Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 69+70: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 69+70: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận

Cứ thứ bảy mỗi tuần lớp tôi lại tổ chức một buổi sinh hoạt để tổng kết lại những điểm mạnh điểm yếu trong tuần vừa qua và triển khai công việc trong tuần kế tiếp. Buổi sinh hoạt luôn có sự góp mặt của cô giáo chủ nhiệm. Các bạn trong ban cán sự lớp lần lượt báo cáo về tình hình học tập của lớp trong tuần. Những ưu điểm là các bạn đều đi học đúng giờ trang phục chỉnh tề, khăn quàng đỏ đầy đủ. Trong tuần vừa qua có nhiều bạn được điểm cao. Điều đáng quan tâm là tuần này, bạn Nam bị lên án vì hành ăn trộm. Chuyện là buổi học hôm qua, An bị mất chiếc máy mp3, An nghi ngay cho Nam lấy cắp. An nói rằng Nam ngồi gần và trong giờ ra chơi chỉ có Nam trong lớp nên mới có cơ hội lấy cắp nhưng tôi biết An nghi Nam lấy chỉ vì gia đình Nam rất khó khăn. Đến tiết sinh hoạt lớp, Lan lại còn nói với cô CN lớp tôi. Các bạn trong lớp đều tin rằng điều An nói là có cơ sở. Mọi người bàn tán xôn xao. Nam có giải thích nhưng không ai nghe. Tôi biết chính xác Nam không bao giờ làm điều đó vì 2 lí do: thứ nhất tôi biết chính xác chiếc máy đang ở đâu và quan trọng hơn nữa là tôi hiểu tính Nam. Tôi đứng dậy, rành rọt: "Các bạn không chịu nghe Nam nói, không có bằng chứng thì đừng vội đổ tội cho bạn ấy. Nam là người nhút nhát, khép mình chỉ vì các bạn không chịu mở lòng, luôn coi thường Nam vì gia đình bạn ý nghèo, vì bố mẹ bạn ấy là lao công sao? An nghi Nam lấy cắp mp3 à? Thế bạn không nhớ sáng hôm qua đã cho Hà Anh lớp bên mượn à?" An bàng hoàng nhớ lại, vẻ mặt ngượng ngùng, cúi mặt không nói một lời. Tôi tiếp "Các bạn có biết Nam vẫn thường xuyên giúp đỡ nhưng em bé đường phố học chữ không? Việc nhà, việc học, lại còn việc dạy chữ nữa, ấy thế mà Nam năm nào cũng là học sinh khá. Đó không phải tấm gương hay sao? Chỉ nhìn bề ngoài, hoàn cảnh mà vội đánh giá người khác thì có quá đáng không? Để nhận xét một người, các bạn không nên chỉ nhìn vẻ bề ngoài. Đó chính là điều tôi và các bạn cần học đấy!" Tôi ngồi xống, im lặng. Buổi sinh hoạt trôi qua nặng nề nhưng tôi biết, cả lớp đều đang suy ngẫm.

ppt 10 trang Thái Hoàn 03/07/2023 1930
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 69+70: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUỆN TẬP  VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ CÓ SỬ DỤNG YẾU TỐ NGHỊ LUẬN 
Tiết 69,70: 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
Nghị luận trong văn tự sự là gì? 
 Nghị luận trong văn tự sự thực chất là các cuộc đối thoại (đối thoại với người khác hoặc với chính mình). Trong đó người nói (viết) nêu lên các nhận xét, phán đoán, các lí lẽ nhằm thuyết phục người đọc (người nghe), có khi thuyết phục chính mình về một vấn đề, một quan điểm, tư tưởng nào đó. 
