Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 137+138: Văn bản: Mây và sóng (R.Ta-go)

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 137+138: Văn bản: Mây và sóng (R.Ta-go)

- Bài thơ tự do (như văn xuôi): không theo luật thơ nào, không có vần

- Bài thơ dịch, dòng thơ nối tiếp, câu thơ dài cần ngắt nhịp cho đúng, giọng nhẹ nhàng, tha thiết, rủ rỉ như kể chuyện.

- Mở ra không gian chia sẻ của tình mẫu tử

- Người mẹ không trực tiếp xuất hiện, nhưng là đối tượng của đối thoại và đối tượng để em bé bộc lộ cảm xúc

- Tạo liên kết ngầm với phần thơ sau

pptx 22 trang Thái Hoàn 03/07/2023 2840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 137+138: Văn bản: Mây và sóng (R.Ta-go)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÂY VÀ SÓNG 
 ( R.Ta-go ) 
 Tiết 137, 138: 
I) TÌM HIỂU CHUNG 
- Ra-bin-đra-nát (1861-1941) sinh ở Can-cút-ta Ấn Độ, trong 1 gia đình quý tộc – nhà thơ của tình yêu thương và lòng nhân ái, Mặt trời của thi ca Ấn Độ, một trái tim vĩ đại. 
- Ông để lại gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ với 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, hàng trăm truyện ngắn,... trên 1500 bức họa và số lượng ca khúc lớn. 
- Năm 1913, với tập "Thơ Dâng” ông là nhà văn đầu tiên của châu Á được nhận giải Nô-ben về văn học 
- Phong cách thơ: 
 + Thơ ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc , tinh thần nhân văn cao cả và tính chất trữ tình triết lý nồng đượm. 
 + Thơ ông còn sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, những hình ảnh liên tưởng, so sánh, tương phản và thủ pháp trùng điệp. 
1. Tác giả 
a. Hoàn cảnh sáng tác : 
2. Tác phẩm 
 - Mây và sóng” được sáng tác trong những năm tháng đầy bi kịch của cuộc đời Ta-go ( 1902 : vợ mất; 1904 : con gái thứ 2 qua đời; 1905 : người cha ra đi; 1907 : con trai trưởng dời bỏ ông. Ông tâm sự: cõi đời hôn lên tôi với nỗi đau thương và đòi hỏi tôi đáp lại bằng lời ca tiếng hát) 
 - Bài thơ được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), XB năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non XB năm 1915. 
b. Bố cục: 
P1: Từ đầu -> xanh thẳm : Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ 
P2: Còn lại: Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ 
 " Mây và sóng" là một nhan đề giàu ý nghĩa biểu tượng. Trước hết, mây, sóng đều là những hình ảnh thiên nhiên, tượng trưng cho tiếng gọi của thế giới diệu kì, lung linh, hấp dẫn. Tuy nhiên, em bé đã từ chối tiếng gọi hấp dẫn ấy vì em không thể rời mẹ. Vậy nên, em bé đã nghĩ ra một trò chơi để chơi cùng mẹ. "Mây và sóng" giờ đây không còn là hình ảnh thế giới kì diệu nữa mà là hóa thân của em bé trong trò chơi thú vị với mẹ. Em hóa thân thành mây, sóng để được ôm ấp và vỡ tan vào lòng mẹ. Như vậy, nhan đề bài thơ đã gợi mở chủ đề, tư tưởng của tác phẩm: ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt. 
c. Ý nghĩa nhan đề: 
Bài thơ viết bằng tiếng Ben- gan được in trong tập Si -su (Trẻ thơ) XB năm 1909 
Clouds and waves 
We play from the time we wake till the day ends. We play with the golden dawn, we play with the silver moon. I ask, "But, how am I to get up to you?" They answer, "Come to the edge of the earth, lift up your hands to the sky, and you will be taken up into the clouds." "My mother is waiting for me at home," I say. "How can I leave her and come?" Then they smile and float away. But I know a nicer game than that, mother. I shall be the cloud and you the moon. I shall cover you with both my hands, and our house-top will be the blue sky. The folk who live in the waves call out to me-- "We sing from morning till night; on and on we travel and know not where we pass." I ask, "But, how am I to join you?" They tell me, "Come to the edge of the shore and stand with your eyes tight shut, and you will be carried out upon the waves." I say, "My mother always wants me at home in the evening--how can I leave her and go?" Then they smile, dance and pass by. But I know a better game than that. I will be the waves and you will be a strange shore. I shall roll on and on and on, and break upon your lap with laughter. And no one in the world will know where we both are. 
 Được chính Ta-go dịch sang tiếng Anh, in trong tập “Trăng non” (1915) 
- Mở ra không gian chia sẻ của tình mẫu tử 
- Người mẹ không trực tiếp xuất hiện, nhưng là đối tượng của đối thoại và đối tượng để em bé bộc lộ cảm xúc 
- Tạo liên kết ngầm với phần thơ sau 
Mẹ ơi 
- Bài thơ tự do (như văn xuôi): không theo luật thơ nào, không có vần 
- Bài thơ dịch, dòng thơ nối tiếp, câu thơ dài cần ngắt nhịp cho đúng, giọng nhẹ nhàng, tha thiết, rủ rỉ như kể chuyện. 
 Trình tự tường thuật của mỗi phần đều có: 
+ Lời mời gọi của mây hoặc sóng 
+ Lời từ chối và lí do từ chối của bé. 
+ Trò chơi do em bé sáng tạo ra. 
- Nhưng không trùng lặp ý: 
+ Tính chất hấp dẫn của cảnh vật và trò chơi ở 2 phần là khác nhau 
+ Cung bậc tình cảm ở 2 phần cũng khác nhau 
Giữa hai phần có những điểm giống và khác nhau: 
Thủ pháp trùng điệp, kết cấu tăng tiến góp phần thể hiện 
chủ đề của tác phẩm, tạo nhịp điệu cho bài thơ 
* Sóng: 
1. Thế giới trên mây và trong sóng vẫy gọi : 
 chơi từ khi thức dậy chiều tà. 
*Mây: 
 chơi với bình minh vàng, vầng trăng bạc . 
 ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn. 
 ngao du nơi này nơi nao. 
Lời mời gọi của mây và sóng với em bé như thế nào? 
- Thế giới diệu kì: người trên mây và trong sóng có thể đến với bé và cất lời mời gọi tha thiết. 
- Thế giới đẹp đẽ lung linh sắc màu kì ảo 
II ) PHÂN TÍCH 
Cảm nhận của em về những cảnh tượng mà mây và sóng đã vẽ ra? 
* Sóng: 
 chơi từ khi thức dậy chiều tà. 
*Mây: 
 chơi với bình minh vàng, vầng trăng bạc . 
 ca hát từ sáng sớm đến hoàng hôn. 
 ngao du nơi này nơi nao. 
- Thế giới diệu kì: người trên mây và trong sóng có thể đến với bé và cất lời mời gọi tha thiết. 
- Thế giới đẹp đẽ lung linh sắc màu kì ảo 
Đây là thế giới của niềm vui là sự tự do 
Em có nhận xét gì về trò chơi của mây và sóng? 
- Nghệ thuật: biện pháp nhân hóa, điệp ngữ, điệp cấu trúc, hình ảnh thơ đẹp lung linh 
- Cách đến với mây: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây” 
Cách đến với sóng: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi”. 
Cách đến với thế giới của mây và sóng kì diệu như những phép màu trong truyện cổ tích – đồng thời cũng rất dễ dàng 
 “... làm thế nào...lên đó được ?” 
 “ Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được? 
=> Em bé tò mò, thích thú bị cuốn hút bởi những lời mời gọi và như muốn đến ngay với thế giới của mây và sóng 
Thế giới của những người trên mây và sóng hấp dẫn trẻ thơ vì: 
Phù hợp với tâm lí ham vui, ham chơi 
Tác động đến trí tưởng tượng phong phú 
