Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Đọc - hiểu và viết đoạn văn nghị luận

Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Đọc - hiểu và viết đoạn văn nghị luận

Đề 32

Câu 5: Viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ về việc hiện nay nhiều cha mẹ nuông chiều, bao bọc, che chở con quá mức khiến con hư hỏng.

* Hình thức, kĩ năng: Đúng hình thức đoạn văn nghị luận, trình bày mạch lạc, rõ ràng, có tính thuyết phục, hấp dẫn; Không mắc lỗi chính tả

* Nội dung: Bài viết có thể trình bày theo hướng sau

- Câu chủ đề: Giới thiệu về việc cha mẹ bao bọc, nuông chiều con cái khiên con cái dễ hư hỏng (trích câu nói)

- Giải thích : Thế nào là nuông chiều và bao bọc con cái quá mức:

Nuông chiều con cái là hiện tượng cha mẹ luôn làm tất cả mọi điều cho con mà không để chúng phải tự tay làm bất kì việc gì, dù chỉ là những công việc đơn giản, dễ dàng chiều chuộng theo mọi nhu cầu, đòi hỏi của chúng.

- Thực trạng: Hiện tượng này không những diễn ra hằng ngày trong đời sống mà còn là sai lầm của không ít bậc phụ huynh. Họ đáp ứng tất cả những đòi hỏi của con, khi chúng còn nhỏ là những đồ chơi, những món ăn khi chúng lớn lên chút nữa đó là xe đạp điện, thậm chí cả xe máy, điện thoại thông minh, máy tính cấu hình cao Họ không cho con làm những việc đơn giản như quét nhà, rửa bát

- Hậu quả: Sự bao bọc và yêu thương con quá mức của cha mẹ khiến con cái:

+ Dễ bị thật bại khi đương đầu với cuộc sống nhiều thử thách

+ Tạo nên những đứa trẻ ích kỉ luôn coi mình là trung tâm, trịch thượng và coi thường người khác

+ Sống nhút nhát, không dũng cảm và không chịu trách nhiệm với những việc mình làm

+ Dễ bị lôi kéo vào con đường phạm pháp

+ Cuối cùng chúng bất hiếu, vô ơn với cả cha mẹ của mình ( dẫn chứng)

- Nguyên nhân:

+ Do quan điểm giáo dục và yêu thương con cái chưa đúng đắn

+ Do cuộc sống vật chất của con người ngày càng cải thiện khiến cha mẹ luôn muốn bù đắp cho con

+ Do con cái ích kỉ, lười biếng

- Bài học:

+ Nhận thức: Nhận thức được hậu quả của yêu thương, nuông chiều con không đúng cách.

+ Hành động: Cha mẹ cần có phương pháp giáo dục con đứng đắn . Không bao che, dung túng cho con khi mắc lỗi, hãy để con cái giúp đỡ cha mẹ những công việc hàng ngày. Con cái hãy rèn cho mình lối sống tự lập, biết yêu thương giúp đỡ cha mẹ

 

