yêu thương ruột thịt.

 - Hành động: ôm chặt, hôn ba từng khắp, khóc không cho ba đi

 - Tình cảm trong sáng, mạnh mẽ, mãnh liệt

 - Sử dụng một loạt động từ mạnh ->tình yêu ba mãnh liệt, cháy bỏng.

 - Nghệ thuật:Tình huống bất ngờ, miêu tả dáng vẻ, lời nói cử chỉ kết hợp với bình luận phù hợp với tâm lí trẻ con

  Em bé hồn nhiên, chân thật, cá tính mạnh mẽ , có tình yêu cha mãnh liệt.

 

pptx 42 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 76+77+78: Văn bản: Chiếc lược ngà (Nguyễn Quang Sáng)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 76, 77, 78: Văn bản  CHIẾC L Ư ỢC NGÀ 
- Nguyễn Quang Sáng- 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
I. Tìm hiểu chung 
II. Đọc hiểu văn bản 
III. Tổng kết 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả 
Dựa vào phần tìm hiểu ở nhà, hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Phạm Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà? 
Tên: Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014) 
Quê quán: huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang 
Sự nghiệp sáng tác: 
- Truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim. 
- Ông là nhà văn mà cuộc sống và sáng tác gắn liền với vùng đất Nam Bộ trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mĩ và sau hoà bình (1975). 
- Văn ông giản dị, mộc mạc nh ư ng sâu sắc, đậm đà chất Nam Bộ. 
SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC 
Truyện ngắn: Con chim vàng (1957), Chiếc lựợc ngà (1966) 
Truyện vừa: Câu chuyện bên trận địa pháo (1966), Cái áo thằng hinh rơm” (1975) 
Tiểu thuyết: Nhật kí người ở lại (1962), Dòng sông thơ ấu (1985) 
Kịch bản phim: Mùa gió chướng (1977) , Cánh đồng hoang (1978) 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
1. Tác giả 
Đạo diễn Nguyễn Quang Dũng – con trai nhà văn 
Cánh đồng hoang (kịch bản phim) bộ phim được tặng Huy chương vàng liên hoan phim toàn quốc (1980), Huy chưương vàng liên hoan phim ở Matxcva (1981). 
- Sáng tác năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra khốc liệt, tác giả đang hoạt động tại chiến trường Nam Bộ. 
- In trong tập truyện ngắn cùng tên. 
2. Tác phẩm: 
3. Đọc-chú thích-tóm tắt-bố cục: 
1- Những ngày anh Sáu về thăm nhà 
2- Ngày anh Sáu ra đi 
3- Những ngày anh Sáu ở chiến khu 
4- Trước lúc anh Sáu hi sinh 
1/ Nêu thể loại và phương thức biểu đạt của văn bản 
2/ Xác định ngôi kể ? Tác dụng của việc sử dụng ngôi kể đó ? 
3/ Em hãy xác định bố cục đoạn trích ? 
4/ Tình huống truyện? 
PHIẾU HỌC TẬP 
THẢO LUẬN NHÓM 
1. Thể loại: Truyện ngắn. 
2. - PTBĐ: tự sự kết hợp miêu tả biểu cảm và nghị luận. 
3. / Ngôi thứ nhất (Lựa chọn bác Ba - người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện ) 
-> Tác dụng: tăng độ tin cậy, tính trữ tình của chuyện. 
BỐ CỤC 
Đoạn 1: Từ đầu đến từ từ tuột xuống: Tình cha con ông Sáu trong 3 ngày về nghỉ phép. 
Đoạn 2: Còn lại: Ở khu căn cứ ông Sáu làm chiếc lược ngà tặng con. 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
2. Tác phẩm 
Tình huống truyện số 1: 
Tình cảm bé Thu dành cho Ba 
Một tuổi ba đi kháng chiến 
Những năm tuổi thơ đợi chờ mòn mỏi 
Tám năm sau ba trở về 
Ba ngày ở nhà, Thu không nhận Ba 
Nhận ra Ba là lúc chia tay 
Tình huống truyện số 2: 
Tình yêu của Cha dành cho con 
Ông Sáu ra đi mang theo lời dặn của con 
Ở chiến khu nhớ con da diết 
Làm chiếc lược ngà 
Hi sinh, không kịp 
trao cho con 
Gửi lại cho 
đồng đội 
I. TÌM HIỂU CHUNG 
2. Tác phẩm 
“ Khi nào ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba!” 
Trước khi nhận ra ba 
Khi nhận ra ba 
1. NHÂN VẬT BÉ THU: 
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN: 
* NHÓM 1,2 
