Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 82+83: Tổng kết phần tập làm văn

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 82+83: Tổng kết phần tập làm văn

Đọc đoạn văn sau :

 Mỗi ngày đến trường, em đều thấy cây phượng khoe những cành lá rung rinh như chào đón em. Thân cây xù xì, chỉ cần một vòng tay ôm là đủ. Những chiếc rễ lớn nổi gồ trên mặt đất làm nứt nẻ cả nền xi măng quanh gốc Lá phượng là một loại lá kép, gồm nhiều lá nhỏ, mỏng, màu xanh sẫm, lá mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi con chim phượng. Xuân qua, hè tới cây phượng trổ bông : Hoa phượng nở thành chùm lớn, có năm cánh đỏ rực cả một góc sân

 

ppt 13 trang Thái Hoàn 03/07/2023 1310
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 82+83: Tổng kết phần tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỔNG KẾT PHẦN TẬP LÀM VĂN 
Tiết 82,83: 
* CÂU HỎI ÔN TẬP 
Câu 1 : Nội dung trọng tâm cần chú ý trong phần Tập làm văn 9 (tập một) 
Câu 1: Phần Tập làm văn trong Ngữ văn 9, tập một có những nội dung lớn nào ? Những nội dung nào là trọng tâm cần chú ý ? 
Văn bản thuyết minh : 
- TM kết hợp với yếu tố miêu tả và tự sự 
- TM kết hợp các biện pháp nghệ thuật 
2. Văn bản tự sự : 
- Tự sự kết hợp với biểu cảm và miêu tả nội tâm, tự sự với nghị luận. 
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự 
- Người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự . 
Đọc đoạn văn sau : 
 Mỗi ngày đến trường, em đều thấy cây phượng khoe những cành lá rung rinh như chào đón em. Thân cây xù xì, chỉ cần một vòng tay ôm là đủ. Những chiếc rễ lớn nổi gồ trên mặt đất làm nứt nẻ cả nền xi măng quanh gốc Lá phượng là một loại lá kép, gồm nhiều lá nhỏ, mỏng, màu xanh sẫm, lá mọc song song hai bên cuống trông xa như đuôi con chim phượng. Xuân qua, hè tới cây phượng trổ bông : Hoa phượng nở thành chùm lớn, có năm cánh đỏ rực cả một góc sân 
Hãy quan sát hình ảnh sau đây : 
Hãy tìm các yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật trong đoạn trích trên ? 
Câu 2 : Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. 
Câu 2 : Vai trò, vị trí, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh như thế nào ? 
Thuyết minh kết hợp với các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả sẽ làm bài văn thêm sinh động và hấp dẫn. 
Sử dụng các BPNT trong văn TM. 
Như kể chuyện, tự thuật, đối thoại theo lối ẩn dụ, nhân hóa hoặc các hình thức vè, diễn ca... 
Sử dụng hợp lý (chỉ có tính chất hỗ trợ cho việc thuyết minh) 
Tác dụng: gây hứng thú cho người đọc. 
Yếu tố miêu tả trong văn TM. 
Là tái hiện lại hình ảnh, dáng vẻ, màu sắc, đường nét, trạng thái bên ngoài của đối tượng thuyết minh. 
Miêu tả chỉ được coi là phương tiện, là 1 yếu tố trong văn thuyết minh. 
Tác dụng: Làm nổi bật đặc điểm của đối tượng thuyết minh. 
Văn bản thuyết minh sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn, các đặc điểm của đối tượng thuyết minh sẽ gây được ấn tượng với người đọc. 
* Khác : 
Văn bản/ So sánh 
Thuyết minh 
Miêu tả 
Tự sự 
Mục đích 
Cung cấp tri thức khách quan về đối tượng. 
Tái hiện cụ thể như thật cảnh vật, con người. 
Kể chuyện, kể việc, làm sống lại câu chuyện hoặc sự việc. 
Đặc điểm 
Ngôn ngữ chính xác. 
Ngôn ngữ giàu hình ảnh 
Ngôn ngữ phong phú sinh động. 
Phương pháp 
 Quan sát, tìm hiểu đối tượng. 
 So sánh, phân tích 
Quan sát, liên tưởng. Từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
XD cốt truyện, nhân vật, tình huống. Có thể có hư cấu. 
Câu 3 : Văn bản thuyết minh có yếu tố miêu tả, tự sự giống và khác với văn bản miêu tả, tự sự ở điểm nào ? 
* Giống : 
- Cần có sự quan sát, liên tưởng, tưởng tượng các sự vật, sự việc. 
SO SÁNH 
THUYẾT MINH CÓ YẾU TỐ MIÊU TẢ, TỰ SỰ 
MIÊU TẢ 
TỰ SỰ 
Giống nhau 
Khác nhau 
 Miêu tả, tự sự chỉ là yếu tố phụ trợ. 
- Là phương thức biểu đạt nhằm trình bày diễn biến sự việc. 
 Là phương thức biểu đạt nhằm tái hiện trạng thái, sự vật, con người. 
 Chỉ chấp nhận những yếu tố miêu tả chủ quan. 
- Chỉ chấp nhận những yếu tố miêu tả khách quan. 
- Các sự việc phải ngắn gọn, chỉ mang tính gợi. 
- Các sự việc phải được trình bày cụ thể chi tiết. 
Cả ba kiểu văn bản đều sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự 
