Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 79+80: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 79+80: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

 1. Đọc đoạn trích sau:

Có người hỏi :

 - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? . . .

 - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

 Ông Hai trả tiền nước, đứng đậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

 - Hà, nắng gớm, về nào . . .

 Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

 - Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát.

Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

 Về đến nhà ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau.

 Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu . . . Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

 - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

 

ppt 16 trang Thái Hoàn 03/07/2023 890
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 79+80: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 79, 80: 
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ 
VĂN BẢN TỰ SỰ 
NHÂN VẬT 
LAI LỊCH 
NGOẠI HÌNH 
HÀNH ĐỘNG 
NGÔN NGỮ 
SỰ VIỆC 
Đối 
thoại 
Độc 
thoại 
Độc 
thoại 
nội 
tâm 
 1. Đọc đoạn trích sau: 
 Có người hỏi : 
 - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? . . . 
 - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! 
 Ông Hai trả tiền nước, đứng đậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: 
 - Hà, nắng gớm, về nào . . . 
 Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú: 
 - Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát. 
Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. 
 Về đến nhà ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. 
 Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi ư ? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu . . . Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên: 
 - Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. 
I/ Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự: 
(Kim Lân, Làng ) 
2. Nhận xét : 
=> Lời của những người tản cư nói với nhau. Tham gia câu chuyện có ít nhất 2 người. 
* Dấu hiệu : - Có 2 lượt lời qua lại 
 + Lượt 1 : Câu văn thứ 2 ( lời trao) 
 + Lượt 2: Câu văn thứ 3 (lời đáp) 
 - Có 2 gạch đầu dòng ở 2 lượt lời . 
 - ND nói của mỗi người đều hướng về người tiếp chuyện (Chuyện về làng Chợ Dầu theo giặc) 
 Có người hỏi (1) 
 - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà ?... (2) 
 - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! (3) 
 Tạo cho câu chuyện giống như cuộc sống thực, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng Việt gian. 
 Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại? 
a) Ba câu đầu : 
 Đối thoại 
 Ô ng Hai nói với ai? Đây có phải là một lời đối thoại không? Vì sao? 
 -> Không phải là lời đối thoại vì không hướng tới một người tiếp chuyện cụ thể nào cả. Sau câu nói của ông lão chẳng có ai đáp lại. 
 Câu 1: Ông Hai nói với chính mình. 
 Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? 
b) Các câu văn: 
- Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này. (2) 
- Hà, nắng gớm, về nào (1) 
 Câu 2: Ông Hai nói với một ai đó trong tưởng tượng 
Đặc điểm: 
- Nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng 
- Có gạch đầu dòng trước lời nói. 
- Nói thành lời. 
Tác dụng: Khắc họa sâu sắc tâm trạng đau đớn, tủi hổ; lòng căm giận sâu sắc của ông Hai đối với những kẻ đang tâm theo giặc; thể hiện tính bộc trực... 
 Độc thoại 
c) Những câu như: 
 Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? 
 Chúng nó cũng bị người ta hắt hủi rẻ rúng đấy ư?Khốn nạn bằng ấy tuổi đầu... 
? Là những câu ai nói với ai? Thể hiện điều gì? 
 Ông Hai tự hỏi chính mình, diễn ra trong suy nghĩ và tình cảm của ông. Thể hiện tâm trạng xót xa khi ông nghĩ về những đứa con nhỏ bé, vô tội của mình sẽ bị mọi người xa lánh, hắt hủi 
? Nhận xét gì về hình thức của các câu hỏi này, có gì khác so với lời đối thoại và độc thoại trước đó? 
Đặc điểm: - Không có gạch đầu dòng, 