1. Thực hành tìm hiểu yếu tố nghị luận trong đoạn văn tự sự: 
I. Tìm hiểu chung 
* Ví dụ : Văn bản: Lỗi lầm và sự biết ơn 
 Hai người bạn cùng đi qua sa mạc. Trong chuyến đi, giữa hai người có xảy ra 
một cuộc tranh luận, và một người nổi nóng không kiềm chế được mình đã nặng 
lời miệt thị người kia. Cảm thấy bị xúc phạm, anh không nói gì, chỉ viết lên cát: 
“Hôm nay người bạn tốt nhất của tôi đã làm khác đi những gì tôi nghĩ.” 
 Họ đi tiếp, tìm thấy một ốc đảo và quyết định đi bơi. Người bị miệt thị lúc nãy 
bây giờ bị đuối sức và chìm dần xuống. Người bạn kia đã tìm cách cứu anh. Khi 
đã lên bờ, anh lấy miếng kim loại khắc lên đá: “Hôm nay người bạn tốt nhất của 
 tôi đã cứu sống tôi”. 
 Người kia hỏi: “Tại sao tôi xúc phạm anh, anh viết lên cát, còn bây giờ anh lại 
khắc lên đá”. 
 Người kia trả lời: “Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, 
nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá và 
trong lòng người”. 
 Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc 
 ghi những ân nghĩa lên đá. 
*Nhận xét: 
+ Phương thức biểu đạt : Phương thức tự sự. 
+ Nội dung : Kể về hai người bạn cùng đi trên sa mạc. 
=> Ý nghĩa của câu chuyện : Nhắc nhở con người cách ứng xử trong cuộc sống. Bài học về sự bao dung, lòng nhân ái, biết tha thứ và ghi nhớ ân nghĩa, ân tình. 
 Thảo luận: 
?Yếu tố nghị luận được thể hiện rõ ở những câu văn nào? Hãy nêu vai trò của nó trong việc làm nổi bật nội dung đoạn văn? 
 + Yếu tố nghị luận chủ yếu được thể hiện trong câu trả lời của người bạn được cứu và câu kết của văn bản: 
- Những điều viết lên cát sẽ mau chóng xoá nhoà theo thời gian, nhưng không ai có thể xoá được những điều tốt đẹp đã được ghi tạc trên đá, trong lòng người. 
- Vậy mỗi chúng ta hãy học cách viết những nỗi đau buồn, thù hận lên cát và khắc ghi những ân nghĩa lên đá. 
- Yếu tố nghị luận làm cho câu chuyện thêm sâu sắc, giàu tính triết lí và có ý nghĩa giáo dục cao. 
2. Thực hành viết đoạn văn có sử dụng yếu tố nghị luận 
BT1 : Viết đoạn văn kể lại buổi sinh hoạt lớp. Trong buổi sinh hoạt đó, em đã phát biểu ý kiến để CM: Nam là một người bạn tốt. 
Gợi ý: 
1. Mở đoạn: G T buổi sinh hoạt lớp đó: Đó là vào khi nào? Không khí lúc đó ra sao? 
2. Thân đoạn: 
 - Cô đã cho các bạn ý kiến những gì? 
 - Đã có nhiều ý kiến hay và đáng tiếp thu như thế nào? 
 - Khi nhận xét về Nam ý kiến của các bạn ra sao? 
 - Những lí lẽ, dẫn chứng của mình chứng tỏ Nam là người bạn tốt ntn? 
3. Kết đoạn: 
 - Bạn Nam là một người bạn tốt, rất đáng khen và xứng đáng mọi người tin yêu . 
 - Bạn Nam đỏ mặt nhỏ giọng cảm ơn em. 
 - Các bạn vỗ tay hoan hô và cô giáo khen ngợi Nam. 