( ) “Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc ( ) Vào những ngày khô hạn nóng nực, cả nhà chúng tôi đung đưa tạo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng, chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa. Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sống được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời: "Ở đâu tre cũng xanh tươi / Cho dù đất sởi đá vôi bạc màu"... Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc ” 
(Tài liệu sưu tầm) 
Nghệ thuật nhân hóa (cây tre tự thuật) 
( ) “Họ nhà tre chúng tôi rất đông đúc( ) Vào những ngày khô hạn nóng nực, cả nhà chúng tôi đung đưa tạo gió, dang những cành tre che mát cho đàn con thân yêu. Đến thời kì mưa gió bão bùng, chúng tôi kết thành lũy dày kiên cố ra sức chống gió cản mưa. Chính nhờ đặc điểm này mà chúng tôi sống được ở nhiều vùng khí hậu khác nhau, ở những nơi gần nước hay những nơi xa nước. Vì thế mà câu thơ này ra đời: 
"Ở đâu tre cũng xanh tươi 
 Cho dù đất sỏi đá vôi bạc màu"... 
Trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, chúng tôi đã giúp ông Gióng diệt lũ giặc Ân bạo tàn, đem lại hạnh phúc cho muôn dân. Rồi trong cuộc chiến chống quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chính chúng tôi đã dìm chết bao tàu chiến của địch khiến cho chúng khiếp sợ phải thua cuộc 
Yếu tố miêu tả 
Yếu tố tự sự 
	Có một nhà thơ từng được ví như “Con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại, cây Săng lẻ của rừng già, viên ngọc quý của thơ ca”, nhà thơ đó chính là tác giả Phạm Tiến Duật. Phạm Tiến Duật (1941- 2007), quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1964, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước.Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. 
 Các tác phẩm chính: Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970); Thơ một chặng đường (thơ, 1971); Ở hai đầu núi (thơ, 1981); Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983); Nhóm lửa (thơ, 1996);... Tác giả được nhận giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1969-1970. Năm 2001 đươc tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. 
	Có một nhà thơ từng được ví như “Con chim lửa của Trường Sơn huyền thoại, cây Săng lẻ của rừng già, viên ngọc quý của thơ ca”, nhà thơ đó chính là tác giả Phạm Tiến Duật. 
	Phạm Tiến Duật (1941- 2007), quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Sau khi tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 1964, Phạm Tiến Duật gia nhập quân đội, hoạt động trên tuyến đường Trường Sơn và trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ cứu nước.Thơ Phạm Tiến Duật tập trung thể hiện hình ảnh thế hệ trẻ trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ qua các hình tượng người lính và cô thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Thơ ông có giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc. 
 Các tác phẩm chính: Vầng trăng quầng lửa (thơ, 1970); Thơ một chặng đường (thơ, 1971); Ở hai đầu núi (thơ, 1981); Vầng trăng và những quầng lửa (thơ, 1983); Nhóm lửa (thơ, 1996);... Tác giả đã được nhận: giải Nhất cuộc thi thơ báo Văn nghệ 1969 - 1970. Năm 2001 ông đươc tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. 
Nghệ thuật so sánh 
Yếu tố tự sự 
Yếu tố tự sự 
Biện pháp nghệ thuật: sử dụng liên tưởng, tưởng tượng, so sánh, nhân hóa (ngôi trường tự kể chuyện mình ) 
Vận dụng miêu tả: dáng vẻ của ngôi trường; màu sắc, không gian, hình khối, cảnh vật xung quanh 
Thuyết minh: làm nổi bật đặc điểm của ngôi trường: tên, vị trí địa lý, lịch sử hình thành và phát triển, giáo viên, học sinh, quang cảnh, định hướng phát triển của nhà trường trong tương lai 
Giới thiệu về trường THCS Quảng Thắng 
 - Tập viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả 
- Xem lại toàn bộ phần kiến thức về phần Tập làm văn lớp 9 kì 1 đã ôn tập 
 - Chuẩn bị bài: Ôn tập Tập làm văn (tt). 
 * Phần văn bản tự sự. 
+ Vai trò của yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự 
+ Vài trò của đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự. 
 HƯỚNG DẪN HỌC VÀ CHUẨN BỊ BÀI Ở NHÀ 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_tiet_8283_tong_ket_phan_tap_lam_van.ppt