ppt 14 trang hapham91 6353
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn Lớp 9 - Chuyên đề: Đọc - hiểu và viết đoạn văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ 4 ngày 17 tháng 2 năm 2021 (9A, 9C) Chuyên đề: Đọc - hiểu và viết đoạn văn nghị luậnĐề 32Phần I: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Xin các vị đừng quá nuông chiều đến mức thỏa mãn mọi đòi hỏi của con cái. Hãy nhớ rằng con cái chúng ta luôn luôn “được voi, đòi tiên”, bởi vậy chúng ta cần cân nhắc trước yêu sách của con cái. Có thể các vị không thiếu tiền, nhưng ở đây là vấn đề giáo dục, nên có thể thừa tiền vẫn không cho. Trẻ em càng đươc nhận nhiều thì sự biết ơn càng giảm sút, mà đó là điều tối kỵ. Trước hết chúng phải biết ơn cha mẹ mình, biết rằng trong điều kiện kinh tế khó khăn cha mẹ đã vất vả như thế nào để nuôi con ăn học. Sự biết ơn đó chính là một động lực để thúc đẩy các con ra sức học hành.Đối với con cái, nếu “yêu cho roi cho vọt” là quan điểm sai lầm thì “yêu cho ngọt cho bùi” cũng sai lầm không kém.Xin các vị đừng thương các con đến mức không để chúng đụng tay đụng chân làm bất kỳ việc gì, mà dành toàn bộ thời gian cho chúng “dùi mài kinh sử”. Con muốn giúp mẹ làm bếp thì “thôi con đi học bài đi, mẹ làm tý xong ngay”, ăn cơm xong thì “con nghỉ một lúc rồi học bài nhé, để mẹ rửa bát cho”.[ ]Hãy dạy con cái chúng ta có tấm lòng nhân ái, biết làm việc từ thiện dù rất nhỏ và có thái độ thân thiện đối với mọi người. Lòng thương người, tính đôn hậu là tính tốt cơ bản nhất mà mỗi con người nên có. Hãy để cho trẻ con chúng ta biết đến, nghĩ đến biết bao nhiêu hoàn cảnh khó khăn, biết bao số phận cay đắng, biết bao hoàn cảnh ngặt nghèo của rất nhiều người trong xã hội. Đối với những người như vậy một sự chia sẻ về vật chất và tinh thần, một lời động viên, một cử chỉ đồng cảm chính là thể hiện lòng nhân ái đối với họ. Lòng nhân ái trong mỗi người sẽ xóa tan sự đố kị, sự vô cảm, sự thù hận,,, và làm cho trẻ con của chúng ta tốt đẹp và cao thượng hẳn lên.Hãy dạy con cái mình sống nhiều hơn với các thế giới có thật xung quang mình, đang diễn ra hàng ngày để chúng đừng đắm mình và chạy theo thế giới ảo trên các trang mạng. Hãy làm sao để chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự nhiều hơn với người thân trong gia đình chứ đừng suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng. Trong tình hình hiện nay các mạng xã hội trên Internet mang lại nhiều nguy hiểm cho con trẻ chúng ta Xin các vị hãy quan tâm điều này nhiều hơn, đã có rất nhiều trẻ em trở thành hư đốn, thậm chí phạm pháp vì quá mê say với thể giới ảo.” ( Trích thư của PGS Văn Như Cương gửi đến các phụ huynh nhân dịp đầu năm học mới)Chuyên đề: Đọc - hiểu và viết đoạn văn nghị luậnĐề 32Câu 1: Phương thức biểu đạt?Phương thức biểu đật: Nghị luận + Biểu cảmCâu 2: Nêu nội dung chính của đoạn trích?Nội dung: Đoạn trích là lời khuyên của tác giả đối với các bậc phụ huynh trong cách giáo dục con cái : cha mẹ đừng quá nuông chiều con, cũng đừng qua nghiêm khắc với con cái. Cha mẹ hãy dạy con sống biết yêu thương, nhân ái, biết lao động , biết quý trọng cha mẹ và rời xa thế giới ảo Câu 3.1: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu: “Lòng nhân ái trong mỗi người sẽ xóa tan sự đố kị, sự vô cảm, sự thù hận”Câu văn đề cao lòng nhân ái và phê phán thói đố kỵ, ích kỷ, thù hận. Khẳng định sức mạnh của nhân ái sẽ xóa tan hận thù, đố kỵ, vô cảm.