 Hãy tìm những chi tiết thể hiện thái độ, hành động của bé Thu khi mới gặp ông Sáu? Nhận xét và lí giải nguyên nhân của thái độ đó? 
* NHÓM 3,4 
 Trong những ngày ông Sáu ở nhà, bé Thu có thái độ, hành động như thế nào? Nhận xét về thái độ hành động đó? 
- Thu giật mình, tròn mắt nhìn 
- Ngơ ngác, lạ lùng 
- Mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy, kêu thét lên: Má ! Má! 
Hai cha con xa cách quá lâu. Ba em đi kháng chiến từ khi em chưa đầy tuổi. Nhìn ông Sáu và tấm hình chụp chung với má thấy không giống. Em không tin ông Sáu là cha của mình. 
Cách miêu tả tâm lí nhân vật r ất tinh tế, miêu tả cụ thể, tỉ mỉ: Tâm lí sợ hãi được miêu tả bằng tiếng kêu thét & hành động vụt chạy rất phù hợp tâm lí trẻ thơ, gây cho người đọc sự xúc động, cảm thương cho ông Sáu & sự tò mò về bé Thu. 
Khi mới gặp ba 
Chi tiết 
Thái độ 
- Xa lánh, nhất quyết không gọi ba 
- Má doạ đánh => Thu buộc gọi ông Sáu vô ăn cơm nhưng gọi trống không 
- Gọi chắt nước nhưng lại nói trống không, nhất quyết không gọi tiếng ba. 
- Bé Thu hất tung cái trứng cá ra khỏi bát cơm khi ông Sáu gắp cho nó miếng cá -> bị đánh – không khóc, từ lái xuồng bỏ về ngoại. 
- Khi xuống xuồng còn cố ý khua dây cột xuồng kêu rổn rảng thật to. 
Không chấp nhận ông Sáu là ba.Từ chối sự quan tâm chăm sóc của ông Sáu vì nghĩ rằng ông không phải là cha mình. 
+ Một cô bé có tình cảm sâu sắc, nồng nàn, mãnh liệt với cha: kiên quyết không nhận người cha có vết thẹo dài trên má (không giống với bức hình chụp chung với má) 
+ Một cô bé có cá tính mạnh mẽ, hành động quyết liệt để bảo vệ tình cha con của mình. 
Nhận xét 
 Bé Thu là một em bé rất ngây thơ, hồn nhiên song cũng có cá tính mạnh mẽ, yêu ghét rõ ràng, tình cảm với ba chân thành, sâu sắc. 
- Miêu tả thái độ, hành động bất thường của cô bé, tác giả đã tái hiện hoàn cảnh éo le trong chiến tranh; đồng thời khắc họa được hình ảnh một cô bé đầy cá tính. 
- Được bà ngoại trò chuyện, tìm ra lí do Thu không nhận ông Sáu là cha và khuyên nhủ, con bé lăn lộn suốt đêm không ngủ được, nó ân hận rồi căm thù giặc và thương ba nó vô hạn. 
b. Khi nhận ra ông Sáu là ba: 
Khi chia tay ba 
* NHÓM 1, 2 
Trong giờ phút chia tay thái độ và hành động, lời nói của bé Thu đối với cha được thể hiện như thế nào? Em có nhận xét gì về thái độ và hành động đó? Nhận xét nghệ thuật thể hiện? 
* NHÓM 3, 4 
Vẻ mặt bé Thu trong buổi sáng chia tay được miêu tả như thế nào? Qua đó thể hiện nét tâm lí nào của bé Thu? 
Thái đ ộ , hành động, lời nói 
Nhận xét 
Nghệ thuật 
- Vẻ mặt có gì hơi khác, không bướng bỉnh hay nhăn nhó mày câu có. 
- Vẻ mặt sầm lại buồn rầu 
- Đôi mắt như to hơn, cái nhìn không ngơ ngác, không lạ lùng, có vẻ nghĩ ngợi sâu xa. 
- Kêu thét gọi ba 
- Chạy xô tới nhanh như 1 con sóc, chạy thót lên, dang 2 tay ôm chặt lấy cổ ba nó 
- Nói trong tiếng khóc. 
- Nó hôn ba khắp cùng. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn vết thẹo dài bên má của ba. 
- hai tay siết chặt lấy cổ, dang 2 chân quặp chặt lấy ba, đôi vai bé nhỏ run run 
- Lại ôm chầm và mếu máo 
- Lời nói: 
+ Không cho ba đi 
+ Đòi ba mua lược 
Rất yêu thương cha; tình yêu mãnh liệt, chân thành. 
- Yêu mến cha sâu sắc, xuất phát từ chính cõi lòng bấy lâu bị dồn nén, nay có dịp bứt phá. 
miêu tả dáng vẻ, lời nói, cử chỉ để bộc lộ nội tâm, kết hợp bình luận về nhân vật 
=> Bé Thu có tình yêu thương cha mãnh liệt, vô bờ. Miêu tả những biến đổi tình cảm của bé Thu, tác giả đã một lần nữa tô đậm tình yêu thương ba của cô bé. Qua đó, ta thấy Thu bướng bỉnh, cá tính nhưng cũng rất giàu tình cảm. 
Khi nhận ra ba 
Bất ngờ gọi ba 
Tiếng kêu như tiếng xé 
Ôm chặt lấy ba 
Hôn khắp người ba 
Rất yêu thương ba 