Đánh thức trí tò mò, ham hiểu biết và muốn đi xa để khám phá cuộc sống 
 => Ta-go yêu mến và am hiểu tâm lí trẻ em 
Ý nghĩa: 
Thiên nhiên luôn có một sức vẫy gọi mãnh liệt với con người, đặc biệt là với tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên, giàu trí tưởng tượng và giàu ước mơ, khát vọng 
Sâu xa hơn, sự hấp dẫn, lí thú của các trò chơi trên mây và trong sóng còn tượng trưng cho những cám d ỗ trong cuộc sống 
2. Sức níu giữ của tình mẫu tử 
Em bé từ chối lời mời gọi của mây và sóng 
LỜI TỪ CHỐI MÂY 
“ Mẹ mình đang đợi ở nhà”- con bảo - “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được ? 	 
LỜI TỪ CHỐI SÓNG 
- Con bảo:“Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?” 
Em nghĩ đến mẹ 
Em hiểu lòng mẹ 
Em bé rất yêu mẹ, không muốn dời xa mẹ 
Lời từ chối hồn nhiên, đáng yêu nhưng cũng rất dứt khoát 
Những người trên mây và trong sóng vui vẻ không níu kéo nữa 
Ý nghĩa nhân văn sâu sắc: sức níu giữ của tình mẫu tử 
b. Em sáng tạo trò chơi cùng mẹ 
Con là sóng, mẹ là bến bờ kì lạ. 
 Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ 
Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào 
Con là mây, mẹ là trăng 
Hai bàn tay con ôm lấy mẹ 
Và mái nhà ta là bầu trời xanh thẳm 
Từ chối lời mời của mây và sóng. Em bé đã nghĩ ra trò chơi nào? 
-> h/a so sánh mang ý nghĩa biểu tượng 
Mây – con: ngây thơ, trong sáng 
Trăng – mẹ: dịu dàng, ấm áp 
=> ngợi ca tình mẫu tử gắn bó, quấn quýt 
Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào khi miêu tả trò chơi của em bé? 
- Điệp ngữ: lăn ; hình ảnh so sánh mang ý nghĩa biểu tượng: 
Sóng – con: hồn nhiên, tinh nghịch 
Bến bờ kì lạ - mẹ: bao la, khoan dung 
=> ngợi ca từ mẫu tử thiêng liêng bất diệt 
 Trò chơi của bé là sự sáng tạo kì diệu của tuổi thơ hồn nhiên bên mẹ, là sự hòa hợp tuyệt vời giữa tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử 
Hình ảnh người mẹ: 
Một người mẹ hiền dịu, bao dung, tâm lí - thấp thoáng trong bài thơ 
“Trong vũ trụ có lắm kì quan nhưng kì quan đẹp nhất là trái tim người mẹ” 
(Bersot ) 
Thơ mộng – diệu kì 
Quyến rũ, cám dỗ 
Thiêng liêng bất diệt 
Níu giữ mãnh liệt 
THIÊN NHIÊN 
CON NGƯỜI - MẸ 
ĐỐI SÁNH 
Ý NGHĨA TRIẾT LÍ CỦA BÀI THƠ: 
Tình mẫu tử thiêng liêng, cao đẹp đã giúp con người vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống 
Hạnh phúc thật giản dị, gần gũi do chính ta tạo ra. 
Tình yêu thương và gia đình là khởi nguồn của mọi khởi nguồn của mọi cảm xúc, ước mơ, sáng tạo. 
Tiết 137, 138: Văn bản MÂY VÀ SÓNG 
 ( R . Ta-go ) 
I. Tìm hiểu chung 
II. Tìm hiểu văn bản 
III. Tổng kết 
Nêu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ? 
1. Nghệ thuật 
 Bố cục bài thơ 2 phần giống nhau những không trùng lặp về ý và lời. 
 Hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng. 
Nêu ý nghĩa của bài thơ? 
2. Ý nghĩa 
 Bài thơ ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử. 
* Ghi nhớ: (SGK/89) 
Ngoài ngợi ca tình mẫu tử, bài thơ này còn gợi cho em thêm những suy ngẫm gì? 
SƠ ĐỒ TƯ DUY 
Hướng dẫn học ở nhà 
1. Nắm được nội dung, nghệ thuật của văn bản 
2. Chuẩn bị bài: “Ôn tập về thơ” 
- Hệ thống hoá kiến thức cơ bản về tác phẩm thơ hiện đại trong chương trình ngữ văn 9 
- Nắm được nội dung, nghệ thuật của các bài thơ 
- Đặc điểm và thành tựu thơ Việt Nam sau 1945. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_137138_may_va_song_r_ta_go.pptx