Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau: “nào đâu những đêm vàng nay còn đâu.” (Thế Lữ, Nhớ rừng)

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu: “Đêm nay rừng trăng treo.”

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng của Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương.

 

ppt 30 trang hapham91 3651
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠKiểm tra bài cũ Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ? Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.1. Đọc các đề bài.CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau: “nào đâu những đêm vàng nay còn đâu.” (Thế Lữ, Nhớ rừng)Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu: “Đêm nay rừng trăng treo.”Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng của Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gợi cho em những suy nghĩ gì?Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương.CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.1. Đọc các đề bài.2. Nhận xétCác đề bài trên có cấu tạo như thế nào?- Đề có định hướng cụ thể: 1, 2, 3, 5, 6, 8.- Đề không có định hướng:4,7.ĐỀ VĂNDạng 2Dạng 1Yêu cầu về cách thứcYêu cầu về nội dungĐề 1, 2, 3, 5, 6, 8Yêu cầu về nội dungĐề 4, 7- Đề có định hướng cụ thể: 1, 2, 3, 5, 6, 8.- Đề không có định hướng cụ thể: 4, 7.CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.1. Đọc các đề bài.2. Nhận xétCác từ như phân tích, cảm nhận, suy nghĩ (hoặc có khi đề không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm ?+ Phân tích : Nghiêng về phương pháp nghị luận.+ Cảm nhận: Nghị luận trên cơ sở ấn tượng, cảm thụ của người viết.+ Suy nghĩ: Nghị luận nhấn mạnh tới nhận định, đánh giá của người viết. Có đề không có định hướng đòi hỏi người viết tự xác định để tập trung vào hướng nào phương diện nào đáng chú ý của đối tượng. => Đều phải nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ .- Đề có định hướng cụ thể: 1, 2, 3, 5, 6, 8.- Đề không có định hướng cụ thể: 4, 7.Em hãy tự ra một đề bài tương tự như các đề trên?CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Cho đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mãPhăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làngRướn thân trắng bao la thâu góp gió...Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗKhắp dân làng tấp nập đón ghe về.“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằmNghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớMàu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.Đề trên yêu cầu ta làm gì?II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.a. Tìm hiểu đề và tìm ý. Cho đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.- Vấn đề nghị luận: biểu hiện của tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương của Tế Hanh.- Phương pháp: phân tích.- Tư liệu: văn bản bài thơ Quê hương của Tế Hanh.Khi tiến hành làm một bài văn thường có mấy bước?CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.Bài thơ được sáng tác vào thời gian, địa điểm nào? Trong tâm trạng như thế nào?II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.a. Tìm hiểu đề và tìm ý. Cho đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.- Bài thơ được sáng tác trước cách mạng tháng 8, khi tác giả đi học xa quê hương.CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.Trong xa cách nhà thơ luôn nhớ về quê hương như thế nào? Hình ảnh làng quê hiện lên trong nỗi nhơ của nhà thơ có đặc điểm và vẻ đẹp gì?II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.a. Tìm hiểu đề và tìm ý. Cho đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. Một nỗi nhớ da diết, sâu sắc.- Nhà thơ luôn nhớ về hình ảnh, màu sắc, mùi vị của quê hương... Những thứ đặc trưng của làng biển, có vẻ đẹp gần gũi, chất phác CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.Bài thơ có hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu có gì đặc sắc?II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.a. Tìm hiểu đề và tìm ý. Cho đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. Nghệ thuật: cách miêu tả, chọn lọc hình ảnh, ngôn từ, cấu trúc, nhịp điệu, tiết tấu... đặc sắc.CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.Từ việc tìm hiểu bài thơ em hãy khái quát thành những luận điểm nào về tình yêu quê hương?II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.Tìm hiểu đề và tìm ý. Cho đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.- Tình yêu quê hương luôn sống mãnh liệt trong hồi ức của tác giả.Vẻ đẹp của quê hương lúc đoàn thuyền ra khơi. Tình cảm quê hương qua hình ảnh đoàn thuyền trở về Tình yêu quê hương sâu đậm ở khổ thơ cuối - Xác định yêu cầu của đề. - Tìm các nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.Bố cục bài văn gồm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần?II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.a. Tìm hiểu đề và tìm ý. Cho đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.b. Lập dàn ý.CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.Bố cục bài văn gồm mấy phần? Nhiệm vụ của mỗi phần?II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.a. Tìm hiểu đề và tìm ý.Cho đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanhb. Lập dàn ý.CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.Bước viết bài cần chú ý những gì?II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.a. Tìm hiểu đề và tìm ý. Cho đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.b. Lập dàn ý. (SGK)c. Viết bàiTriển khai các ý trong