+ Lòng nhân ái làm con người sống biết yêu thương quan tâm lẫn nhau; biết chia sẻ niềm vui, nỗi buồn;+ Lòng nhân ái chữa lành những vết thương tâm hồn, giúp con người gần nhau hơn.+ Lòng nhân ái tạo nên một xã hội yêu thương; giúp ta tu dưỡng tính thiện, loại bỏ cái xấu, cái ác; nhân ái giúp ta vị tha và cao thượngChuyên đề: Đọc - hiểu và viết đoạn văn nghị luậnĐề 32Câu 3.2. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nổi bậtnhất trong câu: “Hãy làm sao để chúng nói chuyện, trao đổi, tâm sự nhiều hơn với người thân trong gia đình chứ đừng suốt ngày đuổi theo những ảo ảnh trên mạng.”?- Biện pháp: liệt kê “nói chuyện, trao đổi, tâm sự ”- Tác dụng:+ Tạo nên cách diễn đạt giàu hình ảnh, sinh động, chân thành+ Thái độ tác giả: Đề cao sự giáo dục và quan tâm của cha mẹ đối với sự trưởng thành của con cái.+ Nhấn mạnh cách dạy con của cha mẹ: Hãy gần gũi, chia sẻ, quan tâm hơn với con cái để con có hướng đi đúng đắn trong cuộc đời tránh xa thế giới ảoCâu 4: Thông điệp của văn bản gửi tới bạn đọc là gì?Thông điệp của văn bản gửi tới bạn đọc là gì?- Cha mẹ đừng nuông chiều và thương con quá mức sẽ khiến con trở nên yếu đuối và hư hỏng- Cha mẹ cần có phương pháp nuôi dạy con cho tốt: quan tâm, chia sẻ - Các bậc cha mẹ hãy dạy con tránh xa thế giới ảo, dạy con biết nhân hậu, yêu thương, biết yêu lao động và quý trọng cha mẹ; tránh xa thế giới ảo.- Tình thương là hạnh phúc của mỗi người và mỗi gia đìnhChuyên đề: Đọc - hiểu và viết đoạn văn nghị luậnĐề 32Câu 5: Viết đoạn văn ( khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ về việc hiện nay nhiều cha mẹ nuông chiều, bao bọc, che chở con quá mức khiến con hư hỏng.* Hình thức, kĩ năng: Đúng hình thức đoạn văn nghị luận, trình bày mạch lạc, rõ ràng, có tính thuyết phục, hấp dẫn; Không mắc lỗi chính tả * Nội dung: Bài viết có thể trình bày theo hướng sau- Câu chủ đề: Giới thiệu về việc cha mẹ bao bọc, nuông chiều con cái khiên con cái dễ hư hỏng (trích câu nói)- Giải thích : Thế nào là nuông chiều và bao bọc con cái quá mức:Nuông chiều con cái là hiện tượng cha mẹ luôn làm tất cả mọi điều cho con mà không để chúng phải tự tay làm bất kì việc gì, dù chỉ là những công việc đơn giản, dễ dàng chiều chuộng theo mọi nhu cầu, đòi hỏi của chúng. - Thực trạng: Hiện tượng này không những diễn ra hằng ngày trong đời sống mà còn là sai lầm của không ít bậc phụ huynh. Họ đáp ứng tất cả những đòi hỏi của con, khi chúng còn nhỏ là những đồ chơi, những món ăn khi chúng lớn lên chút nữa đó là xe đạp điện, thậm chí cả xe máy, điện thoại thông minh, máy tính cấu hình cao Họ không cho con làm những việc đơn giản như quét nhà, rửa bát - Hậu quả: Sự bao bọc và yêu thương con quá mức của cha mẹ khiến