 Cứ thứ bảy mỗi tuần lớp tôi lại tổ chức một buổi sinh hoạt để tổng kết lại những điểm mạnh điểm yếu trong tuần vừa qua và triển khai công việc trong tuần kế tiếp. Buổi sinh hoạt luôn có sự góp mặt của cô giáo chủ nhiệm. Các bạn trong ban cán sự lớp lần lượt báo cáo về tình hình học tập của lớp trong tuần. Những ưu điểm là các bạn đều đi học đúng giờ trang phục chỉnh tề, khăn quàng đỏ đầy đủ. Trong tuần vừa qua có nhiều bạn được điểm cao. Điều đáng quan tâm là t uần này, bạn Nam bị lên án vì hành ăn trộm. Chuyện là buổi học hôm qua , An bị mất chiếc máy mp3, An nghi ngay cho Nam lấy cắp. An nói rằng Nam ngồi gần và trong giờ ra chơi chỉ có Nam trong lớp nên mới có cơ hội lấy cắp nhưng tôi biết An nghi Nam lấy chỉ vì gia đình Nam rất khó khăn. Đến tiết s inh hoạt lớp, Lan lại còn nói với cô CN lớp tôi. Các bạn trong lớp đều tin rằng điều An nói là có cơ sở. Mọi người bàn tán xôn xao. Nam có giải thích nhưng không ai nghe. Tôi biết chính xác Nam không bao giờ làm điều đó vì 2 lí do: thứ nhất tôi biết chính xác chiếc máy đang ở đâu và quan trọng hơn nữa là tôi hiểu tính Nam. Tôi đứng dậy, rành rọt : "Các bạn không chịu nghe Nam nói, không có bằng chứng thì đừng vội đổ tội cho bạn ấy . Nam là người nhút nhát, khép mình chỉ vì các bạn không chịu mở lòng, luôn coi thường Nam vì gia đình bạn ý nghèo, vì bố mẹ bạn ấy là lao công sao? An nghi Nam lấy cắp mp3 à? Thế bạn không nhớ sáng hôm qua đã cho Hà Anh lớp bên mượn à?" An bàng hoàng nhớ lại, vẻ mặt ngượng ngùng, cúi mặt không nói một lời. Tôi tiếp "Các bạn có biết Nam vẫn thường xuyên giúp đỡ nhưng em bé đường phố học chữ không? Việc nhà, việc học, lại còn việc dạy chữ nữa, ấy thế mà Nam năm nào cũng là học sinh khá. Đó không phải tấm gương hay sao? Chỉ nhìn bề ngoài, hoàn cảnh mà vội đánh giá người khác thì có quá đáng không? Để nhận xét một người, các bạn không nên chỉ nhìn vẻ bề ngoài. Đó chính là điều tôi và các bạn cần học đấy!" Tôi ngồi xống, im lặng. Buổi sinh hoạt trôi qua nặng nề nhưng tôi biết, cả lớp đều đang suy ngẫm . 
VB tham khảo: Bà nội 
“.... Dân làng bảo bà hiền như đất. Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng. Nếu ai lành chanh lành chói,bà rủ rỉ khuyên. Bà nói nhiều bằng ca dao tục ngữ. Những chị mồm năm miệng mười, sau khi bà khuyên chỉ còn mồm một, mồm hai. 
 Người ta bảo: “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”. Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được... 
 Bà tôi có học hành gì đâu, một chữ cắn đôi không biết. Bà lặng lẽ, cứ tưởng bà không bíêt gì. Bà thuộc như cháo hàng trăm, hàng nghìn câu ca. Bà nói những câu sao mà đúng thế. Bà bảo u tôi: 
Dạy con từ thuở còn thơ 
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về. 
Người ta như cây. Uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy”. 
=>Tác giả lồng ghép các y/tố ng/luận như sau : 
 Từ một lời dạy : “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”, tác giả bàn về tấm gương và hiệu quả g/dục của bà trong gia đình: “Bà như thế thì chúng tôi hư làm sao được”... 
 Từ cuộc đời và lời răn dạy của bà, tác giả bàn về một nguyên tắc g/dục: “Người ta như cây. Uốn cây phải uốn từ non. Nếu để lớn lên mới uốn, nó gãy” 
->Đây là y/tố ng/luận k/quát hoá. 