1. Nhân vật bé Thu : 
 a. Trước khi nhận ra ông Sáu là cha: 
 - Lúc đầu hốt hoảng, kinh ngạc. 
 - Sau đó tỏ ra ngờ vực, lảng tránh, lạnh lùng ; phản ứng quyết liệt ko gọi ba, ko đón nhận tình cảm. 
 - Tính cách mạnh mẽ, dứt khoát, cương quyết, rạch ròi, cứng cỏi đến mức tưởng như gan lì, ương ngạnh Có tình yêu cha sâu sắc. 
 b. Khi nhận ra ba: 
 - Vẻ mặt buồn rầu, nghĩ ngợi sâu xa, đôi mắt mênh mông, xôn xao -->Trong sáng, ngây thơ, ẩn chứa nhiều cảm xúc 
 - P hản ứng : Kêu thét gọi ba Tiếng kêu của tình yêu thương ruột thịt. 
 - Hành động: ôm chặt, hôn ba từng khắp , khóc không cho ba đi 
 - Tình cảm trong sáng, mạnh mẽ, mãnh li ệt 
 - Sử dụng một loạt động từ mạnh ->tình yêu ba mãnh liệt, cháy bỏng. 
 - N ghệ thuật :Tình huống bất ngờ, miêu tả dáng vẻ, lời nói cử chỉ kết hợp với bình luận phù hợp với tâm lí trẻ con 
 Em bé hồn nhiên, chân thật, cá tính mạnh mẽ , có t ình yêu cha mãnh liệt. 
 2. Nhân vật ông Sáu : 
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
Lần đầu gặp con 
Những ngày nghỉ phép 
Lúc chia tay 
Khi ở căn cứ 
Cùng đọc văn bản và tìm những chi tiết miêu tả tâm trạng, thái độ, hành động của ông Sáu qua bốn giai đoạn: 
 2. Nhân vật ông Sáu : 
Nhận xét: 
Lần đầu gặp con: Vui mừng khôn xiết,khát khao được gặp con Hụt hẫng, đau đớn,thất vọng khi con bỏ chạy. 
Những ngày nghỉ phép: Quan tâm đến con Đau đớn tột cùng khi con không nhận cha. 
Nhận xét: 
Sung sướng,h ạnh phúc nghẹn ngào khi được đón nhận tình cảm của con 
Yêu thương con vô bờ bến. 
Nôn nóng vồ vập, mừng rỡ 
Hụt hẫng, thất vọng 
Khổ tâm, đau đớn 
Những ngày ở nhà 
Khi ở căn cứ 
Xúc động nghẹn ngào 
Day dứt, ân hận, nhớ nhung 
Dồn tình cảm làm cây lược 
Đau đáu gửi gắm yêu thương qua cây lược 
Tình cảm của anh Sáu dành cho con thật sâu nặng, tha thiết. T ình cảm ấy bất diệt trước sự huỷ diệt tàn khốc của chiến tranh . 
DIỄN BIẾN TÂM TRẠNG NHÂN VẬT ANH SÁU 
 Theo em hình ảnh cây lược ngà có ý nghĩa như thế nào? 
Ý nghĩa chiếc lược ngà 
Là kỉ vật cuối cùng của người cha trước lúc hi sinh dành cho con chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến nhớ thương mong đợi của người cha đối với đứa con xa cách. 
Chiếc lược ngà đã kết tinh trong nó tình phụ tử mộc mạc mà đằm thắm sâu xa, đơn sơ mà kì diệu biết bao ! 
Chứng tích của nỗi đau do chiến tranh và kẻ thù xâm lược gây ra. 
* Ý nghĩa chiếc lược ngà: 
Bác Nguyễn Hữu Định (Phương Tú - Ứng Hòa - Hà Nội) sống trong ống cống kiếm tiền nuôi con. 
- Thời gian: suốt 10 năm bác lăn lộn ở Cầu Giấy, Đường Láng, Lê Văn Lương 
- Công việc: vá xe, bốc vác kiếm tiền nuôi con 
- Bác chưa từng thuê nhà, sống tạm bợ trong lán, vỉa hè, nhà vệ sinh công cộng 
- Thậm chí một ống cống bỏ hoang được bác dùng làm “nhà” của mình. 
Con bác Định, hai anh em sinh đôi Nguyễn Hữu Tiến (thủ khoa đại học Y Hà Nội với 29.5) Nguyễn Hữu Tiền (đỗ ĐH Bách Khoa với 26 điểm) năm 2013. 
- Là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con sâu nặng. «Chiếc lược ngà» cho ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. 
2. Ý NGHĨA VĂN BẢN: 
- Tình huống truyện gay cấn, bất ngờ, tự nhiên, hợp lí. 
- Cốt truyện chặt chẽ, mang yếu tố bất ngờ. 
- Lực chọn ngôi kể hợp lý (người kể chuyện là bạn của ông Sáu, chứng kiến toàn bộ câu chuyện, thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật trong truyện). 
1. NGHỆ THUẬT 
III. TỔNG KẾT 
- Sưu tầm các tác phẩm, những câu chuyện viết về đề tài gia đình trong kháng chiến 
- Viết đoạn văn giới thiệu về người thân yêu của em (bố em). 
- Chuẩn bị bài: Ôn tập về thơ và truyện hiện đại. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_mon_ngu_van_lop_9_tiet_767778_van_ban_chiec_luoc_n.pptx