con cái: + Dễ bị thật bại khi đương đầu với cuộc sống nhiều thử thách+ Tạo nên những đứa trẻ ích kỉ luôn coi mình là trung tâm, trịch thượng và coi thường người khác + Sống nhút nhát, không dũng cảm và không chịu trách nhiệm với những việc mình làm+ Dễ bị lôi kéo vào con đường phạm pháp+ Cuối cùng chúng bất hiếu, vô ơn với cả cha mẹ của mình ( dẫn chứng)- Nguyên nhân: + Do quan điểm giáo dục và yêu thương con cái chưa đúng đắn+ Do cuộc sống vật chất của con người ngày càng cải thiện khiến cha mẹ luôn muốn bù đắp cho con+ Do con cái ích kỉ, lười biếng - Bài học:+ Nhận thức: Nhận thức được hậu quả của yêu thương, nuông chiều con không đúng cách..+ Hành động: Cha mẹ cần có phương pháp giáo dục con đứng đắn . Không bao che, dung túng cho con khi mắc lỗi, hãy để con cái giúp đỡ cha mẹ những công việc hàng ngày. Con cái hãy rèn cho mình lối sống tự lập, biết yêu thương giúp đỡ cha mẹ Thứ 4 ngày 17 tháng 2 năm 2021 Chuyên đề: Đọc - hiểu và viết đoạn văn nghị luậnĐề 33 “ Câu chuyện về cậu học trò Phạm Trọng Đạt, lớp 6/1 Trường THCS Long An (xã Long An, H.Long Thành) dùng tay hốt rác ở miệng cống ven đường là một câu chuyện đẹp, một hành động tử tế khiến cộng đồng mạng không ngớt lời khen ngợi. Một việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa lớn vì hiện nay rác thải đầy nghẹt cống thoát nước là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây tình trạng ngập trên nhiều tuyến đường vào mùa mưa.Cậu học trò nhỏ đã được nhà trường, chính quyền địa phương khen thưởng là rất xứng đáng nhưng theo tôi một phần thưởng vô hình khác còn lớn hơn nữa, đó là em đã tạo được một hình ảnh đẹp trong lòng biết bao người. Từ hành động đẹp của em khiến không ít người phải hổ thẹn về hành động xấu xí của mình khi tiện tay vứt rác bừa bãi ra đường,ở nơi công cộng,đổ rác xuống sông ngòi,ao hồ . Đây cũng là dịp để nhiều người nhìn lại về ý thức giữ gìn môi trường, nhất là tại những nơi công cộng.Cảm ơn hành động đẹp của cậu học trò nhỏ. Theo tôi, đây là một tấm gương sáng không chỉ tuyên dương mà còn nhân rộng hành động đẹp trong cộng đồng, nhất là trong trường học để ngày càng có nhiều hành động đẹp, ý nghĩa cùng tham gia bảo vệ, giữ gìn môi trường sống ngày càng trong lành, sạch đẹp hơn.” 	 (Báo Đồng Nai-tháng 10/2020)Thứ 4 ngày 17 tháng 2 năm 2021 Chuyên đề: Đọc - hiểu và viết đoạn văn nghị luậnCâu 1(0.5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.PTBĐ chính:Nghị luận.Nội dung chính của đoạn trích: Đoạn trích nói về một cậu học trò nhỏ’là tấm gương sáng trong việc bảo vệ môi trường. Từ đó kêu gọi mọi người chung tay góp sức bảo vệ môi trường sống Câu 2(0.5đ): Nêu nội dung chính của đoạn trích.Câu 3(1đ): Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật đặc sắc nhất trong câu văn sau: “Từ hành động đẹp của em khiến không ít người phải hổ thẹn về hành động xấu xí của mình khi tiện tay vứt rác bừa bãi ra đường, ở nơi công cộng, đổ rác xuống sông ngòi, ao hồ .”- Xác định biện pháp nghệ thuật đặc sắc:Liệt kê:” vứt rác bừa bãi ra đường,ở nơi công cộng,đổ rác xuống sông ngòi,ao hồ .”