Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 109: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 109: Liên kết câu và liên kết đoạn văn

I. Khái niệm liên kết

 1. Ví dụ (sgk/42)

 GV gt: Liên kết là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu và giữa đoạn văn với đoạn văn về ND và HT

 Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3).

(Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ)

ppt 14 trang Thái Hoàn 01/07/2023 3250
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 9 - Tiết 109: Liên kết câu và liên kết đoạn văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu 1: Em hãy kể tên những thành phần biệt lập đã học? 
Câu 2: Nhắc lại khái niệm thành phần gọi - đáp và thành phần phụ chú? 
 Lấy ví dụ có SD TP biệt lập và xác định tên TP biệt lập đó? 
KIỂM TRA BÀI CŨ 
Tiết 109: 
LIÊN KẾT CÂU 
 VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN 
 Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3). 	 
 (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ ) 
a. ĐV bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại. 
Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? 
I. Khái niệm liên kết 
 1. Ví dụ (sgk/42) 
 GV gt: Liên kết là sự nối kết ý nghĩa giữa câu với câu và giữa đoạn văn với đoạn văn về ND và HT 
Chủ đề ấy có q/hệ ntn với chủ 
đề chung của VB? 
- ĐV có quan hệ mật thiết với chủ đề của toàn văn bản: Tiếng nói của văn nghệ . 
ND chính của từng câu trong ĐV trên? 
b. Nội dung của từng câu trong đoạn: 
+ C1 : Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại. 
+ C2 : Khi phản ánh thực tại những người nghệ sĩ muốn nói một điều gì mới mẻ. 
+ C3 : Điều mới mẻ ấy là lời nhắn gửi của ng/sĩ. 
-> Các nội dung trên đều hướng vào chủ đề của đoạn văn . 
LIÊN KẾT CHỦ ĐỀ 
Tiếng nói của văn nghệ 
Cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại. 
Câu 1 : Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại. 
Câu 2 : Khi phản ánh thực tại người nghệ sĩ muốn nói một điều gì mới mẻ. 
Câu 3 : Điều mới mẻ ấy là lời nhắn gửi của người nghệ sĩ. 
Thế nào là liên kết chủ đề? 
- Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn -> liên kết chủ đề 
ND từng câu 
Chủ đề đoạn văn 
 Chủ đề văn bản 
Các ĐV phải phục vụ chủ đề chung của VB, các câu văn phải phục vụ chủ đề chung của đoạn văn 
(LIÊN KẾT CHỦ ĐỀ) 
Các đoạn văn, câu văn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí 
 (LIÊN KẾT LÔ-GÍC) 
LIÊN KẾT NỘI DUNG 
Các câu được sắp xếp theo một trình tự hợp lí. 
C1: Tác phẩm nghệ thuật làm gì? (Phản ánh thực tại) 
C2: Phản ánh thực tại như thế nào? (Tái hiện và sáng tạo) 
C3: Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì? (Nhắn gửi một điều gì đó) 
LIÊN KẾT LÔ- GÍC 
Thế nào là liên kết lô-gic? 
- Các ĐV, câu văn phải được sắp xếp theo trình tự hợp lí -> liên kết lô-gíc. 
 Liên kết nội dung 
 Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1). Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3). 
	 (Nguyễn Đình Thi, Tiếng nói của văn nghệ) 
Mối liên hệ chặt chẽ về ND giữa các câu trong ĐV được thể hiện bằng những biện pháp nào? 
+ Từ Nhưng ở C2 biểu thị quan hệ bổ sung cho C1. 
PHÉP NỐI 
+ Cụm từ cái đã có rồi ở C2 đồng nghĩa với cụm từ những vật liệu mượn ở thực tại ở C1. 
PHÉP ĐỒNG NGHĨA 
+ Lặp lại từ tác phẩm 
PHÉP LẶP 
+ Những từ tác phẩm, nghệ sĩ cùng trường từ vựng. 
PHÉP LIÊN TƯỞNG 
+ Từ Anh ở C3 thay thế cho từ nghệ sĩ ở C2 
PHÉP THẾ 
c. Các biện pháp: 
 Liên kết hình thức 
Thế nào là liên kết về hình thức? 
LIÊN KẾT HÌNH THỨC 
Các đoạn văn, câu văn phải được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính như phép lặp từ ngữ, phép nối, phép thế, phép đồng nghĩa, phép trái nghĩa, phép liên tưởng 