Các y/tố ng/luận trong đoạn văn trên là những “suy ngẫm” của t/giả về ng/tắc giáo dục và đức hi sinh của người làm công tác g/dục. 
(Theo Duy Khán, Tuổi thơ im lặng) 
BT2: Viết đoạn văn kể về những việc làm hoặc những lời dạy bảo giản dị mà sâu sắc của người bà kính yêu đã làm cho em cảm động (có sử dụng yếu tố nghị luận) 
Gợi ý: 
- Người đó đã để lại một việc làm, lời nói hay một suy nghĩ như thế nào? Diễn ra trong hoàn cảnh nào? 
- Nội dung cụ thể là gì? Nội dung đó giản dị mà sâu sắc cảm động như thế nào? 
- Những suy nghĩ về bài học rút ra từ câu chuyện trên. 
- Xác định người em kể là ai? 
 ĐV1 : Người bà giản dị của tôi nhưng lại có một đức tính cao cả. Từ nhỏ tôi đã sống với bà vì ba mẹ phải đi làm ăn xa để lại quê nhà quạnh hiu cùng hai bà cháu. Ở với bà tôi được dạy và học bao nhiêu điều bổ ích. Bà thường bảo "Uống nước phải biết nhớ nguồn", "Chim có tổ, người có tông và ta không nên quên đi nguồn cội của mình, nơi mà ta đã cất tiếng khóc chào đời, nơi chôn nhau cắt rúng,.." Tất cả những điều ấy làm tôi không thể nào quên và nó đã theo tôi trong suốt cuộc đời. 
 ĐV2: C ũng như bao đứa trẻ khác trên đời, tôi may mắn có được tình yêu thương của bà ngoại. Bà tôi là một người phụ nữ hiền hậu, chịu thương , chịu khó. Cả cuộc đời bà đã vất vả để chăm lo cho con cháu, đến tận bây giờ bà mới được an vui, không vướng muộn phiền. Những thời gian rảnh dỗi, bà thường kể tôi nghe về những câu chuyện cuộc đời bà ngày xưa, kể ;lại những năm tháng gian truân, vất vả nhưng ý nghĩa của mình. Tôi nghe bà nói rằng, hồi đó nhà bà tối rất nghèo, ông bà phải cùng nhau làm lụng vất vả nuôi con cái ăn học. Quãng thời gian ấy vô cùng khó khăn, nhưng chưa bao giờ bà có ý định bắt con mình thôi học. Bà tôi nói rằng :" Có học thì mới nên người, mới thoát khỏi được cuộc sống cơ cực đồng ruộng để hi vọng một tương lai tốt lành ". Và như thế, bà chưa bao giờ để các con mình nhụt chí trước nghịch cảnh. Chính bà đã dạy cho họ ý chí vượt khó để vươn lên. Và giờ đây, câu chuyện ấy được bà kể lại với tôi với mục đích giáo dục cháu mình luôn luôn phải biết vươn lên trong cuộc sống. " Nghịch cảnh sẽ cản bước và làm gục ngã con người nhưng nghịch cảnh không thể đẩy con người xuống bùn nhơ nếu như họ khôn muốn". Đó chính là bài học sâu sắc nhất từ bà mà có lẽ không bao giờ tôi có thể quên. 
IV. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ 
Bài cũ) - Học, nắm được bài, học thuộc phần Ghi nhớ . 
 - Tiếp tục luyện viết các đoạn, bài văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận 
Bài mới) - Chuẩn bị – Tiết 71,72,73: Lặng lẽ Sa Pa 
 - Nắm thông tin tác giả; 
 - Đọc, tóm tắt VB; 
 - Trả lời hệ thống câu hỏi phần Đọc – hiểu VB; 
 - Luyện đề TLV liên quan đến VB. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_6970_luyen_tap_viet_doan_van_tu.ppt