Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 26 - Tiết118: Viếng lăng Bác (Viễn Phương) - Nguyễn Thụy Sang

Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 26 - Tiết118: Viếng lăng Bác (Viễn Phương) - Nguyễn Thụy Sang

* Các tác phẩm chính:

Mắt sáng học trò.

Nhớ lời di chúc.

Như mây mùa xuân.

Đám cưới giữa mùa xuân .

Giới thiệu:

1.Tác giả:

Tên thật là Phan Thanh Viễn (1928 – 2005), quê ở An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ chống Mỹ.

- Thơ của ông nhỏ nhẹ, giàu tình cảm.

 

ppt 15 trang hapham91 4220
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng môn Ngữ văn Lớp 9 - Tuần 26 - Tiết118: Viếng lăng Bác (Viễn Phương) - Nguyễn Thụy Sang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔVỀ DỰ TIẾT CHUYÊN ĐỀGIÁO VIÊN :NGUYỄN THỤY SANGPHÒNG GD&ĐT VĨNH CỬUTRƯỜNG THCS VĨNH TÂNKiểm tra bài cũ:?Đọc 6 câu thơ đầu bài “Mùa xuân nho nhỏ”và cho biết tác giả đã phác họa hình ảnh thiên nhiên mùa xuân như thế nào?“Mọc giữa dòng sông xanhMột bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơiTôi đưa tay tôi hứng”. Vài nét phác họa về mùa xuân: Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc Vẽ ra được cả không gian cao rộng,màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng,tươi vui.VIẾNG LĂNG BÁC	 ViÔn Ph­¬ng TUẦN 26. TIẾT 118Phan Thanh Viễn (1928 - 2005)Giới thiệu:1.Tác giả: Tên thật là Phan Thanh Viễn (1928 – 2005), quê ở An Giang. Ông là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng miền Nam thời kỳ chống Mỹ.- Thơ của ông nhỏ nhẹ, giàu tình cảm. * Các tác phẩm chính:Mắt sáng học trò.Nhớ lời di chúc.Như mây mùa xuân.Đám cưới giữa mùa xuân .Giới thiệu:Tác giả:Tác phẩm:Phan Thanh Viễn (1928 - 2005)- Năm 1976, công trình lăng chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành. Bấy giờ nhà thơ có dịp ra thăm lăng Bác, xúc động nghẹn ngào Viễn Phương đã viết nên bài thơ này.- In trong tập “ Như mây mùa xuân”II. Tìm hiểu văn bản:1. Đọc:Thể thơ: Bố cục: TỰ DO.Con ở miền Nam ra thăm lăng BácĐã thấy trong sương hàng tre bát ngátÔi ! Hàng tre xanh xanh Việt NamBão táp mưa sa đứng thẳng hàng.Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớKết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...Bác nằm trong giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiềnVẫn biết trời xanh là mãi mãiMà sao nghe nhói ở trong tim!Mai về miền Nam thương trào nước mắtMuốn làm con chim hót quanh lăng BácMuốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đâyMuốn làm cây tre trung hiếu chốn này.Cảm xúc trước không gian, cảnh vật bên ngoài lăng.Cảm xúc trước cảnh đoàn người xếp hàng vào lăng.Cảm xúc khi đã vào lăng.Cảm xúc trước khi ra về, ước mơ của nhà thơ.VIẾNG LĂNG BÁC.Tâm trạng của tác giả khi tới lăng Bác:Con ở miền Nam ra thăm lăng BácĐã thấy trong sương hàng tre bát ngátÔi ! Hàng tre xanh xanh Việt NamBão táp mưa sa đứng thẳng hàng.- Hình ảnh hàng tre là một ẩn dụ biểu tượng cho dân tộc VN bất khuất kiên cường .-Câu đầu như một lời thông báo nhưng chứa đựng xúc động bồi hồi của người con từ miền Nam ra thăm lăng Bác .2. Phân tích:b. Cảm xúc của tác giả trước khi vào lăng:Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớKết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Hình ảnh thực của tự nhiên, của muôn loài, đem lại sức sống cho thế giới.Ẩn dụ: Bác là mặt trời soi sáng cho dân tộc. Bác tồn tại vĩnh cửu trong mỗi người dân.b. Cảm xúc của tác giả trước khi vào lăng:Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăngThấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớKết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Nghệ thuật: điệp ngữ, hình ảnh tả thực xen ẩn dụ vừa nói lên sự vĩ đại của Bác, vừa thể hiện sự tôn kính của nhân dân đối với Bác.c. Cảm xúc của tác giả khi ở trong lăng:Bác nằm trong giấc ngủ bình yênGiữa một vầng trăng sáng dịu hiềnHai câu đầu cho người đọc cảm nhận được khung cảnh êm dịu, thanh bình trong lăng.Vẫn biết trời xanh là mãi mãiMà sao nghe nhói ở trong tim.- Lí trí vẫn trấn an lòng mình rằng: Bác vẫn sống đấy vẫn còn dõi theo Tổ quốc mãi mãi như màu xanh thanh bình trên nền trời tổ quốc. Nhưng con tim nhà thơ và tất cả người dân Việt Nam vẫn nhói đau vì : Bác mất thật rồi.d. Tâm trạng trước khi rời xa lăng:Mai về miền Nam thương trào nước mắtMuốn làm con chim hót quanh lăng BácMuốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đâyMuốn làm cây tre trung hiếu trốn này.Muốn làm: Con chim hót Đóa hoa tỏa hương Cây tre Điệp ngữ (muốn làm) diễn tả tâm trạng lưu luyến , lòng thành kính của tác giả muốn ở mãi bên NgườiThảo luận (3’)Chúng ta bắt gặp hình ảnh hàng tre ở khổ thơ đầu và hình ảnh cây tre ở cuối bài thơ. Vậy hình ảnh này có điểm nào giống nhau và khác nhau?Gợi ý đáp án:- Giống nhau: Nói về con người Việt nam có những phẩm chất tốt đẹp.- Khác nhau: Khổ đầu nói về cả dân tộc Việt Nam; khổ cuối nói về cá nhân tác giả.III. Tổng kết:1. Nghệ thuật:- Bố cục chặt chẽ.- Kết hợp chặt chẽ miêu tả với biểu cảm.- Ngôn ngữ bình dị, hàm súc.Hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, 2. Nội dung:Bài thơ thể hiện tấm lòng thành kính; tình cảm thiêng liêng, niềm xúc động sâu sắc của tác và toàn dân tộc khi vào lăng viếng Bác. 4. Củng cố:Đọc lại bài thơ một cách diễn cảm.? Em thích nhất khổ thơ nào trong bài. Vì sao?? Nghệ thuật nổi bật của bài thơ là gì?Nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp, gợi cảm.Ngôn ngữ bình dị giàu cảm xúc.Giọng điệu trang trọng thành kính.Cả ba ý trên đúng.5. Hướng dẫn về nhà:- Học thuộc lòng bài thơ.- Làm bài tập phần Luyện tập- Phân tích, cảm thụ những hình ảnh đẹp trong bài thơ.- Chuẩn bị bài cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện ( hoặc đoạn trích).

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_mon_ngu_van_lop_9_tuan_26_tiet118_vieng_lang_bac_v.ppt