(0.25đ)- Tác dụng: + phép liệt kê có tác dụng diễn tả đầy đủ sâu sắcđồng thời nhấn mạnh làm nổi bật những việc làm xấu xí vô ý thức,thiếu văn hóa của một số người trong việc bảo vệ môi trường sống.+ Thể hiện thái độ phê phán lên án bất bình của nhà văn trước những hành động đó.+ Tạo ra cách diễn đạt sâu sắc có tác dụng nhấn mạnh và gây ấn tượng với người đọc.( 0.75đ)Đề 33Thứ 4 ngày 17 tháng 2 năm 2021 Chuyên đề: Đọc-hiểu và viết đoạn văn nghị luậnCâu 4(1đ ):Nêu những bài học cuộc sống rút ra từ đoạn trích trên.Học sinh rút ra được một số bài học nhận thức sau:- Không vứt rác bừa bãi,phải vứt rác đúng nơi quy định,có ý thức bảo vệ môi trường sống luôn xanh,sạch,đẹp- Có những việc làm tốt góp phần bảo vệ môi trường như vệ sinh sạch sẽ nơi ở,trường lớp,đường làng ngõ xóm;tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ môi trường do nhà trường và địa phương tổ chức.- Nhắc nhở động viên những người xung quanh nêu cao ý thức bảo vệ môi trường.- Không phá hoại cây xanh,hưởng ứng nhiệt tình Tết trồng cây.(Mỗi bài học nhận thức đúng được 0.25 điểm,tổng điểm không quá 1đ.học sinh có thể rút ra những bài học nhận thức khác miễn sao hợp lý).Đề 33Câu 5(2đ):Viết một đoạn văn (độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về những việc làm tốt góp phần bảo vệ moi trường ở địa phương em.Thứ 4 ngày 17 tháng 2 năm 2021 Chuyên đề: Đọc-hiểu và viết đoạn văn nghị luậna. Hình thức,kĩ năng ( 0.5 đ)-Viết đúng hình thức đoạn văn,đảm bảo dung lượng,trình bày sạch sẽ chữ viết rõ ràng ít mắc lỗi chính tả 0.25đ.b.Nội dung (1.5đ).Học sinh cần đảm bảo những ý sau.*Biểu hện của những việc làm tót góp phần bảo vệ môi trường ở địa phương em(0.5đ).-Dọn vệ sinh đường làng ngõ xóm,khu công cộng.-Vứt rác ở sông ngòi ao hồ,khơi thông cống rãnh thoát nước.- Thu gom rác, đổ rác đúng nơi quy định.- Biểu dương khen thưởng những tập thể cá nhân có việc làm tốt ý thức bảo vệ môi trường.- Thực hiện phong trào nói không với nilon,rác thải nhựa,thay thế bằng những vật liệu thân thiện với môi trường như giấy lá tre.Lưu ý:Học sinh có thể nêu những biểu hiện khác miễn sao hợp lý(Mỗi biểu hiện đúng đạt 0.25đ,tổng điểm không quá 0.5đ.Đề 33* ý nghĩa (0.5đ).-Góp phần bảo vệ môi trường luôn xanh, sạch, đẹp.-Góp phần bảo vệ sức khỏe của chính người dân.-Nêu gương tốt để mọi người noi theo.Mỗi ý đúng 0,25đ tổng điểm không quá 0.5.* Bài học nhận thức và hành động cho bản thân(0.5đ)- Học sinh nêu một số bài học nhận thức:+ Không vứt rác bừa bãi.+Tham gia tích cực vào các hoạt động bảo vệ moi trường.+ Nhắc nhở động viên những người xung quanh bảo vệ môi trường.Câu 5(2đ):Viết một đoạn văn (độ dài khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về những việc làm tốt góp phần bảo vệ moi trường ở địa phương em.Chuyên đề: Đọc-hiểu và viết đoạn văn nghị luậnĐề 33Chuyên đề: Đọc - hiểu và viết đoạn văn nghị luậnĐề 34PHẦN I: Đọc - hiểu ( 3 điểm )Hãy đọc kĩ văn bản sau đây và lần lượt trả lời các câu hỏi bên dưới. “Một doanh nhân giàu có đang đi bộ dọc trên phố. Ông ta đi khá nhanh, quan sát những đứa trẻ đang chơi đùa cạnh chiếc ôtô đang đỗ, và tìm chiếc xe của mình trong bãi đổ xe. Ông lo lắng và hi vọng chiếc xe của mình không bị làm sao, khi mà bọn trẻ nghịch ngợm cứ đùa như thế. Khi đến gần chiếc xe của mình, ông không thấy đứa trẻ nào. Nhưng bỗng một viên gạch to lao thẳng vào xe của ông và làm vỡ tan cửa sổ ôtô. Ông ta vội chạy theo hướng, nơi mà từ đó viên gạch bay ra. Ông tóm ngay thằng bé đang đứng đúng cái chỗ mà ông phán đoán là hòn gạch bay ra, quát nó: - Mày là đứa nào? Mày đang làm cái quái quỉ gì thế hả? Sao mày lại làm thế? - Ông ơi! Cháu xin lỗi - Đứa bé khóc - Cháu không biết làm thế nào khác . Cháu ném hòn gạch vì không ai khác dừng lại cả. Thằng bé tiếp tục khóc thút thít, làm cả khuôn mặt và áo nó ướt đẫm. Nó chỉ ra cạnh cái ôtô đang đỗ. - Kia là em cháu. Nó bị ngã khỏi cái xe lăn của nó. Cháu yếu quá không thể nhấc nó lên trở lại được  Vừa khóc thằng bé vừa nói tiếp: - Ông có thể làm ơn giúp cháu nhấc nó lên xe không? Nó đau lắm mà cháu không làm gì được  Xúc động hơn cả lời nói, doanh nhân kia cố gắng giấu đi giọt nước mắt của mình. Ông bế đứa bé bị ngã lên cái xe lăn của nó và rút khăn tay ra lau những chỗ bị xước nhỏ. - Cảm ơn ông, cầu chúa phù hộ cho ống! - Đứa bé thì thầm đầy lòng biết ơn. Doanh nhân đó nhìn đứa bé đẩy chiếc xe lăn cho em nó dọc phố về nhà. Ông quay lại chiếc xe của mình - đi rất chậm. Ông không bao giờ sửa cái cửa sổ xe bị vỡ ấy. Ông đã từng nghĩ là một người thông thái không bao giờ đi quá nhanh trong cuộc sống. Và bây giờ ông giữ cái cửa sổ vì nó đáng giá để nhắc nhở ông điều đó. Đừng đi quá nhanh đến mức người khác phải ném cả một viên gạch vào bạn chỉ để có được sự chú ý của bạn. Luôn có những lời thì thầm trong tâm hồn và trái tim bạn. Khi mà bạn không có thời gian để lắng nghe, cuộc sống buộc phải ném một viên gạch vào bạn. Và đó là sự lựa chọn của bạn: “Lắng nghe lời thì thầm hoặc đợi một viên gạch.” (Theo Songdep.xitrum.net- Sống đẹp tập II, NXB Giáo dục Việt Nam, trang 124)Chuyên đề: Đọc - hiểu và viết đoạn văn nghị luậnCâu 1 (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự Câu 2 (0,5 điểm) Nội dung chính của văn bản trên là gì?- Nội dung chính: Câu chuyện nhắc nhở mọi người cần phải sống chậm lại để cảm nhận cuộc sống, để quan tâm, đồng cảm, chia sẻ với mọi người xung quanh Câu 3 (1 điểm): Em hiểu gì về ý nghĩa của chi tiết: “Khi mà bạn không có thời gian để lắng nghe, cuộc sống buộc phải ném một viên gạch vào bạn.”?- Ý nghĩa của chi tiết: + Nêu lên một thực trạng đang rất phổ biến: Cuộc sống quá bộn bề nhiều mối lo toan cho lợi ích cá nhân nên con người ta thường không có thời gian để quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh, đặc biệt là những con người gặp khó khăn, bất hạnh.+ Vì thế đến một lúc nào đó, trước sự tác động mạnh của hoàn cảnh, chúng ta sẽ giật mình và nhận ra không nên chỉ nghĩ cho bản thân mà còn phải nghĩ cho người xung quanh ta nữa.Đề 34Chuyên đề: Đọc - hiểu và viết đoạn văn nghị luậnCâu 4 (1 điểm)Thông điệp được gửi gắm từ câu chuyện trên là gì?