2. Ghi nhớ (SGK/43) 
Lưu ý: 
 Một đoạn văn hay một văn bản chỉ hoàn chỉnh khi có sự liên kết chặt chẽ trên cả hai phương diện: nội dung và hình thức. Liên kết hình thức dứt khoát phải là sự liên kết để thể hiện một nội dung nào đó, còn sự liên kết về nội dung dứt khoát phải được biểu hiện qua một hình thức nhất định. Đó là mối quan hệ biện chứng: có cái này thì phải có cái kia. 
Cho biết các phép liên kết trong ví dụ? Đây là liên kết câu hay liên kết đoạn? 
 Môi trường bao gồm tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe, đời sống của con người (1) . Môi trường cung cấp cho ta không gian để sống, cung cấp nguồn tài nguyên để sản xuất và là nơi chứa đựng chất thải (2) . 
 Đối xử tốt, sống thân thiện với nó, ta sẽ tận hưởng được những giây phút thư giãn, thoải mái trong bầu không khí trong lành, hưởng những cảnh đẹp từ thiên nhiên. (3) 
- Phép lặp: “ môi trường ” (C2) lặp “ môi trường ” (C1) 
=> Liên kết câu 
=> Liên kết đoạn 
Bài tập nhanh : 
- Phép thế: “ nó ” (C3) thế cho “ môi trường ” (C1, 2) 
 a. Hoài Văn cúi đầu thưa: - Cháu biết là mang tội lớn. Nhưng cháu trộm nghĩ rằng khi nước biến thì đến đứa trẻ cũng phải lo, huống hồ cháu đã lớn [ ] b. Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre! Anh hùng chiến đấu. Tre! Anh hùng chiến đấu.  c. Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. 
 Cho biết các phép liên kết trong các ví dụ sau ? 
 phép nối: “nhưng” (nối C3 với C 2) 
 phép lặp: “tre”, “giữ”, “anh hùng ” 
 phép t hế: “chúng nó”, “chúng” (C2) thế cho “ lũ trẻ” (C 1) 
 Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn sau: 
 “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới ( 1 ). Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu ( 2 ). Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu ( 3 ). Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề ( 4 ). Không nhanh chóng lấp đầy những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng ( 5 )”. 
- Trình tự của các câu sắp xếp hợp lí, cụ thể: 
- Chủ đề của đoạn văn : Khẳng định điểm mạnh và điểm yếu của người Việt Nam. 
* VỀ NỘI DUNG : 
(Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ) 
- Nội dung các câu đều tập trung phân tích những điểm mạnh, điểm yếu đó. 
+ Câu 5: Khẳng định nhiệm vụ cấp bách là phải khắc phục những điểm yếu ấy. 
+ Câu 4: Phân tích những biểu hiện cụ thể của cái yếu kém, bất cập. 
+ Câu 3: Nêu ra những điểm yếu. 
+ Câu 2: Khẳng định tính ưu việt của những điểm mạnh đó trong sự phát triển chung. 
+ Câu 1: Khẳng định những điểm mạnh của người Việt Nam. 
II. Luyện tập 
Phân tích sự liên kết về nội dung, về hình thức giữa các câu trong đoạn văn sau: 
Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới ( 1 ). Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu ( 2 ). Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu ( 3 ). Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học chay, học vẹt nặng nề ( 4 ). Không nhanh chóng lấp đầy những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng ( 5 ). 
	 (Vũ Khoan, Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới ) 
 * LIÊN KẾT HÌNH THỨC: 
Câu (4) - (3) ấy => phép thế 
 Câu (2) - (1) bản chất trời phú ấy => phép đồng nghĩa 
 Câu (3) - (2) nhưng => phép nối 
Câu (5) - (4) những lỗ hổng => phép lặp từ ngữ 
Câu (5) - (1) thông minh => phép lặp từ ngữ 
II. Luyện tập 
 HƯỚNG DẪN HỌC BÀI Ở NHÀ  - Học thuộc Ghi nhớ , hoàn thành bài tập - Viết 2 đoạn văn có phép liên kết (chỉ rõ)- Chuẩn bị tiết Luyện tập liên kết câu và liên kết đoạn văn 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_9_tiet_109_lien_ket_cau_va_lien_ket_doan_v.ppt