dàn bài thành các đoạn văn. Các đoạn, các phần trong bài cần có sự liên kết chặt chẽ.CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.Việc đọc lại bài viết và sửa chữa có ý nghĩa như thế nào?II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.a. Tìm hiểu đề và tìm ý. Cho đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh.b. Lập dàn ý. (SGK)c. Viết bàid. Đọc lại bài viết và sửa chữa CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.Xác định phần mở bài, thân bài, kết bài?II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm.Bài văn: Quê hương trong tình thương nỗi nhớCÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.Phần thân bài người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương?II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm.Bài văn: Quê hương trong tình thương nỗi nhớCÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.Thân bài: Nhận xét về tình yêu quê hương. - Nhà thơ đã viết bài Quê hương bằng cả tình yêu quê hương tha thiết, trong sáng đầy thơ mộng của mình. Cảnh ra khơi đánh cá của trai làng trong buổi sáng đẹp trời... - Tế Hanh như khắc tạc bức tượng đài người dân chài giữa đất trời lồng lộng gió với hình khối màu sắc và hương vị không thể lẫn...Dân chài lưới làn da ngăm... - Nỗi nhớ quê hương đã đọng lại thành kỉ niệm ám ảnh, vẫy gọi Tôi thấy nhớ cái mùi...CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.Ghi nhớ : (sgk – trang 83)* Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các phần:- Mở bài : Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.- Thân bài : lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.- Kết bài : Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.* Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,...của tác phẩm.CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.Những suy nghĩ, ý kiến đó được dẫn dắt khẳng định bằng cách nào? Được liên kết với phần Mở bài, và kết bài ra sao?II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm.- Những suy nghĩ, ý kiến được gắn với sự phân tích, bình giảng cụ thể qua hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu của bài thơ.- Liên kết với phần mở bài, kết bài một cách chặt chẽ tự nhiên.CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.1. Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.VB có sức thuyết phục , sức hấp dẫn không? Vì sao?II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.2. Cách tổ chức, triển khai luận điểm.- Văn bản hấp dẫn, thuyết phục bởi:+ Bố cục mạch lạc rõ ràng.+ VB tập trung trình bày nhận xét, đánh giá về những giá trị đặc sắc nổi bật về nội dung cảm xúc và nghệ thuật của bài thơ, người viết phân tích những đặc sắc vê hình ảnh và ngôn từ...+ Qua VB thấy người viết trình bày cảm nghĩ bằng cả sự rung cảm thiết tha đối với quê hương.CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.Ghi nhớ : (sgk – trang 83)* Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần được bố cục mạch lạc theo các phần:- Mở bài : Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nhận xét, đánh giá của mình. (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí của đoạn thơ ấy trong tác phẩm và khái quát nội dung cảm xúc của nó.- Thân bài : lần lượt trình bày những suy nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.- Kết bài : Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.* Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ cần nêu được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,...của tác phẩm.CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.Nội dung cảm xúc của bốn câu thơ này là gì?II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.III. Luyện tập. Phân tích bốn câu thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải. “Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếcƠi con chim chiền chiệnHót chi mà vang trời”Cảm xúc bâng khuâng hạnh phúc khi mùa xuân tới.CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬNVỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ.I. Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.Bức tranh thiên nhiên mùa xuân được hiện lên như thế nào?II. Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.III. Luyện tập. Phân tích bốn câu thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải. “Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếcƠi con chim chiền chiệnHót chi mà vang trời” dòng sông xanh Bông hoa tím biếc Chim chiền chiện A. Mở bài: 1. Giới thiệu: Đề tài mùa xuân trong thi ca và “Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải. 2. Nêu vấn đề: Bốn câu thơ đầu: Đất trời chuyển sang xuân tươi đẹp, thanh mát qua sự cảm nhận tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm (Chép bốn câu thơ.)B. Thân bài: Suy nghĩ, đánh giá về nội dung, nghệ thuật của khổ thơ. 1. Cảnh mùa xuân:+ Bức tranh thiên nhiên mùa xuân tươi đẹp, thanh mát với màu sắc và âm thanh sống động, trẻ trung.+ Bút pháp chấm phá cổ điển: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc.+ Tiếng chim chiền chiện: sự náo nhiệt trong khung cảnh mùa xuân.2. Cảm xúc của nhà thơ: a. Nghệ thuật: từ ngữ gợi, biểu cảm; bút pháp cổ điển. b: Nội dung: Tâm trạng hạnh phúc, bâng khuâng.C. Kết bài: tổng hợp lại giá trị, ý nghĩa của bốn câu thơ. DÀN ÝHƯỚNG DẪN HỌC BÀIXem lại các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.Hoàn thành bài luyện tập (viết thành bài văn hoàn chỉnh) Đọc, soạn bài “ Mây và sóng”

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_cach_lam_bai_nghi_luan_ve_mot_doan_t.ppt