 - K hông phát ra thành tiếng, chỉ âm thầm diễn ra trong suy nghĩ tình cảm của ông Hai. 
 Độc thoại nội tâm 
3. Kết luận : 
a. Đối thoại: Là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều người . Trong VB tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng). Hướng đến một ND 
b. Độc thoại: 
 Lời của 1 người nào đó nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng, nói thành lời , phía trước câu nói có gạch đầu dòng . 
 Điều kiện để đối thoại diễn ra: 
+ Phải có hoàn cảnh giao tiếp; 
+ Phải có sự hiện diện của người tham gia giao tiếp (2 người trở lên); 
+ Giữa những người đối thoại phải có nhu cầu trao đổi thông tin. 
Điều kiện để độc thoại xảy ra: 
 + Phải có hoàn cảnh giao tiếp để nhân vật có nhu cầu bộc lộ nội tâm. 
 + Không cần có sự hiện diện của người tham gia giao tiếp với NV hoặc nếu có người tham gia giao tiếp thì lời độc thoại đó không hướng vào ai. 
c. Độc thoại nội tâm: 
 Lời của 1 người nào đó nói với chính mình hoặc là nói với một ai đó trong tưởng tượng song không nói thành lời , không có gạch đầu dòng . 
THẢO LUẬN: 
So sánh đối thoại và độc thoại? 
Giống: - Đều là lời nói của nhân vật (nói thành lời). 
 - Đều có dấu gạch đầu dòng . 
Khác: 
 Đối thoại 
 Độc thoại 
- Là hình thức đối đáp trò chuyện giữa 2 hoặc nhiều người. 
- Lời nói với chính mình hoặc với ai đó trong tưởng tượng. 
- Nhu cầu trao đổi thông tin 
- Nhu cầu bộc lộ nội tâm 
 Vậy trong đoạn trích trên, ngôn ngữ nhân vật có những hình thức diễn đạt nào? Tác dụng? 
 * Các hình thức diễn đạt: Đối thoại; 
 Độc thoại; 
 Độc thoại nội tâm. 
 - Làm cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật. 
 - Thể hiện nhân vật, đi sâu vào nội tâm, góp phần giúp chúng ta hiểu rõ tính cách nhân vật. 
 - Câu chuyện sinh động, hấp dẫn. 
 * Tác dụng: 
=> là những hình thức quan trọng thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. 
Đối thoại 
Độc thoại 
Độc thoại nội tâm 
- Là cuộc trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. 
- Nói với chính mình hoặc ai đó trong tưởng tượng, thành lời. 
- Nói với chính mình hoặc ai đó trong tưởng tượng, không thành lời. 
- Có gạch đầu dòng giữa lời trao và lười đáp. 
- Có gạch đầu dòng. 
- Không có gạch đầu dòng. 
Bảng tổng hợp 
 Tìm trong những văn bản tự sự được học, những đoạn văn độc thoại, độc thoại nội tâm? 
GHI NHỚ 
 Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn bản tự sự. 
 Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn bản tự sư, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt lời là một lần gạch đầu dòng). 
 Độc thoại là lời của một ngwoif nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu nói không có gạch đầu dòng; còn khi không thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trường hợp sau gọi là độc thoại nội tâm . 
LƯU Ý 
 Khi sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm phải phù hợp với tình huống truyện, hoàn cảnh và tính cách nhân vật . 
Khi cần diễn tả những tâm sự chân thực của nhân vật có thể dùng ngôn ngữ độc thoại. 
Song để thể hiện những trăn trở, day dứt, những trạng thái phức tạp, tinh tế nhất của đời sống tâm hồn nhân vật thì phải cần đến hình thức độc thoại nội tâm. 
- Lời bà Hai 
- Lời ông Hai 
- Này, thầy nó ạ. 
- Thầy nó ngủ rồi à? 
- Tôi thấy người ta đồn... 
- Gì?... 
- Biết rồi ! 
Tác dụng : Cuộc đối thoại này diễn ra không bình thường: ba lượt lời trao nhưng chỉ 2 lượt lời đáp. 
 - Thái độ bà Hai còn rụt rè khi muốn chia sẻ cùng chồng. 
 - Ông Hai: từ chỗ không muốn trả lời, đến gắt gỏng vô cớ -> tâm trạng buồn chán, bực bội, đau khổ yêu làng tha thiết. 
Bài tập 1: tr178 
II/ Luyện tập : 
 Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn, trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. 
Bài tập số 2/178 
HỆ THỐNG BÀI HỌC 
1. Bài vừa học: 
Nắm vững khái niệm đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. 
 Hoàn thành bài tập 2 vào vở tập. 
 Biết đưa các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong quá trình tạo lập văn bản tự sự phù hợp. 
2. Bài mới: Ôn tập Tiếng Việt 
Hướng dẫn tự học: 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_7980_doi_thoai_doc_thoai_va_doc.ppt