* Thông điệp: - Thời gian không chờ đợi ai cả, nhưng khi nó đã đi qua thì không trở lại bao giờ. Có những lúc ta cần phải đi chậm lại để lắng nghe, cảm nhận cuộc sống xung quanh ta; bởi nếu không, một ngày nào đó ta sẽ giật mình vì "một viên gạch".- Hãy sống không chỉ vì chính mình mà còn phải nghĩ cho người xung quanh ta nữa, phải quan tâm, đồng cảm, chia sẻ với những người xung quanh, đặc biệt là những con người gặp khó khăn, bất hạnh.Câu 5 (2đ): Từ văn bản đọc hiểu trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến “Phải biết lắng nghe”.Yêu cầu về hình thức:+ Viết đúng hình thức đoạn văn +Vấn đề nghị luận: Trình bày suy nghĩ về ý kiến “Phải biết lắng nghe”.+ Đảm bảo dung lượng theo yêu cầu, diễn đạt mạch lạc, trôi chảy; lập luận chặt chẽ; hạn chế mắc lỗi về câu, không sai chính tả.Đề 34Chuyên đề: Đọc - hiểu và viết đoạn văn nghị luậnCâu 5 (2đ): Từ văn bản đọc hiểu trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến “Phải biết lắng nghe”.- Mặt trái: Nhưng hiện nay trong xã hội, vẫn còn có những người không biết lắng nghe: tự cao tự đại, bảo thủ, thờ ơ, vô cảm, không biết cảm thông, chia sẻ với khó khăn, bất hạnh của người khác. Họ thật đáng phê phán.- Bài học nhận thức, hành động:+ Cần nhận thức được “biết lắng nghe” có vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người.+ Mỗi người cần phải có ý thức rèn luyện năng lực “lắng nghe”.+ Biết lắng nghe một cách chân thành, cầu thị để có thể chia sẻ, đồng cảm với người khác và làm cho cuộc sống của mình ngày càng có ý nghĩa hơn.* Kết thúc vấn đề: Tóm lại, biết lắng nghe có ý nghĩa quan trọng trong đời sống nên chúng ta cần rèn cho mình năng lực “biết lắng nghe”.Đề 34Chuyên đề: Đọc - hiểu và viết đoạn văn nghị luậnYêu cầu về nội dung: * Nêu vấn đề: Từ văn bản trên, ta hiểu được trong cuộc sống, con người cần “Phải biết lắng nghe”.- Giải thích khái niệm: + Biết lắng nghe là cách dùng tai và dùng cả lí trí, tình cảm để tìm hiểu về con người và thế giới xung quanh+ Lắng nghe để hiểu, đồng cảm, cảm nhận, sẻ chia.. với người khác trong cuộc sống.- Bàn luận: - Biết lắng nghe là biết thể hiện sự quan tâm, mong muốn được đồng cảm, sẻ chia và thấu hiểu với những tâm tư, tình cảm của người khác. Chính sự lắng nghe đó làm cho người nói giải tỏa căng thẳng, buồn bực, muộn phiền trong cuộc sống; cảm thấy thoải mái, thanh thản hơn.- Lắng nghe là nền tảng quan trọng để con người có thể sẵn sàng giúp đỡ, cưu mang, dang tay đón nhận người khác trong hoàn cảnh khó khăn.- Nếu thiếu đi sự lắng nghe trong cuộc sống, con người sẽ dần xa cách nhau, trở nên chai sạn trong cảm xúc, thờ ơ, vô cảm với chính bản thân và mọi người xung quanh.- Biết lắng nghe con người có thể thấy được những nhận xét, đánh giá của người khác về bản thân, có cái nhìn khách quan, toàn diện về bản thân từ đó phát huy mặt mạnh, hạn chế, khắc phục mặt yếu.Câu 5 (2đ): Từ văn bản đọc hiểu trên, hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về ý kiến “Phải biết lắng nghe”.Đề 34

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_lop_9_chuyen_de_doc_hieu_va_viet_doan_van.ppt